"Phong Nha ơi, mở ra"

TTCN - Đã hơn nửa năm trôi qua kể từ buổi chiều ngày 2-7-2003 tại Paris, Hội đồng di sản của UNESCO bỏ phiếu quyết định công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng (PN-KB) là di sản thiên nhiên thế giới (DSTNTG). Ngày 15-2 này nhân dân Quảng Bình sẽ tổ chức một lễ hội qui mô và hoành tráng để đón bằng công nhận của UNESCO. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những giá trị độc đáo của PN-KB mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Quảng Bình phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.


Đá cổ Phong Nha

TTCN - Đã hơn nửa năm trôi qua kể từ buổi chiều ngày 2-7-2003 tại Paris, Hội đồng di sản của UNESCO bỏ phiếu quyết định công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng (PN-KB) là di sản thiên nhiên thế giới (DSTNTG). Ngày 15-2 này nhân dân Quảng Bình sẽ tổ chức một lễ hội qui mô và hoành tráng để đón bằng công nhận của UNESCO. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những giá trị độc đáo của PN-KB mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Quảng Bình phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.


Bà Phạm Thị Bích Lựa - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, trưởng ban chỉ đạo Lễ đón nhận bằng công nhận DSTNTG PN-KB - đã có cuộc trò chuyện với TTCN.


Bà Phạm Thị Bích Lựa

* Thưa bà, sau khi vườn quốc gia PN - KB được công nhận là DSTNTG, Quảng Bình đã làm gì để PN - KB xứng đáng với danh hiệu đó?



Ảnh: Tam Thái

- Vườn quốc gia PN - KB được công nhận DSTNTG là vinh dự lớn lao, đồng thời cũng đặt ra cho nhân dân Quảng Bình một trách nhiệm hết sức nặng nề, bởi được công nhận là DSTNTG đã khó nhưng giữ được mãi sự công nhận đó lại càng khó hơn.

Trong thời gian qua tỉnh Quảng Bình cùng các ngành chức năng của trung ương lập qui hoạch tổng thể và chi tiết vườn quốc gia PN - KB. Trước mắt, chúng tôi tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân trong tỉnh và vùng đệm Phong Nha tự giác bảo vệ di sản; có chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm khai thác tiềm năng du lịch của PN - KB.

* Việc PN - KB được công nhận là DSTNTG sẽ có tác động cụ thể như thế nào đối với kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình? Đặc biệt là với việc phát triển du lịch?

- Chương trình phát triển du lịch được coi là chương trình mũi nhọn trong bốn chương trình kinh tế trọng điểm của Quảng Bình nên việc PN - KB được công nhận là DSTNTG có tác động lớn đến nền kinh tế - xã hội của tỉnh. PN - KB đang mở ra cho Quảng Bình một triển vọng lớn về khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh, tăng nguồn thu, tạo việc làm phát triển dịch vụ du lịch, ngành nghề truyền thống, tạo thị trường cho đầu ra các đặc sản của địa phương...

Ảnh: N.C.T.

Từ nguồn khách đến PN - KB, ngành du lịch sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc nối thêm các tour, tuyến du lịch khác trong tỉnh, với các tỉnh trong nước (trong tour Con đường di sản miền Trung) và ngoài nước (theo quốc lộ 12A sang Lào, Thái Lan...) để khai thác thế mạnh du lịch của tỉnh mà DSTNTG PN - KB là một điểm nhấn hết sức quan trọng.

* Bà có thể cho biết những dự án đang được đầu tư vào PN - KB? Liệu những công trình này có ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường nhạy cảm của một DSTNTG?

- Hiện nay công trình khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng PN - KB của Công ty Cividec với tổng vốn đầu tư trên 300 tỉ đồng thật sự đã đem lại tín hiệu vui cho du lịch nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Nó góp phần khai thác tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân vùng đệm PN - KB, tạo sự cuốn hút, hấp dẫn du khách đến đây.


KTS Đặng Đức Dục - giám đốc Sở Xây dựng Quảng Bình:

“...Trong chuyến thăm tỉnh trong năm 2003, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ rõ: với tầm quan trọng của Phong Nha thì việc qui hoạch, thiết kế khu vực này nên thuê các nhà tư vấn nước ngoài làm thì mới bảo đảm về tính bền vững và lâu dài. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp xin vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở Phong Nha (tỉnh đã cấp phép cho hai đơn vị). Kiến trúc của các công trình trong khu di sản làm sao phải phù hợp, hài hòa với cảnh quan núi rừng Phong Nha. Theo tôi, muốn có được qui hoạch và thực hiện qui hoạch, thiết kế Phong Nha tốt thì phải có một bàn tay sắt để quản lý chuyện này”.

Đối với PN - KB, vấn đề bảo đảm môi trường, cảnh quan đã, đang và sẽ được chú trọng bởi chúng tôi xem đó là nhiệm vụ hàng đầu trong việc bảo vệ và khai thác tiềm năng du lịch của di sản.


Nâng cao nhận thức của người dân, tạo ý thức tự giác bảo vệ môi trường, đồng thời chúng tôi cũng bố trí một nguồn kinh phí để xây dựng, nâng cấp các công trình vệ sinh công cộng, thu gom rác thải, xây dựng bãi rác đạt tiêu chuẩn, có hệ thống nước sạch và triển khai trồng cây xanh dọc bờ sông Son.

* Theo chúng tôi được biết, vịnh Hạ Long sau 10 năm được công nhận là DSTNTG thì lượng khách quốc tế đã tăng 20 lần (từ 26.000 khách năm 1983 tăng lên 500.000 khách năm 2002), tỉnh có những tiên liệu gì để đáp ứng khi tình trạng khách đến PN-KB tăng vọt?

- Năm 2003, số lượng khách du lịch đến Quảng Bình gần 500.000 người, tăng 285% so với năm 2002, trong đó lượng du khách đến Phong Nha chiếm khoảng 90%.

Chúng tôi đang kêu gọi, động viên, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn; đồng thời giao cho Sở Thương mại - du lịch tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phục vụ tốt khách du lịch và kinh doanh có hiệu quả.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 69 nhà nghỉ, khách sạn (trong đó, thị xã Đồng Hới có 65), có thể phục vụ trên 20.000 du khách/ngày. Các khách sạn đạt tiêu chuẩn cao hiện nay Quảng Bình vẫn còn thiếu, nhưng tương lai trong một vài năm tới sẽ cung ứng đầy đủ theo nhu cầu của du khách.


Dự án khu nghỉ mát, giải trí sinh thái Phong Nha của Cividec


P
Theo đề án, khu nghỉ mát, giải trí sinh thái ở Phong Nha gồm có hai khu vực bố trí ở tả ngạn và hữu ngạn sông Son. Vùng tả ngạn có diện tích 40ha được chia làm: khu trung tâm (gồm quảng trường, tượng đài biểu tượng), khu nghỉ dưỡng (phục vụ lễ hội dân gian, khối nhà ở biệt thự cao cấp, khối nhà ở gia đình), khu tham quan giải trí sinh thái liên hoàn bao quanh chân núi (như một công viên sinh thái thu nhỏ, tái tạo hình ảnh Quảng Bình, Phong Nha...).


Khu vực hữu ngạn rộng trên 7ha là nơi xây dựng khu dịch vụ giải trí, khu lưu trú vui chơi, các khách sạn đặc biệt, bãi đỗ xe, các công trình phụ trợ khác... Vị trí được lựa chọn xây dựng là từ km số 0 đường 20 (bắt đầu từ đường Hồ Chí Minh) đến dọc hai bờ sông Son (xem qui hoạch chi tiết).


Tin bài liên quan:

* Phong Nha - Kẻ Bàng: chiếc chìa khóa mở cửa kho báu..* Một lễ hội qui mô và hoành tráng* Đệ nhất kỳ quan * Quảng Bình tưng bừng lễ hội * Thêm một dự án về du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận