TRẦN HUIỀN ÂN

Tác giả

Tổng số bài viết : 25 , Bao gồm tác giả gốc và tác giả liên quan thực hiện!

Đọc sách cùng bạn

TTCT - Ngày xưa, chuyện đạo văn ít nghe nói, chuyện tác quyền cũng vậy. Đâu có báo để đăng thơ! Mấy người có tác phẩm được khắc in! Hầu hết là những bản viết tay rồi chuyền nhau chép lại, tam sao thất bổn sự thường. Độc giả cứ tự hiểu theo cảm nghĩ của mình.

Tạp bút

Chúng tôi ngồi nơi bãi biển Đà Nẵng. Đã mấy năm rồi mới trở lại thành phố này? Không nhớ. Những phát triển, những đổi mới? Không nghĩ đến, mặc dù đương nhiên là mình có thụ hưởng kết quả của nó. Chúng tôi, là những người một thời viết cùng nhau.

Phiếm đàm

Trong một bài viết về những kỷ niệm thời niên thiếu tôi có nói đến hai loại nhạc cụ thuở ấy là kèn lá và trống lỗ, cho rằng tiếng đất là một trong ngũ cung. Một thời gian sau đọc lại thấy mình sai, tiếng đất là một trong bát âm: thạch, thổ, kim, mộc, trúc, bào, ti, cách (đá, đất, kim, gỗ, trúc, vỏ quả bầu, tơ, da).

TTCT - Nguyễn Quang Sáng tiên sinh từng trả lời một nhà văn trẻ hỏi chuyện tuổi già: “Già rồi thì chơi chớ làm gì nữa mày!”. Già rồi thì... chơi.

TTCT - Mấy đứa cháu chuẩn bị đi cắm trại. Bây giờ dụng cụ thật đầy đủ. Vải mái lều có khoen tròn ở góc, có nút bấm để kết nối. Trụ và cọc bằng kim loại. Dây dù sợi nhỏ mà chắc.

TTCT - Sáng nay, trời gió se se, ra đường thấy lá bàng phơi màu đỏ sẫm khắp các lối đi. Ngày tháng đã vào xuân, nhưng thời tiết vẫn còn ở cuối mùa đông, lành lạnh, cái lạnh nhẹ nhàng và thú vị. Liền nhớ câu ca xứ Huế: Văn miếu trồng thông/ Võ miếu trồng bàng/ Ngó qua Xã Tắc hai hàng mù u...

TTCT - Lận đận với khoa cử mãi, cụ Tú Xương dự định “về đi cày, trồng ngô trồng đậu, cấy chiêm cấy mùa” bán cho “ông Tây”: “Được tiền thì mua rượu. Rượu say rồi cỡi trâu. Cỡi trâu thế mà vững. Có ngã cũng không đau”.

TTCT - Trong những vườn thơm trên vùng cao nguyên Vân Hòa người ta thường trồng xen những cây mít. Ngoài việc cho trái, nó cùng với những cây thấp nhỏ hơn như bồ lời, bạc lá đứng che tàn cho thơm không bị háp nắng. Đó cũng là nơi sinh sống của những con ve, còn gọi là ve ve.