Mùa nước nổi, về đồng…

TẤN ĐỨC 31/10/2013 22:10 GMT+7

TTCT - Nếu như người dân miền Trung sợ lũ vì những tàn phá của nó trong mùa mưa bão cuối năm (đọc bài “Sống chung với lũ dữ“ trang 20-21), thì người dân miền Tây Nam bộ luôn chờ đợi lũ vì những nguồn lợi đáng kể của mùa nước nổi, mặc dù có vài bất tiện trong sinh hoạt thường nhật.

Gia đình ông Lê Văn Vẹn (ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú) có thể thu về vài chục triệu đồng trong mấy tháng mùa lũ nhờ khai thác ba miệng đáy

Năm nay, người miền Tây đã có một mùa “lũ đẹp” khi đầu tháng 10, đỉnh lũ trên sông Tiền tại Tân Châu xấp xỉ 4,4m, trên sông Hậu tại Châu Đốc 3,8m (cận mức báo động 3). Đây cũng là thời điểm người dân vùng đầu nguồn An Giang tất bật vào vụ khai thác “sản vật mùa nước nổi”.

Lũ dâng ngập đồng, bông súng sinh sôi nhanh. Một gia đình sống dọc kênh Vĩnh Tế từ 2-3 lao động, sau một ngày đi vớt bông súng bằng xuồng máy có thể kiếm được vài ba triệu đồng. Hạ tuần tháng 10, khi lũ vùng đầu nguồn An Giang bắt đầu xuống nhanh, người dân kéo ra đồng, ra sông đặt đáy, giăng lưới, quăng chài, đặt lú bắt cá.

Mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long thường kết thúc vào tháng 11.

Thu mua bông súng bên bờ kênh Vĩnh Tế. Từ đây, sản vật mùa nước nổi tỏa đi các chợ trong và ngoài tỉnh An Giang, lên tận TP.HCM

Một mẻ đáy thu hoạch được hàng chục ký cá tươi

Gia đình bà Hồng (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên) mỗi ngày hái được 130-150 bó bông súng, bán lại cho thương lái với giá 10.000-12.000 đồng/bó, kiếm được gần 1,5 triệu đồng/ngày

Quay đáy để thu hoạch cá

Nghề đánh cá mùa lũ nuôi sống gia đình ông Tư Be (55 tuổi) ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú

Một góc chợ cá “âm phủ” trên bến dưới ghe ở chân cầu Tha La (huyện Tịnh Biên) chỉ hoạt động từ 2g-5g sáng trong mùa nước nổi

Một trong những chợ đầu mối của cư dân làm nghề đánh bắt cá ở vùng tứ giác Long Xuyên

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận