"Hợp cẩn giao bôi"

TTCT - Trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt nói riêng, người phương Đông nói chung, có tục “hợp cẩn giao bôi” - một trong những nghi thức quan trọng, được gửi gắm nhiều ước vọng hòa hợp, phồn sinh.

Phóng to
Giàn hồ lô
TTCT - Trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt nói riêng, người phương Đông nói chung, có tục “hợp cẩn giao bôi” - một trong những nghi thức quan trọng, được gửi gắm nhiều ước vọng hòa hợp, phồn sinh.

Có lẽ ai cũng hiểu được ý nghĩa này của phong tục, song dường như ít ai quan tâm và đặt câu hỏi “cẩn” là cái gì, và vì sao là “hợp cẩn”? Trên thực tế, chiếc “cẩn” là một nửa thân vỏ quả hồ lô khô (xẻ đôi) dùng thay thế cho bôi, cốc đựng rượu khi tiến hành nghi lễ. Do vậy, “cẩn” có nguồn gốc từ chiếc hồ lô tự nhiên.

Phóng to
Bình hồ lô
Trong tự nhiên, hồ lô quả có hai loại hình dáng đặc thù: loại có thân phình to, cuống dài và loại có hai phần thân (trên, dưới) phình ra, giữa có eo nhỏ. Cả hai loại hồ lô này được dân gian ví như hình ảnh của người phụ nữ có mang nên từ xa xưa quả hồ lô mang trên mình ý nghĩa biểu trưng của sự sinh sôi. Bổ đôi một quả hồ lô khô và rỗng ruột ra sẽ có hai dụng cụ đặc biệt, mỗi cái là một chiếc “cẩn” (còn gọi là “bao cẩn”). Trong hôn nhân truyền thống, người ta rót rượu vào “cẩn” và tiến hành nghi thức “hợp cẩn giao bôi”. Như vậy, “cẩn” sẽ chỉ trở nên có ý nghĩa khi hai chiếc hợp vào thành một (thành hồ lô = hòa hợp, sinh sôi), cũng như cuộc hôn nhân chỉ có hạnh phúc và phồn sinh thật sự khi cả hai cùng hòa thành một gia đình đầm ấm, trọn vẹn.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận