06/05/2023 09:23 GMT+7

Ngắm nguyệt thực đầu tiên năm 2023

Nguyệt thực nửa tối đêm 5-5 cho người xem cảm giác Mặt trăng đang nấp sau một mảnh vải voan đen huyền ảo.

Ngắm nguyệt thực đầu tiên năm 2023 - Ảnh 1.

Người dân ngắm nguyệt thực tại Srinagar (Ấn Độ) tối 5-5 càng có thêm cảm giác mờ ảo khi Mặt trăng được bao phủ bởi một lớp mây mỏng - Ảnh: LIVEMINT

Tối 5-5, những người đam mê thiên văn ở châu Á và Úc có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực đầu tiên trong năm 2023. Từ mặt đất, có thể nhìn thấy Mặt trăng giảm độ sáng trong khoảng 4 giờ liền, tạo nên những khung cảnh mờ ảo ở nhiều nơi.

Nguyệt thực tối qua là nguyện thực nửa tối, xảy ra khi Mặt trăng bị bóng của Trái đất che phủ vào những ngày trăng tròn. Tuy nhiên, Mặt trăng không nằm chính giữa đường thẳng giữa Mặt trời và Trái đất, mà lại lệch đi một chút.

Lúc này, Mặt trăng đi vào vùng bóng bên ngoài của Trái đất, được gọi là vùng nửa tối (penumbra). Đây là nơi mà Trái đất che khuất một phần đĩa Mặt trời, không phải toàn bộ.

Ở vùng nửa tối, Mặt trăng chỉ nhận được ít ánh sáng hơn từ Mặt trời. Khi nhìn bằng mắt thường, Mặt trăng sẽ trông tối đi nhưng không "biến mất", giống như đang được phủ bởi một lớp vải voan đen.

Ngắm nguyệt thực đầu tiên năm 2023 - Ảnh 2.

Ánh trăng mờ ảo trong nguyệt thực in bóng trên một mái nhà trang trí theo kiểu cổ tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh chụp khi thời gian vừa chuyển sang ngày 6-5 - Ảnh: AP

Đó là khác biệt giữa hiện tượng nguyệt thực nửa tối so với nguyệt thực toàn phần. Với nguyệt thực toàn phần, vì bị che khuất hoàn toàn trong vùng bóng tối của Trái đất. Người quan sát sẽ thấy Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ, còn được gọi là "trăng máu".

Tùy vào điều kiện thời tiết, hiện tượng nguyệt thực nửa tối vừa qua có thể nhìn thấy toàn bộ từ khu vực Đông Phi, bán đảo Ả Rập đến Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, New Zealand…

Một phần Nam Cực và khu vực Siberia của Nga cũng nhìn thấy được sự kiện. Các nước châu Âu chỉ thấy được một phần hiện tượng.

Ngắm nguyệt thực đầu tiên năm 2023 - Ảnh 3.

Người quan sát có cảm giác Mặt trăng giảm độ sáng trong suốt quá trình nguyệt thực tối 5-5 rạng sáng 6-5 (ảnh chụp tại thành phố Kolkata, Ấn Độ) - Ảnh: AP

Ngắm nguyệt thực đầu tiên năm 2023 - Ảnh 4.

Nguyệt thực ghi nhận tại Trung tâm Khoa học khu vực Bhuj (Ấn Độ) - Ảnh: RSC BHUJ

Ngắm nguyệt thực đầu tiên năm 2023 - Ảnh 5.

Toàn bộ quá trình nguyệt thực được quan sát tại Manila (Philippines) - Ảnh: LIVEMINT

Ngắm nguyệt thực đầu tiên năm 2023 - Ảnh 6.

Mặt trăng chụp tại Tuscany (Ý) tối 5-5 - Ảnh: VTP

Mặt trăng vào giai đoạn nguyệt thực tại TP.HCM (Việt Nam), ảnh chụp lúc 0h26 ngày 6-5 - Ảnh: HỮU HẠNH

Mặt trăng vào giai đoạn nguyệt thực tại TP.HCM (Việt Nam), ảnh chụp lúc 0h26 ngày 6-5 - Ảnh: HỮU HẠNH

Mặt trăng nguyệt thưc tại TP.HCM (Việt Nam) lúc 0h50, sáng 6-5 - Ảnh: T.T.D.

Mặt trăng nguyệt thưc tại TP.HCM (Việt Nam) lúc 0h50, sáng 6-5 - Ảnh: T.T.D.

Lúc 00h35, ngày 6-5 hiện tượng trăng nguyệt thực xuất hiện rõ nét tại TP. Hà Nội (Việt Nam) - Ảnh: DANH KHANG

Lúc 00h35, ngày 6-5 hiện tượng trăng nguyệt thực xuất hiện rõ nét tại TP. Hà Nội (Việt Nam) - Ảnh: DANH KHANG

Sau nguyệt thực là mưa sao băng

Mưa sao băng Eta Aquarids dự kiến có thể quan sát trong đêm 6 và rạng sáng 7-5. Đây là mưa sao băng trung bình, xảy ra tại chòm sao Aquarius.

Do gần trùng với thời điểm trăng tròn (sau đêm có nguyệt thực nửa tối), ánh sáng trăng sẽ làm giảm khả năng quan sát của bạn.

Nếu thời tiết thuận lợi, bạn có thể thấy được một số vệt sáng của hiện tượng này trên những khu vực xa trung tâm nơi có Mặt trăng.

Ngày 19-11 có nguyệt thực dài nhất trong 580 năm quaNgày 19-11 có nguyệt thực dài nhất trong 580 năm qua

TTO - Nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm qua sẽ diễn ra vào ngày 19-11 và sẽ được nhìn thấy từ Bắc Mỹ và Thái Bình Dương, Tây Âu, miền Đông nước Úc, New Zealand và Nhật Bản.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên