Xe
28/04/2024 06:54 GMT+7

Cơ sở đào tạo tự biên soạn giáo trình lý thuyết dạy lái xe được không?

Với hai quy định khác biệt về môn học nêu trên của thông tư, có thể thấy rằng việc xây dựng nội dung chi tiết cũng như biên soạn giáo trình hai môn học (5) và (6) là khó khăn thực sự với cơ sở đào tạo lái xe.

Ảnh minh họa sát hạch lái xe: India

Ảnh minh họa sát hạch lái xe: India

Có nhiều thay đổi sẽ diễn ra với đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1-6-2024, theo quy định của thông tư số 05/2024/TT-BGTVT, trong đó có phần lý thuyết lái xe. Tuy nhiên, vẫn chưa thể biết được có 5 hay 6 môn học trong phần này, căn cứ vào nội dung của thông tư.

Do vậy, việc biên soạn nội dung chi tiết và giáo trình môn học, quy định cho cơ sở đào tạo lái xe, sẽ khó có khả năng thực hiện được.

Cơ sở đào tạo tự biên soạn giáo trình lý thuyết dạy lái xe được không?- Ảnh 2.

Nội dung đào tạo lý thuyết lái ô tô (B1TĐ, B1CK là hạng B1 số tự động và số cơ khí)

Đào tạo lý thuyết: 5 môn học và 1 nội dung

"Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo" lý thuyết lái ô tô, các hạng giấy phép lái xe học mới, được quy định trong nội dung chính của thông tư gồm 6 mục.

Sau khi học xong, sẽ tổ chức "Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết (nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: pháp luật giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; nghiệp vụ vận tải; đạo đức, văn hóa giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia và phòng chống cháy nổ, cứu nạn và cứu hộ khi tham gia giao thông) và mô phỏng các tình huống giao thông".

Như vậy, có thể hiểu rằng có 5 môn học (mục 1-5) và 1 nội dung lý thuyết (mục 6). Trong đó, 5 môn học sẽ kiểm tra chung một bài bằng bộ câu hỏi sát hạch, còn nội dung mô phỏng các tình huống giao thông thì kiểm tra trên máy vi tính, theo chương trình lập sẵn như hiện nay.

Không còn quy định kiểm tra kết thúc từng môn học lý thuyết, như trong giáo dục nghề nghiệp, đã và đang thực hiện từ trước đến nay.

Khung chương trình đào tạo lái xe: 6 môn học

Tại phần phụ lục của thông tư, quy định về "khung chương trình đào tạo lái xe ô tô" có 6 môn học là (1) Pháp luật giao thông đường bộ, (2) Cấu tạo và sửa chữa thông thường, (3) Nghiệp vụ vận tải, (4) Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông, (5) Kỹ thuật lái xe và (6) Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Sự khác biệt ở đây là tên gọi môn học (4), môn học và nội dung lý thuyết (6) trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật.

Tại "khung chương trình đào tạo lái xe ô tô", không quy định thời lượng hay việc kiểm tra mà trong từng môn học lại có (i) Mục đích, yêu cầu và (ii) Nội dung chương trình môn học được chia thành chương, phần.

Do đó, không xác định được thời lượng của môn học Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Cơ sở đào tạo tự biên soạn giáo trình lý thuyết dạy lái xe được không?- Ảnh 3.

Mục đích và yêu cầu của môn học

Còn cả mục đích, yêu cầu và nội dung chương trình môn học của hai môn học (5) và (6) thì hoàn toàn khác nhau.

Riêng nội dung 7 của môn Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông có vẻ như liên quan mật thiết với môn Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thậm chí, có vẻ như là hàm chứa toàn bộ nội dung của môn học này. Nhưng như vậy thì tại sao trên văn bản lại có hai môn học?

Cơ sở đào tạo tự biên soạn giáo trình lý thuyết dạy lái xe được không?- Ảnh 4.

Nội dung chương trình môn học (5) và (6)

Nội dung chi tiết môn học và giáo trình đều cần có mục tiêu

Cũng tại thông tư, căn cứ vào "khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo" và "khung chương trình đào tạo lái xe ô tô", "người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng nội dung chi tiết các môn học để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo" rồi từ đó "cơ sở đào tạo lái xe thực hiện biên soạn, thẩm định và ban hành giáo trình theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp".

Với hai quy định khác biệt về môn học nêu trên của thông tư, có thể thấy rằng việc xây dựng nội dung chi tiết cũng như biên soạn giáo trình hai môn học (5) và (6) là một khó khăn thực sự với cơ sở đào tạo lái xe.

Khó khăn này trở nên nghiêm trọng hơn khi đối chiếu với "quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp" trong yêu cầu của giáo trình, ít nhất là về mục tiêu câu hỏi, bài tập để đánh giá:

"Tuân thủ mục tiêu và nội dung của các mô-đun, tín chỉ trong chương trình đào tạo".

"Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô-đun, tín chỉ".

"Mỗi bài, chương của giáo trình phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng".

Không có mục tiêu của chương trình đào tạo, mục tiêu của môn học (không phải mục đích và yêu cầu) thì hoàn toàn không có căn cứ để biên soạn mục tiêu "của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương" và câu hỏi, bài tập trong cả nội dung chi tiết lẫn giáo trình môn học.

Nhiều chuyên gia, bạn đọc đề xuất bỏ phần thi mô phỏng lái xe, chỉ dùng cho đào tạoNhiều chuyên gia, bạn đọc đề xuất bỏ phần thi mô phỏng lái xe, chỉ dùng cho đào tạo

Các chuyên gia cho rằng chỉ nên đưa mô phỏng lái xe vào chương trình đào tạo, không đưa vào phần sát hạch lái xe bắt buộc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên