Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát

Tuổi Trẻ Cuối Tuần

Những thông tin mới nhất về phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và các bị cáo vụ án Vạn Thịnh Phát

Hình ảnh loạt bất động sản ngàn tỉ bị kê biên trong đại án Vạn Thịnh Phát

T.T.D. 16/05/2024 17:30 GMT+7

Hàng trăm bất động sản thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan tiếp tục bị kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của vụ án, trong đó có hàng loạt bất động sản nằm ở những khu đất kim cương tại TP.HCM.

Hội đồng xét xử tiếp tục kê biên nhà, đất và tài sản gắn liền với đất là biệt thự cổ tại địa chỉ 110-112 Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. Bà Trương Mỹ Lan đề nghị giải tỏa kê biên căn biệt thự này bởi thuộc sở hữu của Công ty Minerva, nhưng thực ra do mẹ bà mua với giá 700 tỉ đồng. Bà Lan giải thích biệt thự cổ là di tích không thể mua bán, nên đề nghị không kê biên, mà giao lại cho gia đình để bảo tồn. Hội đồng xét xử xác định đây thực chất là tài sản của bà Trương Mỹ Lan, nên cần tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Lan trong toàn bộ vụ án (tài sản này UBND TP.HCM chỉ cho trùng tu, không được thay đổi hiện trạng) - Ảnh: T.T.D.

Hội đồng xét xử tiếp tục kê biên nhà, đất và tài sản gắn liền với đất là biệt thự cổ tại địa chỉ 110-112 Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. Bà Trương Mỹ Lan đề nghị giải tỏa kê biên căn biệt thự này bởi thuộc sở hữu của Công ty Minerva, nhưng thực ra do mẹ bà mua với giá 700 tỉ đồng. Bà Lan giải thích biệt thự cổ là di tích không thể mua bán, nên đề nghị không kê biên, mà giao lại cho gia đình để bảo tồn. Hội đồng xét xử xác định đây thực chất là tài sản của bà Trương Mỹ Lan, nên cần tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Lan trong toàn bộ vụ án (tài sản này UBND TP.HCM chỉ cho trùng tu, không được thay đổi hiện trạng) - Ảnh: T.T.D.

Theo bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) giai đoạn 1, hội đồng xét xử đã kê biên đến 658 bất động sản được xác định là của bà Trương Mỹ Lan, do các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát đứng tên hoặc giao cho các cá nhân đứng tên hộ để đảm bảo thi hành nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Đáng chú ý, trong số các bất động sản bị kê biên, có hàng loạt bất động sản nằm tại những mảnh đất "vàng", đất "kim cương" ở trung tâm TP.HCM.

Hội đồng xét xử tiếp tục kê biên, xử lý đối với tài sản là nhà, đất và tài sản gắn liền với đất tại địa 19-25 Nguyễn Huệ (quận 1), hiện là trụ sở của SCB và giấy chủ quyền đứng tên Công ty CP Tập đoàn Horizon. Theo hội đồng xét xử, quan hệ liên quan đến hợp đồng thuê giữa SCB và Horizon là một quan hệ pháp luật khác, đề nghị SCB và Horizon giải quyết theo quy định. Trong trường hợp sau khi giải quyết xong quan hệ liên quan đến hợp đồng thuê giữa các bên thì phần tiền còn lại liên quan đến đặt cọc (nếu có) sẽ được thu hồi để đảm bảo nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan - Ảnh: T.T.D.

Hội đồng xét xử tiếp tục kê biên, xử lý đối với tài sản là nhà, đất và tài sản gắn liền với đất tại địa 19-25 Nguyễn Huệ (quận 1), hiện là trụ sở của SCB và giấy chủ quyền đứng tên Công ty CP Tập đoàn Horizon. Theo hội đồng xét xử, quan hệ liên quan đến hợp đồng thuê giữa SCB và Horizon là một quan hệ pháp luật khác, đề nghị SCB và Horizon giải quyết theo quy định. Trong trường hợp sau khi giải quyết xong quan hệ liên quan đến hợp đồng thuê giữa các bên thì phần tiền còn lại liên quan đến đặt cọc (nếu có) sẽ được thu hồi để đảm bảo nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan - Ảnh: T.T.D.

Tòa nhà tại số 24 Lê Lợi (quận 1) tiếp tục bị kê biên trong đại án Vạn Thịnh Phát. Đây là tòa nhà nằm ngay trục đường trung tâm của TP, giao với phố đi bộ Nguyễn Huệ. Tòa nhà này được các môi giới rao cho thuê hàng trăm triệu đồng mỗi tháng - Ảnh: T.T.D.

Tòa nhà tại số 24 Lê Lợi (quận 1) tiếp tục bị kê biên trong đại án Vạn Thịnh Phát. Đây là tòa nhà nằm ngay trục đường trung tâm của TP, giao với phố đi bộ Nguyễn Huệ. Tòa nhà này được các môi giới rao cho thuê hàng trăm triệu đồng mỗi tháng - Ảnh: T.T.D.

Khu đất tại địa chỉ 21-21A Trần Cao Vân (quận 1) bị hội đồng xét xử kê biên hiện là nơi kinh doanh ẩm thực - Ảnh: T.T.D.

Khu đất tại địa chỉ 21-21A Trần Cao Vân (quận 1) bị hội đồng xét xử kê biên hiện là nơi kinh doanh ẩm thực - Ảnh: T.T.D.

Hội đồng xét xử kê biên đối với tài sản là thửa đất số 1-755, tờ bản đồ số 10 Sài Gòn Khánh Hội tại địa chỉ 145-147 Nguyễn Tất Thành (quận 4) để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án (trong trường hợp UBND TP.HCM giao đất cho Công ty CP đường Khánh Hội), hoặc để đảm bảo việc Công ty CP Logistics Vinalink hoàn trả số tiền 68,8 tỉ đồng (trong trường hợp UBND TP.HCM không giao đất cho Công ty CP đường Khánh Hội) - Ảnh: T.T.D.

Hội đồng xét xử kê biên đối với tài sản là thửa đất số 1-755, tờ bản đồ số 10 Sài Gòn Khánh Hội tại địa chỉ 145-147 Nguyễn Tất Thành (quận 4) để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án (trong trường hợp UBND TP.HCM giao đất cho Công ty CP đường Khánh Hội), hoặc để đảm bảo việc Công ty CP Logistics Vinalink hoàn trả số tiền 68,8 tỉ đồng (trong trường hợp UBND TP.HCM không giao đất cho Công ty CP đường Khánh Hội) - Ảnh: T.T.D.

Bên cạnh loạt bất động sản bị kê biên, hội đồng xét xử cũng chấm dứt ngăn chặn, tạm dừng giao dịch đối với loạt bất động sản khác ở trung tâm TP.HCM.

Hội đồng xét xử chấm dứt ngăn chặn giao dịch, tạm dừng giao dịch đối với bất động sản tại 53 Phạm Ngọc Thạch (quận 3, TP.HCM), giao tài sản này cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín để đảm bảo các khoản vay tại ngân hàng được đảm bảo bằng tài sản này. Phần tiền còn lại sau khi xử lý các khoản nợ (nếu có) được xác định là của bị cáo Trương Mỹ Lan, nên cần chuyển về Cục Thi hành án dân sự để đảm bảo nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan - Ảnh: T.T.D.

Hội đồng xét xử chấm dứt ngăn chặn giao dịch, tạm dừng giao dịch đối với bất động sản tại 53 Phạm Ngọc Thạch (quận 3, TP.HCM), giao tài sản này cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín để đảm bảo các khoản vay tại ngân hàng được đảm bảo bằng tài sản này. Phần tiền còn lại sau khi xử lý các khoản nợ (nếu có) được xác định là của bị cáo Trương Mỹ Lan, nên cần chuyển về Cục Thi hành án dân sự để đảm bảo nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan - Ảnh: T.T.D.

Hội đồng xét xử chấm dứt ngăn chặn giao dịch, tạm dừng giao dịch đối với bất động sản tại 64-68 Trần Quốc Thảo (quận 3, TP.HCM). Đồng thời, hội đồng xét xử cũng giao tài sản này cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín để đảm bảo các khoản vay tại ngân hàng được đảm bảo bằng tài sản này, phần tiền còn lại sau khi xử lý các khoản nợ (nếu có), yêu cầu chuyển về tài khoản của Bộ Công an để xử lý sau khi tiếp tục làm rõ đối với Hồ Quốc Minh - Ảnh: T.T.D.

Hội đồng xét xử chấm dứt ngăn chặn giao dịch, tạm dừng giao dịch đối với bất động sản tại 64-68 Trần Quốc Thảo (quận 3, TP.HCM). Đồng thời, hội đồng xét xử cũng giao tài sản này cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín để đảm bảo các khoản vay tại ngân hàng được đảm bảo bằng tài sản này, phần tiền còn lại sau khi xử lý các khoản nợ (nếu có), yêu cầu chuyển về tài khoản của Bộ Công an để xử lý sau khi tiếp tục làm rõ đối với Hồ Quốc Minh - Ảnh: T.T.D.

Hội đồng xét xử chấm dứt ngăn chặn giao dịch, tạm dừng giao dịch bất động sản đối với 26 căn hộ, shophouse tại dự án Eco Green Sài Gòn (107 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.

Hội đồng xét xử chấm dứt ngăn chặn giao dịch, tạm dừng giao dịch bất động sản đối với 26 căn hộ, shophouse tại dự án Eco Green Sài Gòn (107 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.

Tài sản là lô đất tại số 44 Trần Đình Xu (quận 1, TP.HCM) được chấm dứt ngăn chặn giao dịch, hiện là bãi giữ xe - Ảnh: T.T.D.

Tài sản là lô đất tại số 44 Trần Đình Xu (quận 1, TP.HCM) được chấm dứt ngăn chặn giao dịch, hiện là bãi giữ xe - Ảnh: T.T.D.

Những dự án của Vạn Thịnh Phát và loạt bất động sản mãi Những dự án của Vạn Thịnh Phát và loạt bất động sản mãi 'đứng hình' ở TP.HCM

Thật lạ kỳ khi giữa trung tâm TP.HCM tồn tại những dự án bất động sản chọc trời như những ‘bộ xương khô’ phơi nắng phơi sương năm này qua tháng nọ. Đặc biệt, có những dự án liên quan đến Vạn Thịnh Phát, số phận lại thêm gập ghềnh.

Thấy gì từ hàng ngàn công ty ‘ma’ trong vụ án bà Trương Mỹ Lan?

ĐAN THUẦN 13/05/2024 19:30 GMT+7

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có nhóm công ty không có bất cứ hoạt động gì được bà Trương Mỹ Lan thành lập để phục vụ mục đích riêng.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới thành lập công ty "ma" để vay ngân hàng

Theo đó, bà Trương Mỹ Lan giao việc thành lập các công ty "ma" cho bà Đặng Phương Hoài Tâm (trưởng phòng Văn phòng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) phụ trách, phối hợp với ông Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh (tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) thực hiện.

Sau đó, ông Dương (đã chết) và ông Phương Anh chỉ đạo Bùi Đức Khoa, Nguyễn Thị Khánh Vân và Trần Thị Kim Chi là đầu mối chính tìm thuê người đứng tên thành lập công ty dưới các vai trò: người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên công ty TNHH, tìm địa chỉ đặt trụ sở, chọn ngành nghề kinh doanh... cho phù hợp với yêu cầu của bà Lan và đồng phạm.

Bản án sơ thẩm xác định trong số 875 khách hàng vay vốn đứng tên 1.284 khoản vay tại SCB của nhóm bà Trương Mỹ Lan (gồm 440 cá nhân và 435 pháp nhân) đều được bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo nhóm đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập, thuê hoặc nhờ người đứng tên.

Theo đó, đối với pháp nhân, hầu hết là các pháp nhân "ma" do bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo ông Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh thực hiện.

Các công ty trên được thành lập thực chất không hoạt động kinh doanh, nhưng để tránh sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, ông Nguyễn Ngọc Dương và ông Phương Anh giao cho cấp dưới là nhân viên kế toán quản lý, báo cáo thuế, nghe điện thoại theo số đã đăng ký, quản lý con dấu như một công ty đang hoạt động.

"Việc thành lập công ty dễ đã trở thành một phương thức phạm tội"

Trong bản án đã phát hành, thông qua vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm cùng một số vụ án kinh tế trong thời gian qua, hội đồng xét xử nhận thấy xuất hiện tình trạng các bị cáo lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước trong công tác đăng ký, cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.

Hội đồng xét xử cho rằng nhiều bị cáo, đối tượng xấu lập hàng loạt công ty, doanh nghiệp nhưng không kinh doanh mà phục vụ mục đích phi pháp như: mua bán hóa đơn, trốn thuế, vay tiền ngân hàng trái quy định…

Những cá nhân đứng tên thành lập doanh nghiệp, cá nhân đứng tên vốn góp, đứng tên đại diện pháp luật đều là người lao động làm thuê, trình độ học vấn hạn chế, nhiều công ty có chung địa chỉ trụ sở.

Bên cạnh đó có sự chồng chéo về thành viên góp vốn, những người này hoàn toàn không biết gì hoặc được mượn giấy tờ tùy thân để thành lập doanh nghiệp nhằm thực hiện các khoản vay, giao dịch lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng.

Hội đồng xét xử nhận thấy chính việc trên khiến cơ quan chức năng khó phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm cũng như khó khăn trong công tác điều tra xử lý về sau.

Cũng theo hội đồng xét xử, việc thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng đã trở thành một phương thức, thủ đoạn để các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát thực hiện hành vi phạm tội.

Do đó, hội đồng xét xử kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước về việc đăng ký thành lập và quản lý doanh nghiệp, phải kiểm soát chặt chẽ đầu vào và công tác hậu kiểm để tránh trường hợp các đối tượng xấu lợi dụng đăng ký thành lập công ty để phục vụ các mục đích trái pháp luật.

Bộ Công an tiếp tục điều tra hàng loạt tài sản liên quan bà Trương Mỹ LanBộ Công an tiếp tục điều tra hàng loạt tài sản liên quan bà Trương Mỹ Lan

Các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan đang được Bộ Công an tiếp tục làm rõ.

Đề nghị công an điều tra các công ty kiểm toán và kiểm toán viên tại Ngân hàng SCB

NGỌC HIỂN 13/05/2024 10:15 GMT+7

KPMG, Deloitte và Ernst & Young là 3 đơn vị kiểm toán Ngân hàng SCB trong nhiều năm nhưng không phát hiện bất thường, khi vụ án bị phanh phui lại lộ ra âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế hàng trăm ngàn tỉ đồng.

SCB đã thuê các công ty kiểm toán lớn kiểm tra báo cáo tài chính hằng năm nhưng không phát hiện bất thường về tình hình tài chính. Trong ảnh: khách hàng giao dịch tại SCB - Ảnh: T.T.D.

SCB đã thuê các công ty kiểm toán lớn kiểm tra báo cáo tài chính hằng năm nhưng không phát hiện bất thường về tình hình tài chính. Trong ảnh: khách hàng giao dịch tại SCB - Ảnh: T.T.D.

Các đại án liên quan đến ngân hàng đều có điểm chung là kết quả kiểm toán không phát hiện điểm bất thường về tài chính, nhưng sau khi sai phạm bị phát hiện thì các ngân hàng đều lỗ lũy kế và âm vốn chủ sở hữu lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

SCB thuê các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới nhưng chẳng phát hiện bất thường

Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn (SCB) đã thuê các công ty kiểm toán thuộc nhóm "Big 4", tức 4 hãng danh tiếng hàng đầu thế giới, để kiểm tra báo cáo tài chính hằng năm.

Theo bản án sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát, SCB đã thuê các công ty kiểm toán lớn kiểm tra báo cáo tài chính hằng năm. Và kết quả thẩm định thường niên từ năm 2012 đến năm 2021, tức thời điểm trước khi vụ án bị khởi tố, đều không cho thấy điểm bất thường nào về tình hình tài chính của ngân hàng.

Theo các báo cáo kiểm toán mà SCB công bố, trong đợt kiểm toán gần nhất trước vụ án vào tháng 6-2021, SCB ghi nhận lợi nhuận lũy kế hơn 1.000 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu gần 22.000 tỉ đồng.

Thế nhưng, khi các sai phạm bị phát hiện và SCB bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10-2022, thì kết quả kiểm toán lại cho thấy thời điểm 30-9-2022, SCB âm vốn chủ sở hữu lên đến 443.769 tỉ đồng và lỗ lũy kế là 464.547 tỉ đồng.

Trong bản án sơ thẩm, hội đồng xét xử cũng nhận định thông qua một số vụ án liên quan đến các ngân hàng trong thời gian qua, như các vụ án liên quan VNCB (Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam), các vụ án liên quan DAB (Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á) và vụ án liên quan SCB, cho thấy xuất hiện tình trạng hằng năm các ngân hàng đều được kiểm toán và đều không cho thấy điểm bất thường nào về tình hình tài chính, nhưng sau khi các sai phạm bị phát hiện thì kết quả kiểm toán sau đó lại cho thấy các ngân hàng đều lỗ lũy kế và âm vốn chủ sở hữu lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

Đề nghị công an làm rõ vai trò, trách nhiệm kiểm toán trong giai đoạn 2 vụ án

Qua những bất cập liên quan đến hoạt động kiểm toán, hội đồng xét xử cho rằng đang có bất cập lớn trong công tác kiểm toán nên thông qua vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, hội đồng xét xử kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.

Hội đồng xét xử đề nghị tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực, trong công tác kiểm toán, đảm bảo chất lượng của công tác kiểm toán.

Đảm bảo công tác kiểm toán tại các ngân hàng là kiểm tra và đánh giá các thông tin tài chính mang tính chính xác, khách quan và minh bạch, nhằm tạo nên một nền tảng tài chính quốc gia minh bạch và vững mạnh.

Bên cạnh đó, hội đồng xét xử cũng đề nghị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong quá trình điều tra vụ án giai đoạn 2 "tiếp tục làm rõ vai trò, trách nhiệm của các công ty kiểm toán tại Ngân hàng SCB, các kiểm toán viên có liên quan, nếu đủ căn cứ thì đề nghị xem xét xử lý theo đúng quy định".

Có vi phạm trong kiểm toán

Trước đó, trong phiên chất vấn bộ trưởng Bộ Tài chính, nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn ông Hồ Đức Phớc về việc cấp phép công ty kiểm toán, chất lượng kiểm toán viên, kiểm định viên sau vụ SCB.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng những sai phạm của kiểm toán độc lập trong các vụ án hình sự do nhiều yếu tố. Thứ nhất, do năng lực của cán bộ kiểm toán ở các bên. Thứ hai, tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm kiểm toán trực tiếp. Cũng không loại trừ có sự cấu kết và cố tình vi phạm pháp luật của kiểm toán viên, theo bộ trưởng Bộ Tài chính.

"Các công ty kiểm toán hàng đầu của thế giới đều kiểm toán SCB nhưng đều vi phạm. Rõ ràng cái này là do kiểm toán viên, thẩm định viên, chứ không phải do công tác quản lý", ông Phớc nói.

Người đứng đầu Bộ Tài chính cũng nói rằng phải thừa nhận một số văn bản pháp luật còn lỗ hổng để cán bộ thẩm định giá lợi dụng, nên khi xác định cán bộ kiểm toán, thẩm định giá cố tình làm sai thì phải xử lý kỷ luật, thậm chí hình sự.

Kiểm toán vô can vụ SCB?Kiểm toán vô can vụ SCB?

Nhà đầu tư, xã hội trông cậy vào kiểm toán để đánh giá đúng báo cáo tài chính doanh nghiệp và ngân hàng. Nhưng ở một số vụ đại án vừa qua, kiểm toán đã không phát hiện ra vấn đề. Vì sao? Trách nhiệm của họ đến đâu?

Bộ Công an tiếp tục điều tra hàng loạt tài sản liên quan bà Trương Mỹ Lan

ĐAN THUẦN 10/05/2024 17:43 GMT+7

Các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan đang được Bộ Công an tiếp tục làm rõ.

Bà Trương Mỹ Lan - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan - Ảnh: HỮU HẠNH

Theo bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) giai đoạn 1, hội đồng xét xử đã giao cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an tiếp tục điều tra, làm rõ hàng chục tài sản liên quan đến bà Trương Mỹ Lan.

Theo đó, đối với 76 bất động sản tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, hội đồng xét xử cho rằng có dấu hiệu liên quan đến hành vi sai phạm của một số đối tượng đứng tên hộ tài sản cho bà Trương Mỹ Lan, cần phải tách ra giải quyết trong một vụ án khác nên cần tiếp tục điều tra.

Theo hội đồng xét xử, đối với 16 bất động sản tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM (khoảng 1ha thuộc dự án Bắc Phước Kiển) do các ông Trần Duy Bình, Trần Tuấn Anh, Nhan Nhựt Phương đứng tên sở hữu. Những người này khai đã góp tiền cùng ông Nguyễn Ngọc Dương (tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula, đã chết) để mua các thửa đất này.

Tuy nhiên, bà Trương Mỹ Lan khai đã chi 500 tỉ đồng để ông Nguyễn Ngọc Dương mua khu đất trên. Hội đồng xét xử cho rằng ông Nguyễn Ngọc Dương đã chết, các tài liệu hồ sơ trong vụ án chưa đủ căn cứ để xác định thửa đất này là của bà Trương Mỹ Lan, để có thể giải quyết theo đúng quy định nên cần tiếp tục kê biên nhằm điều tra, làm rõ.

Ngoài ra, như đã thông tin, hội đồng xét xử tuyên giao cho SCB tiếp tục quản lý, xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với 1.121 mã tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng này để đảm bảo cho 1.243 khoản vay, hợp đồng tín dụng còn nghĩa vụ nợ trong vụ án đã được xác định là thuộc trách nhiệm của bà Trương Mỹ Lan (với tổng dư nợ còn lại tính đến ngày 17-10-2022 là 674.000 tỉ đồng).

Hội đồng xét xử đề nghị SCB trong trường hợp nếu xử lý tài sản theo hợp đồng thế chấp để thu hồi nợ, sau khi xử lý xong các khoản nợ được đảm bảo bằng các tài sản tương ứng, phần giá trị tài sản còn lại (nếu có) cần phối hợp với C03 để xác định tài sản nào thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan thì dùng toàn bộ phần còn lại đó để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Lan trong vụ án.

Bản án còn tuyên tiếp tục kê biên, xử lý đối với tài sản là 658 bất động sản (được xác định là của bà Trương Mỹ Lan do các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên sở hữu hoặc giao cho các cá nhân đứng tên hộ) để thi hành cho nghĩa vụ của bà Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Ngoài ra, hội đồng xét xử còn tuyên tiếp tục kê biên đối với các tài sản có nguồn gốc từ bà Trương Mỹ Lan để đảm bảo thi hành án và buộc các cá nhân, tổ chức chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính với bà Lan phải trả tiền cho bà Lan để đảm bảo thi hành án cho bà Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Điều tra thêm ít nhất 2 vụ án liên quan Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan

Liên quan vụ án, mới đây (ngày 6-5) tại buổi tiếp xúc cử tri quận 5, 8, 11 trước kỳ họp Quốc hội lần 7, ông Lê Minh Trí - viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - cho biết liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan, hiện mới chỉ đưa ra xét xử một vụ án liên quan các sai phạm tại ngân hàng.

Cơ quan chức năng sẽ điều tra ít nhất hai vụ án liên quan đến việc đầu tư của tập đoàn này tại các địa phương.

Ông Nguyễn Cao Trí, Dương Tấn Trước Ông Nguyễn Cao Trí, Dương Tấn Trước 'nối bước' bà Trương Mỹ Lan kháng cáo

Ngoài bà Trương Mỹ Lan, đến nay tòa án đã nhận được 29 đơn kháng cáo của các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Công bố bản án bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo

TUYẾT MAI 08/05/2024 15:19 GMT+7

Tòa án nhân dân TP.HCM đã niêm yết bản án sơ thẩm vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, kèm phụ lục trên Cổng thông tin điện tử của tòa này.

Bà Trương Mỹ Lan trong phiên tòa chiều 15-3 - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan trong phiên tòa chiều 15-3 - Ảnh: HỮU HẠNH

Theo đó, người dân có thể truy cập vào website của Tòa án nhân dân TP.HCM để xem bản án và phụ lục. 

Bạn đọc cũng có thể xem bản án sơ thẩm TẠI ĐÂY, xem phụ lục tại đây.

Trước đó, bản án đã được tống đạt cho các bị cáo, luật sư, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Tòa án nhân dân TP.HCM niêm yết bản án trên website của tòa án - Ảnh: T.M.

Tòa án nhân dân TP.HCM niêm yết bản án trên website của tòa án - Ảnh: T.M.

Trước đó, ngày 11-4, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay, tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ. 

Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.

Về trách nhiệm dân sự, hội đồng xét xử tuyên buộc bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền 673.849 tỉ đồng.

Hội đồng xét xử nhận định quá trình điều tra, diễn biến phiên tòa, lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ căn cứ xác định tính đến tháng 10-2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB thông qua các cá nhân, pháp nhân đứng tên giùm.

Lợi dụng vai trò là cổ đông lớn, quyền lực, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan đã truyền đạt ý chí cho các bị cáo Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung thực hiện việc rút tiền từ SCB nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Các bị cáo Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung tiếp nhận ý chí của bà Trương Mỹ Lan, bỏ qua các quy định pháp luật, giúp sức tích cực để Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.

Hành vi nêu trên của Trương Mỹ Lan và các bị cáo đủ cấu thành tội tham ô tài sản. 

Tuy nhiên SCB không có vốn nhà nước, các bị cáo này thực hiện hành vi phạm tội trong một thời gian dài, trong khi Bộ luật Hình sự có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý tại thời điểm trước và sau ngày 1-1-2018.

Theo đó, Bộ luật Hình sự 1999 không quy định tội tham ô tài sản đối với các pháp nhân ngoài nhà nước. Nên những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1-1-2018 bị xử lý theo điều, khoản tương ứng (điều 179) Bộ luật Hình sự năm 1999; những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 1-1-2018 bị xử lý theo các điều, khoản (điều 353, điều 206) Bộ luật Hình sự năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị cáo.

Trong suốt phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan không đồng ý và liên tục đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại tội danh "tham ô tài sản" và "đưa hối lộ" đối với bà.

Liên quan vụ án, 85 bị cáo còn lại trong vụ án nhận các mức hình phạt từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến tù chung thân.

Sau bản án sơ thẩm, bà Trương Mỹ Lan và 28 người khác kháng cáo.

Ông Nguyễn Cao Trí, Dương Tấn Trước Ông Nguyễn Cao Trí, Dương Tấn Trước 'nối bước' bà Trương Mỹ Lan kháng cáo

Ngoài bà Trương Mỹ Lan, đến nay tòa án đã nhận được 29 đơn kháng cáo của các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Ông Nguyễn Cao Trí, Dương Tấn Trước 'nối bước' bà Trương Mỹ Lan kháng cáo

TUYẾT MAI 07/05/2024 16:35 GMT+7

Ngoài bà Trương Mỹ Lan, đến nay tòa án đã nhận được 29 đơn kháng cáo của các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: HỮU HẠNH

Ngày 7-5, thông tin từ Tòa án nhân dân TP.HCM cho biết đến nay đã nhận được 29 đơn kháng cáo của các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Trong số những người kháng cáo, bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngoài bà Trương Mỹ Lan, các bị cáo Nguyễn Cao Trí, Bùi Anh Dũng, Trần Thị Mỹ Dung, Võ Tấn Hoàng Văn, Dương Tấn Trước, Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu gái bà Lan) và nhiều bị cáo khác cũng có đơn kháng cáo. Những bị cáo này phần lớn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt mà tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.

Trước đó, ngày 11-4, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay, tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ. Tổng hợp mức án là tử hình.

Về trách nhiệm dân sự, hội đồng xét xử tuyên buộc bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền 673.849 tỉ đồng.

Hội đồng xét xử nhận định quá trình điều tra, diễn biến phiên tòa, lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ căn cứ xác định tính đến tháng 10-2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB thông qua các cá nhân, pháp nhân đứng tên giùm.

Lợi dụng vai trò là cổ đông lớn, quyền lực, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan đã truyền đạt ý chí cho các bị cáo Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung thực hiện việc rút tiền từ SCB nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Các bị cáo Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung tiếp nhận ý chí của bà Trương Mỹ Lan, bỏ qua các quy định pháp luật, giúp sức tích cực để Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.

Hành vi nêu trên của bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đủ cấu thành tội tham ô tài sản. Tuy nhiên SCB không có vốn nhà nước, các bị cáo này thực hiện hành vi phạm tội trong một thời gian dài, trong khi Bộ luật Hình sự có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý tại thời điểm trước và sau ngày 1-1-2018.

Theo đó, Bộ luật Hình sự 1999 không quy định tội tham ô tài sản đối với các pháp nhân ngoài nhà nước. Nên những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1-1-2018 bị xử lý theo điều, khoản tương ứng (điều 179) Bộ luật Hình sự năm 1999; những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 1-1-2018 bị xử lý theo các điều, khoản (điều 353, điều 206) Bộ luật Hình sự năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị cáo.

Trong suốt phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan không đồng ý và liên tục đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại tội danh "tham ô tài sản" và "đưa hối lộ" đối với bà.

Liên quan vụ án, 85 bị cáo còn lại trong vụ án nhận các mức hình phạt từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến tù chung thân.

Bị buộc trả lại cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỉ đồng, Quốc Cường Gia Lai nói chỉ trả 1.444 tỉ đồng, vì sao?Bị buộc trả lại cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỉ đồng, Quốc Cường Gia Lai nói chỉ trả 1.444 tỉ đồng, vì sao?

Tòa án cấp sơ thẩm tuyên buộc Công ty Quốc Cường Gia Lai hoàn trả 2.882,8 tỉ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan để đảm bảo thi hành án. Quốc Cường Gia Lai cho rằng chỉ phải hoàn trả 1.444,1 tỉ đồng.

Vì sao gia đình bà Trương Mỹ Lan không xin lại được biệt thự cổ 110-112 đường Võ Văn Tần?

ĐAN THUẦN 04/05/2024 11:16 GMT+7

Theo hội đồng xét xử, biệt thự cổ tại số 110-112 đường Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) thuộc sở hữu Công ty Minerva và cổ đông của công ty này thực chất đều là con cháu của bà Trương Mỹ Lan.

Toàn cảnh biệt thự cổ ở số 110-112 đường Võ Văn Tần - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Toàn cảnh biệt thự cổ ở số 110-112 đường Võ Văn Tần - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Đến nay, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tống đạt bản án hình sự sơ thẩm đến 86 bị cáo, đương sự, các cơ quan liên quan… trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Theo đó, ngoài việc nhận định chi tiết về hành vi phạm tội và trách nhiệm hình sự của bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác trong vụ án, hội đồng xét xử còn phán quyết về phần dân sự liên quan.

Công ty sở hữu biệt thự cổ đều là con cháu bà Trương Mỹ Lan

Trong đó, tại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan đề nghị hội đồng xét xử giải tỏa kê biên căn biệt thự cổ số 110-112 đường Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM).

Theo bà Lan, biệt thự cổ này thuộc sở hữu của Công ty Minerva nhưng thực ra do mẹ bà mua với giá 700 tỉ đồng. Bà Lan giải thích biệt thự cổ là di tích không thể mua bán nên đề nghị không kê biên, mà giao lại cho gia đình để bảo tồn.

Về đề nghị trên của bà Lan, án sơ thẩm nêu biệt thự cổ 110-112 đường Võ Văn Tần đang thuộc sở hữu của Công ty Minerva (chưa thu giữ được sổ đỏ), hiện bà Chu Duyệt Phấn (con gái bà Trương Mỹ Lan) có đơn đề nghị xem xét hủy bỏ biện pháp kê biên và cho rằng tiền mua do các cổ đông của Công ty Minerva góp.

Hội đồng xét xử xét thấy các cổ đông của Công ty Minerva thực chất đều là con cháu của bà Trương Mỹ Lan. Cụ thể, cổ đông của Công ty Minerva gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Horizon (do bà Chu Duyệt Phấn đại diện) chiếm 48% vốn điều lệ; Công ty TNHH Luminance (do ông Trương Lập Hưng là cháu Trương Mỹ Lan đại diện) chiếm 26% vốn điều lệ; Công ty TNHH Radiance (do vợ của Trương Lập Hưng đại diện) chiếm 26% vốn điều lệ.

Hội đồng xét xử xác định đây thực chất là tài sản của bà Trương Mỹ Lan, nên cần tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Lan trong toàn bộ vụ án (tài sản này UBND TP.HCM chỉ cho trùng tu, không được thay đổi hiện trạng).

Tiếp tục kê biên hội sở Ngân hàng SCB

Hội sở Ngân hàng SCB bị tiếp tục kê biên - Ảnh: T.T.D.

Hội sở Ngân hàng SCB bị tiếp tục kê biên - Ảnh: T.T.D.

Đối với bất động sản là tòa nhà số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, do Công ty cổ phần Tập đoàn Horizon (thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đứng tên sở hữu. Hiện SCB đã đặt cọc cho công ty này hơn 336 tỉ đồng (tiền thuê 3 năm) để thuê tòa nhà làm trụ sở làm việc trong thời hạn 10 năm kể từ tháng 7-2019.

Hội đồng xét xử cho rằng đây là tài sản của bà Trương Mỹ Lan, nên cần tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Lan trong vụ án.

Về quan hệ liên quan đến hợp đồng thuê giữa SCB và Công ty Horizon là một quan hệ pháp luật khác, nên hội đồng xét xử đề nghị hai bên giải quyết theo quy định. 

Trong trường hợp sau khi giải quyết xong quan hệ liên quan đến hợp đồng thuê thì phần tiền đặt cọc còn lại (nếu có) sẽ được thu hồi để đảm bảo nghĩa vụ của bà Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: HỮU HẠNH

Ưu tiên bồi thường cho bị hại mua trái phiếu

Đối với các tài sản, khoản tiền mà hội đồng xét xử xác định để khắc phục, đảm bảo nghĩa vụ cho bà Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án là bao gồm vụ án này và các vụ án của giai đoạn tiếp theo, nhưng ưu tiên thi hành án cho các bị hại liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu.

Chi tiết thương vụ nghìn tỉ giữa ‘chúa đảo’ Tuần Châu với bà Trương Mỹ LanChi tiết thương vụ nghìn tỉ giữa ‘chúa đảo’ Tuần Châu với bà Trương Mỹ Lan

Hai doanh nghiệp hệ sinh thái Tuần Châu nhận từ phía bà Trương Mỹ Lan hơn 6.000 tỉ đồng trong thương vụ mua bán cổ phần và bất động sản tại Quảng Ninh. Song số tiền này lại được rút từ SCB.

Chi tiết thương vụ nghìn tỉ giữa ‘chúa đảo’ Tuần Châu với bà Trương Mỹ Lan

BÌNH KHÁNH 03/05/2024 21:09 GMT+7

Hai doanh nghiệp hệ sinh thái Tuần Châu nhận từ phía bà Trương Mỹ Lan hơn 6.000 tỉ đồng trong thương vụ mua bán cổ phần và bất động sản tại Quảng Ninh. Song số tiền này lại được rút từ SCB.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Trong phiên sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, tòa tuyên Công ty cổ phần T&H Hạ Long (gọi tắt T&H Hạ Long) và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Âu Lạc Quảng Ninh) phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan.

Cả hai doanh nghiệp trên đều liên quan hai cha con ông Đào Hồng Tuyển - vị đại gia nổi tiếng với danh xưng "chúa đảo Tuần Châu".

Hơn 18 triệu cổ phần và 243 nhà liền kề tại Tuần Châu được "sang tay"

Hợp tác giữa phía bà Lan và doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Tuần Châu chủ yếu liên quan tới hơn 18 triệu cổ phần, tương ứng 71% vốn tại T&H Hạ Long và một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long.

Cụ thể, theo bản án hình sự sơ thẩm vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Đào Hồng Tuyển), T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh đã nhận tổng cộng 6.095 tỉ đồng từ bà Trương Mỹ Lan.

Trong đó, có một khoản 3.179 tỉ đồng ông Đào Anh Tuấn nhận được từ cuối năm 2021 thông qua thỏa thuận khung được đưa ra giữa hai bên. 

Theo thỏa thuận, 70,59% cổ phần của T&H Hạ Long tương ứng 1.411 tỉ đồng được "sang tên" cho phía bà Trương Mỹ Lan.

Còn lại 1.768 tỉ đồng mà bên bà Lan đã chuyển (trong tổng số 3.179 tỉ đồng nêu trên), các bên tiến hành bàn bạc để đối trừ vào các khoản mà bên bà Trương Mỹ Lan có nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận khung.

Với khoản tiền 2.916 tỉ đồng còn lại (trong tổng số 6.095 tỉ đồng), theo bản án sơ thẩm, Âu Lạc Quảng Ninh và T&H Hạ Long đã nhận được từ phía bà Lan thông qua 5 thỏa thuận khung hợp tác, chuyển giao tài sản và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long (243 căn nhà liền kề có tổng diện tích hơn 38.800m2), giá trị xác định tương ứng khoảng 5.068 tỉ đồng.

Ngoài Công ty TNHH đầu tư bất động sản Hưng Phúc, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sunny World - một doanh nghiệp khác liên quan Vạn Thịnh Phát cũng tham gia thương vụ này.

Theo tìm hiểu, Sunny World là doanh nghiệp có trụ sở chính tại quận 1, TP.HCM, vốn chủ sở hữu đến cuối tháng 6-2020 hơn 1.500 tỉ đồng và gắn liền với tên tuổi ông Trương Vincent Kinh.

Ông Trương Vincent Kinh cũng là chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula - một pháp nhân trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, được cơ quan chức năng phân loại trong nhóm "công ty hoạt động kinh doanh bất động sản, có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty con, công ty thành viên".

Các tài sản chuyển nhượng trong thương vụ "sang tay" bất động sản nêu trên tương ứng với 9 sổ đất đã thế chấp để đảm bảo khoản vay của Âu Lạc Quảng Ninh và T&H Hạ Long tại SCB. Các khoản vay này có tổng dư nợ gốc là 1.676 tỉ đồng, theo bản án sơ thẩm.

Như vậy, để sở hữu 243 căn nhà liền kề thuộc các dự án nêu trên, phía bà Lan vẫn còn phải thanh toán cho Âu Lạc Quảng Ninh và T&H Hạ Long 2.152 tỉ đồng nữa.

Hủy bỏ thương vụ mua bán cổ phần, ngăn chặn giao dịch bất động sản

Hội đồng xét xử cũng tuyên trong vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan có nghĩa vụ rất lớn phải thực hiện.

Theo hồ sơ vụ án thể hiện, thực tế bà Lan đã chuyển cho hai doanh nghiệp T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh số tiền 6.095 tỉ đồng và tiền này lại từ nguồn SCB. 

