06/10/2022 13:44 GMT+7

Lội bùn, băng rạch cắm cọc đường vành đai 3 TP.HCM

ĐỨC PHÚ - QUANG ĐỊNH
ĐỨC PHÚ - QUANG ĐỊNH

TTO - Để cắm cọc ranh giải phóng mặt bằng dự án vành đai 3 TP.HCM đoạn qua TP Thủ Đức (TP.HCM), tổ cắm cọc phải vận chuyển cọc bằng ghe, lội bùn để tìm vị trí.

Lội bùn, băng rạch cắm cọc đường vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 1.

Khu vực cắm cọc ranh giải phóng mặt bằng dự án vành đai 3 TP.HCM

Sáng 6-10, các công nhân, kỹ sư khảo sát cắm cọc ranh giải phóng mặt bằng cho dự án vành đai 3 TP.HCM vác nhiều cột mốc lên ghe để băng qua rạch Gò Công (TP Thủ Đức).

Nói với chúng tôi, ông Đoàn Trân Châu - tổ trưởng tổ cắm cọc vành đai 3 đoạn qua địa bàn Thủ Đức thuộc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) - cho hay do đặc điểm của khu vực này là vùng gần rạch nên anh em phải chia làm nhiều tổ, tranh thủ thời gian làm buổi sáng trước khi nước dâng cao. Có những đoạn phải vận chuyển cọc bằng ghe, phát cây mở đường.

Ông Trần Huy Chiến (57 tuổi) nói rằng đã trải qua 30 năm làm nghề khảo sát và đây là dự án giao thông lớn nhất phía Nam từ trước đến nay cả về quy mô và vốn. 

Cầm theo thiết bị, ông Chiến cùng hai người nữa chui vào rừng cây um tùm để tìm tọa độ đánh dấu cắm cọc. Dọc đường đi, có đoạn cây mọc um tùm phải phát cây để dọn đường. Có đoạn lún sâu, tổ cắm cọc phải chặt nhánh cây dừa đặt dưới bùn để khỏi lún.  

Dự án đường vành đai 3 TP.HCM dài hơn 76km đi qua 4 địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, mỗi địa phương làm hai dự án thành phần (xây lắp và giải phóng mặt bằng). Hiện các địa phương đang khẩn trương giải phóng mặt bằng để khởi công dự án vào giữa năm sau.

Dự án thành phần 1 thuộc dự án vành đai 3 TP.HCM có phạm vi giải phóng mặt bằng gồm hai đoạn, trong đó đoạn 1 dài hơn 14,7km từ điểm giáp với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến điểm cuối giáp nút giao Tân Vạn. 

Đoạn 2 dài 32,6km đi qua huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, điểm đầu giáp cầu Bình Gởi (huyện Củ Chi), điểm cuối ở đoạn hết cầu kênh Thầy Thuốc (huyện Bình Chánh).

Hôm 30-9, UBND TP.HCM đã phê duyệt hồ sơ cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng của dự án. Việc phê duyệt được ranh, cắm cọc là mốc tiến độ quan trọng làm cơ sở thực hiện các công việc tiếp theo như lập đồ án điều chỉnh các quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, xác định nhu cầu tái định cư...

Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP (chủ đầu tư) cho hay toàn bộ dự án đi qua đoạn TP cần cắm 1.900 cọc mốc giải phóng mặt bằng. Công việc dự kiến hoàn tất trước 10-10 để bàn giao cho các địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường tái định cư.

Lội bùn, băng rạch cắm cọc đường vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 2.

Công nhân đánh dấu vị trí cắm cọc bằng cây sơn màu đỏ

Lội bùn, băng rạch cắm cọc đường vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 3.

Tổ cắm cọc phải phát bụi cây để tìm đúng vị trí cắm cọc

Lội bùn, băng rạch cắm cọc đường vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 4.

Ông Chiến bị té ngã khi lội bùn

Lội bùn, băng rạch cắm cọc đường vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 5.

Đường vành đai 3 đoạn qua TP Thủ Đức có nhiều đoạn phải dùng ghe vận chuyển cọc

Lội bùn, băng rạch cắm cọc đường vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 6.

Việc cắm cọc chỉ thực hiện buổi sáng khi nước ròng

Lội bùn, băng rạch cắm cọc đường vành đai 3 TP.HCM - Ảnh 7.

Toàn bộ dự án đi qua đoạn TP cần cắm 1.900 cọc mốc giải phóng mặt bằng


TP.HCM phê duyệt ranh giải phóng mặt bằng đường vành đai 3 TP.HCM phê duyệt ranh giải phóng mặt bằng đường vành đai 3

TTO - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1 thuộc dự án vành đai 3 TP.HCM.

ĐỨC PHÚ - QUANG ĐỊNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên