15/10/2018 20:53 GMT+7

Xe cứu thương chở người chết về nhà có được ưu tiên?

ĐOÀN CƯỜNG
ĐOÀN CƯỜNG

TTO - Ngày 15-10, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP. Đà Nẵng đã có báo cáo vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra vào 15h13 chiều 14-10, tại ngã tư đường tránh Nam Hải Vân và đường Hoàng Văn Thái (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng).

Xe cứu thương chở người chết về nhà có được ưu tiên? - Ảnh 1.
Hiện trường vụ tai nạn.Ảnh:Phúc Tường

Ngày 15-10, Ban ATGT TP. Đà Nẵng đã có báo cáo vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra vào 15h13 chiều 14-10, tại ngã tư đường tránh Nam Hải Vân và đường Hoàng Văn Thái, huyện Hòa Vang,  TP Đà Nẵng. Vụ tai nạn liên quan đến 1 xe cứu thương đang chở thi thể về quê. 

Vào thời điểm trên, xe ô tô mang biển số Đà Nẵng do ông Lê Văn Dũng (trú Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) lưu thông trên đường Hoàng Văn Thái theo hướng đi Bà Nà. Khi đến ngã tư thì xảy ra tai nạn với xe cứu thương mang biển số TP.HCM do tài xế Nguyễn Phước Thuận điều khiển chạy trên đường tránh Nam Hải Vân theo hướng Nam ra Bắc. 

Trên xe cấp cứu ngoài tài xế, phụ xe còn có 3 người khác và thi thể của ông T.Đ.K. Vụ tai nạn khiến chị Đinh Thị Ánh - điều dưỡng của một bệnh viện ở TP.HCM bị thương

Theo camera giao thông ghi lại cho thấy cảnh hai xe tông nhau rất mạnh và sau đó quay nhiều vòng, nhân viên điều dưỡng trên xe cấp cứu văng qua cửa kính rơi ra ngoài.

Thời điểm xe cấp cứu vào giao lộ thì các xe cùng chiều và ngược chiều với xe này đều dừng trước vạch đèn tín hiệu giao thông.


Clip camera giao thông ghi lại vụ tai nạn sau đó trở thành sự kiện để cộng đồng mạng tranh luận về việc xe cứu thương trong trường hợp này được ưu tiên gì, có được vượt đèn đỏ hay không? 

Liên quan vụ TNGT này, trung tá Hoàng Tiến Sỹ - phó trưởng phòng CSGT, Công an TP Đà Nẵng - cho biết hiện công an huyện Hòa Vang đang tiến hành điều tra nguyên nhân theo thẩm quyền. 

Trung tá Sỹ cho biết Luật Giao thông đường bộ có quy định rõ về quyền ưu tiên của một số loại xe. Theo đó, những xe được ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau với bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự: xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu…

Các xe này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. 

Cũng theo trung tá Sỹ, khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không gây cản trở xe được quyền ưu tiên. 

Trung tá Sỹ cho biết thêm: “Xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ bắt buộc phải bật tín hiệu ưu tiên theo quy định. Trong trường hợp xe được ưu tiên nhưng không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu mà sử dụng các tín hiệu ưu tiên lưu thông trên đường là sai mục đích”.

Trung tá Sỹ cũng cho biết trường hợp khi người bệnh đã tử vong thì việc chở về nhà là để làm công tác hậu sự cho người xấu số, không phải là khẩn cấp trong khi theo quy định xe cứu thương bật tín hiệu ưu tiên là phải thực hiện nhiệm vụ cấp cứu. Nghĩa là không cấp bách nữa. "Để chính xác nhất thì phải chờ kết quả điều tra của công an huyện Hòa Vang, qua quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiệm trường, vẽ sơ đồ, lấy lời khai...để xác định nguyên nhân"-trung tá Sỹ cho biết.

Tài xế xe ưu tiên có bị phấn khích vì tiếng còi ưu tiên? Tài xế xe ưu tiên có bị phấn khích vì tiếng còi ưu tiên?

TTO - Tại Bỉ và tỉnh bang Québec (Canada), xe ưu tiên được hưởng 5 đặc quyền khi thi hành nhiệm vụ khẩn cấp. Nhưng nếu đã chọn áp dụng đặc quyền, người lái xe ưu tiên phải chịu trách nhiệm.

ĐOÀN CƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên