27/03/2024 09:10 GMT+7

Phòng tránh gây ngạt khí trong hầm biogas

Hiện nay hầm ủ biogas vẫn đang được xây dựng ở nhiều hộ gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn các địa phương.

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn - Ảnh: MINH ĐĂNG

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn - Ảnh: MINH ĐĂNG

Điều này mang hiệu quả trong việc xử lý phân, mùi hôi từ chăn nuôi, hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí khi thay thế các loại nhiên liệu đốt khác.

Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp tử vong do ngạt khí trong hầm biogas, chủ yếu của gia đình chăn nuôi heo. Nhiều người đã tử vong vì hầm biogas, tại sao?

Thủ phạm chính là khí CO2

Mới đây, tại huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) xảy ra việc ba người trong gia đình tử vong do ngạt khí khi xuống hầm biogas. Hố gas có diện tích khoảng 9m2, sâu khoảng 3m, nằm trong hệ thống hầm biogas. Thời điểm xảy ra vụ việc, nước phân heo chỉ sâu khoảng 0,4m.

Trước đó, năm 2017 tại huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) ba anh em cùng chết dưới hố biogas khi bắc thang xuống hố để sửa đường ống nhà vệ sinh bị tắc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia hóa học Trần Hồng Côn cho biết trong các hầm ủ biogas có nồng độ CO2 rất cao, ngoài ra còn có một số loại khí khác như H2S, methane (CH4) nhưng hàm lượng thấp, không phải nguyên nhân gây tử vong.

Khi tiếp xúc với môi trường quá nhiều khí CO2, rất dễ tử vong do bị ngạt khí. Đáng nói ngạt khí CO2 thường gây ra cái chết "êm ái", nhẹ nhàng, không nhận biết bản thân mình bị ngạt để thoát chạy và bắt đầu lịm dần đi.

"Nồng độ CO2 cao làm cho người ta không nhận biết được, thần kinh bị tê liệt, không ý thức được nguy hiểm. Khí CO2 được hình thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ như phân heo. 

Hoặc trường hợp vào trong rừng sâu khi không khí không thông thoáng, lá rụng sẽ bị phân hủy khí CO2 không thoát hết được, do vậy các hố sâu trong rừng cũng tiềm ẩn nguy cơ ngạt khí. Hay như các trường hợp xuống vét giếng lá cây rụng khi phân hủy, người xuống vét cũng dễ tử vong", chuyên gia hóa học Hồng Côn cho biết.

Bác sĩ Phạm Đăng Hải - khoa hồi sức nội và chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho hay trong môi trường hiếm khí như hầm biogas, giếng sâu, sự phân hủy các chất hữu cơ là các khí độc như methane (CH4), cacbonic (CO2), carbon monoxide(CO) và hydro sulfide (H2S)... có tỉ trọng nặng hơn oxy, càng ở dưới sâu thì hàm lượng càng đậm đặc.

"Các nạn nhân thường tử vong do thiếu oxy (O2) và hít phải các khí độc trên. Ngoài hầm biogas, ở những vùng có nhiều mỏ than, quặng dầu hay các bãi rác, chất thải nông nghiệp, giếng sâu, thường xuất hiện nhiều khí CH4, CO. 

Đây là loại khí độc có thể làm một người tử vong nhanh chóng nếu đạt nồng độ cao", bác sĩ Hải cho hay.

Người dân cần chú ý chỉ khi đảm bảo an toàn mới xuống hầm biogas hoặc có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị chuyên xử lý các vấn đề hầm biogas. Những đơn vị này có thể có đủ điều kiện trang thiết bị, được đào tạo để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý.
BS Phạm Đăng Hải

Phòng tránh ngộ độc khí

Để phòng tránh ngộ độc ngạt khí, chuyên gia Hồng Côn chia sẻ từ thời xa xưa để tránh tình trạng ngạt khí CO2, trước khi xuống giếng người ta thường sử dụng một cành cây nhiều lá thả xuống nhấc lên liên tục để đảo chiều không khí đưa khí oxy xuống tránh bị ngạt.

Đối với hầm biogas khi mở nắp hầm nên sử dụng quạt máy, cầm cành cây quạt liên tục để đảo chiều không khí trước khi xuống.

Theo bác sĩ Hải, việc đảm bảo an toàn ở môi trường hiếm khí hoặc có khí độc là rất cần thiết.

Giếng sâu và hầm biogas được dự đoán là những nơi hiếm khí, nguy hiểm rình rập bởi nhiều loại khí độc. Do vậy, khi có ý định xuống hầm biogas người dân nên mở nắp hầm ủ khí một thời gian dài để khí methane bay hết, sau đó dùng gậy chọc phá màng sinh học, bơm nước vào để đẩy lớp váng ra. Tuyệt đối không tự xuống hầm ủ khí trong bất cứ trường hợp nào.

"Bên cạnh đó, người dân cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, bình oxy, mặt nạ chống độc trước khi xuống hầm. Tuy nhiên, thông thường đại đa số người dân đều không có những vật dụng trên.

Cách tốt hơn là có thể dùng máy sục khí oxy nguyên chất để bơm khí xuống dưới. Bên cạnh đó, người dân nên chuẩn bị một ống cao su vừa để dẫn khí từ trên mặt đất để hô hấp, vừa để báo tín hiệu cho người phía trên khi gặp sự cố.

Ba người trong gia đình tử vong do ngạt khí khi xuống hầm biogas cứu nhauBa người trong gia đình tử vong do ngạt khí khi xuống hầm biogas cứu nhau

Ngày 25-3, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đang điều tra vụ 3 người chết dưới hầm biogas trại heo ở xã Hưng Lộc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên