19/04/2024 16:56 GMT+7

Lái xe sang, đeo nhẫn kim cương lừa 300 sinh viên miền Tây ký mua hàng trả góp

Đức và Phương cùng làm thông tin khách hàng giả, rồi lừa gần 300 sinh viên miền Tây ký tên vào các hợp đồng mua hàng trả góp để trục lợi hơn 6,4 tỉ đồng.

Bị cáo Trần Quang Anh Đức (áo sơ mi trắng) và Trần Nguyễn Duy Phương tại tòa sơ thẩm - Ảnh: LAN NGỌC

Bị cáo Trần Quang Anh Đức (áo sơ mi trắng) và Trần Nguyễn Duy Phương tại tòa sơ thẩm - Ảnh: LAN NGỌC

Ngày 19-4, hội đồng xét xử TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt Trần Quang Anh Đức (24 tuổi, quận Cái Răng) mức án 15 năm tù và Trần Nguyễn Duy Phương (36 tuổi, quận Ninh Kiều) mức án 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Theo cáo trạng, vì không có nghề nghiệp ổn định, để có tiền tiêu xài, Đức tìm hiểu và biết được cách thức mua hàng thông qua hình thức vay trả góp tại các công ty tài chính làm thủ tục đơn giản.

Từ đó, Đức tự cho mình là nhân viên cửa hàng Thế giới di động và đang chạy doanh số cho cửa hàng, sau đó tìm và kết bạn với sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và người lao động tự do trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ thông qua các trang mạng xã hội.

Đức nhờ các sinh viên giả làm khách hàng mua sản phẩm dưới hình thức ký hợp đồng vay tiền để mua hàng trả góp. Khi nhận được sản phẩm, khách hàng giao cho Đức để trả lại cho cửa hàng và hợp đồng vay này sẽ tự hủy sau vài ngày.

Đức trả thù lao cho mỗi sinh viên 400.000 đồng/hồ sơ, nếu giới thiệu bạn bè sẽ được trả thêm 150.000 - 200.000 đồng/hồ sơ đã được duyệt.

Phiên tòa có đông sinh viên tham dự - Ảnh: LAN NGỌC

Phiên tòa có đông sinh viên tham dự - Ảnh: LAN NGỌC

Theo đó, từ tháng 1 đến tháng 7-2021, Đức một mình thực hiện hành vi tự tạo thông tin khách hàng giả gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại… sau đó dẫn dắt sinh viên đóng giả làm khách hàng đến cửa hàng mà Đức mặc định sẵn để ký hợp đồng mua hàng trả góp sản phẩm. 

Liền sau đó, sản phẩm được đưa lại cho Đức bán nhằm chiếm đoạt tài sản.

Từ tháng 10 đến tháng 12-2021, Đức cùng với Phương tiếp tục lừa nhiều sinh viên khác giả danh khách hàng để ký vào các hợp đồng vay tiền mua sản phẩm điện tử. Thực tế các sinh viên không có ý định vay tiền mua hàng. Khi hợp đồng được duyệt và chuyển tiền thì phải chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng cá nhân của Phương, sau đó mới chia lại cho Đức theo thỏa thuận.

Với thủ đoạn trên, Đức và Phương đã thực hiện làm giả 363 hợp đồng chiếm đoạt tài sản của 4 công ty tài chính với số tiền hơn 6,4 tỉ đồng. Theo kết quả điều tra, có gần 300 sinh viên khu vực miền Tây đã bị Đức và Phương lừa gạt trong vụ án này.

Sinh viên do tin tưởng vào việc giúp Đức chạy doanh số kinh doanh cho cửa hàng nên đồng ý ký tên vào các hợp đồng vay tiền, hợp đồng mua hàng trả góp sản phẩm, chứ thực chất sinh viên không biết việc Đức và Phương đã gian dối để chiếm đoạt tiền của các công ty tài chính. Tòa cũng tuyên hủy tất cả các hợp đồng mà sinh viên đã ký với các công ty tài chính trong vụ án này.

Trò chuyện với phóng viên, các sinh viên đã bị hai bị cáo dẫn dụ cho hay một phần cả tin vì vẻ hào nhoáng bên ngoài của những người này. Chúng tỏ ra là người đàng hoàng, có uy tín, mỗi khi gặp trao đổi đều... lái ô tô, đeo nhẫn kim cương và sử dụng điện thoại đắt tiền.

Đã cảnh báo vẫn bị lừa đảo mất tiền tỉ trong tài khoảnĐã cảnh báo vẫn bị lừa đảo mất tiền tỉ trong tài khoản

Dù các phương tiện truyền thông, cơ quan quản lý liên tục đưa ra cảnh báo nhưng nhiều người dân vẫn sập bẫy các kẻ lừa đảo, bị rút sạch tiền trong các tài khoản, trong đó nhiều người mất hàng trăm triệu đến hàng chục tỉ đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên