ĐẶNG HOÀNG GIANG

Tác giả

Tổng số bài viết : 18 , Bao gồm tác giả gốc và tác giả liên quan thực hiện!

Câu chuyện cuộc sống

TTCT- Trong những giấy phút cuối cùng của cuộc đời, họ vẫn có thể dẫn dắt ta đi qua những cánh cửa chật chội của định kiến, chứng minh trong hoàn cảnh khốn cùng nhất, người ta vẫn có thể đem lại ý nghĩa cho sự tồn tại của mình bằng tình yêu thương. Và khoảng trống mênh mông của chăm sóc giảm nhẹ ở Việt Nam – điều chúng ta nợ họ.

Câu chuyện cuộc sống

TTCT - Một đoạn đường đồng hành người cận tử và người đã trải qua những mất mát khổng lồ. Ở gần sự chết để được nhắc nhở về sự sống. Nhìn vào cái chết để chiêm nghiệm về cuộc đời... TTCT giới thiệu loạt bài về hành trình này của tác giả Đặng Hoàng Giang, trong một suy tư về một thực tế bệnh ung thư nan giải đang diễn ra tại Việt Nam cùng những khoảng trống to lớn trong trị liệu và giúp đỡ tâm lý cho những người bị bệnh nan y và cận tử.

Câu chuyện cuộc sống

TTCT - Ai định nghĩa được căm ghét? Nó là một cảm xúc, một thái độ, một thiên hướng? Vì sao người ta ghét? Lúc nào thì căm ghét trở thành bệnh lý? Nối tiếp loạt bài về bảy bước đi của căm ghét và làm nhục mua vui trên mạng, tác giả Đặng Hoàng Giang phác họa não trạng của căm ghét và đưa ra lý giải cho hiện tượng này.

Văn hóa

TTCT - Tiếp theo bài "Bảy bước đi của căm ghét", câu chuyện được nói tới sau đây nằm trong tuyến bài bàn về việc công nghệ số và truyền thông đang mơn trớn và khuếch đại những nét tàn nhẫn trong chúng ta như thế nào, về yếu tố tâm lý đằng sau não trạng của căm ghét... Sau cùng, là lời mời người đọc đi lên con đường của ngôn từ bất bạo lực, của thấu cảm và khoan dung.

Văn hóa

TTCT - Có điểm gì chung giữa Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý - hai bảo mẫu bị tuyên án tù giam vì hành hạ trẻ em, Nhâm Tiến Dũng và Nhâm Thị Hồng Phương - hai anh em bị bắt ở Thụy Sĩ vì đã ăn cắp kính, ca sĩ Hồ Ngọc Hà, dịch giả Dương Tường và nữ sinh T. 15 tuổi khi em tự tử? Họ đều đã là tâm điểm của những cơn bão mạng, là đối tượng của làm nhục công cộng ở mức độ khổng lồ.

Văn hóa

TTCT- Gần đây, báo chí đã ta thán khá nhiều về sự nhạt nhẽo và tình trạng bão hòa của các show truyền hình thực tế ở Việt Nam, và kêu gọi xã hội cần “tỉnh táo”. Điều mà nhà phê bình Neil Postman từng cảnh báo: “Khi dân chúng bị sao nhãng bởi những điều tầm phào, khi đời sống văn hóa được tái định nghĩa thành một cuộc giải trí vĩnh cửu, khi những hội thoại nghiêm túc trở thành cái bập bẹ của trẻ nhỏ”, đang thành một hiện thực đáng buồn.

Văn hóa

TTCT - Thị trường luôn tái tạo các ngôi sao để thổi gió vào ngọn lửa khao khát tuổi trẻ, sắc đẹp và sự hào nhoáng của đám đông. Và đám đông sẽ vô tư quên họ đi khi họ già, yếu, cô đơn và hết thiêng như những đạo cụ ảo thuật nằm dưới ánh nắng ban ngày.