Vì vậy, tòa tuyên buộc thu hồi số tiền nêu trên về cho SCB để đảm bảo khắc phục vụ án.

Đối với các tài sản thế chấp của hai doanh nghiệp nêu trên dùng để bảo đảm khoản vay tại SCB, cơ quan cảnh sát điều tra cũng đang ngăn chặn giao dịch chuyển nhượng.

Ngoài ra, các thỏa thuận khung hợp tác giữa ông Đào Anh Tuấn, T&H Hạ Long, Âu Lạc Quảng Ninh với các tổ chức, cá nhân liên quan bà Trương Mỹ Lan cũng bị hủy bỏ, theo nội dung trong bản án.

Cơ quan chức năng đã kê biên để đảm bảo nghĩa vụ của doanh nghiệp với hơn 18 triệu cổ phần, tương ứng gần 71% vốn điều lệ của T&H Hạ Long.

Được biết, tại phiên tòa, đại diện T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh đã đề nghị hội đồng xét xử xem xét dành quyền cho công ty và các bên liên quan được khởi kiện trong một vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự để xác định trách nhiệm nghĩa vụ các bên.

Tòa án nhân dân TP.HCM cũng cho rằng cần tách vụ Tuần Châu giải quyết với Ngân hàng SCB và các bên liên quan (nếu có) trong một vụ án khác khi các bên có yêu cầu.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan nói gì về việc hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu?Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan nói gì về việc hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu?

Cơ quan điều tra đã kê biên 8 bất động sản tại tỉnh Quảng Ninh liên quan đến thỏa thuận hợp tác của bà Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu Quảng Ninh.

'Chúa đảo' Tuần Châu liên quan gì bà Trương Mỹ Lan?

BÌNH KHÁNH 01/05/2024 19:59 GMT+7

Hai doanh nghiệp liên quan ông Đào Hồng Tuyển - chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu - sẽ phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ án.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa khai đưa tiền ông Đào Hồng Tuyển nhiều năm nhưng không giấy tờ gì - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa khai đưa tiền ông Đào Hồng Tuyển nhiều năm nhưng không giấy tờ gì - Ảnh: HỮU HẠNH

Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã khép lại. Ngoài hình phạt với các bị cáo, tòa cũng có phán quyết về xử lý tài sản, trách nhiệm bên liên quan.

Cụ thể, tòa buộc nhiều doanh nghiệp phải nộp lại số tiền liên quan bà Lan. Trong đó Công ty cổ phần T&H Hạ Long (gọi tắt T&H Hạ Long) và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Công ty Âu Lạc) phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Lan trong toàn bộ vụ án.

Hai doanh nghiệp phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan

Còn theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã kê biên 8 bất động sản Công ty Âu Lạc liên quan đến thỏa thuận hợp tác giữa bà Lan với Tập đoàn Tuần Châu.

Việc hợp tác chi tiết ra sao chưa được đề cập rõ. Trong khi tòa cho rằng tách vụ Tuần Châu giải quyết với Ngân hàng SCB và các bên liên quan (nếu có) trong một vụ án khác khi các bên có yêu cầu.

Vậy trước nay Tuần Châu của ông Đào Hồng Tuyển liên quan gì bà Trương Mỹ Lan?

Bà Lan 'nhờ' người đứng tên hộ ở công ty 'chúa đảo' Tuần châu

Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, T&H Hạ Long thành lập năm 2007, trụ sở chính tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.

Lúc mới thành lập, T&H Hạ Long có vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Âu Lạc góp 51% vốn, tương đương 255 tỉ đồng, còn lại Công ty TNHH T&T nắm 15% vốn và ông Nguyễn Đức Thành góp 5%. 

Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật thời điểm này là ông Đào Hồng Tuyển.

Từ cuối 2020, "ghế" chủ tịch được chuyển sang ông Nguyễn Vũ Anh Thi (SN 1982) và thông tin đăng ký doanh nghiệp hiện nay của T&H Hạ Long trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia vẫn là ông Thi (tính đến tháng 3-2023).

Ông Thi là một cái tên quen thuộc trong hệ sinh thái doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát. Tại lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp gần đây nhất từ tháng 8-2022, T&H Hạ Long đã được tăng vốn lên 3.855 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.

Tuy nhiên theo kết luận điều tra trong vụ Vạn Thịnh Phát, hơn 18 triệu cổ phần (tương ứng gần 71% cổ phần) của T&H Hạ Long đã được bà Trương Mỹ Lan giao Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Vũ Anh Thi, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Thị Lan Phương và Mai Thị Cẩm Thúy đứng tên. 

Hồi tháng 10-2023, cơ quan CSĐT đã ra lệnh kê biên số cổ phần này.

Là một doanh nghiệp chưa đại chúng, rất hiếm thông tin của T&H Hạ Long xuất hiện trên truyền thông. 

Ngoài T&H Hạ Long, Tuần Châu Group của ông Đào Hồng Tuyển là tập hợp của nhiều pháp nhân, trong đó Công ty Âu Lạc đóng vai trò nòng cốt. 

Âu Lạc Quảng Ninh cũng là pháp nhân cùng với T&H Hạ Long có trách nhiệm nộp hơn 6.000 tỉ đồng trong vụ Vạn Thịnh Phát.

Dữ liệu về thông tin đăng ký doanh nghiệp cho biết Công ty Âu Lạc được thành lập từ 1997, tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.

Những "mắt xích" hợp tác giữa "chúa đảo" và bà Trương Mỹ Lan

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, lúc mới thành lập, Công ty Âu Lạc có vốn điều lệ 700 tỉ đồng, ông Tuyển góp 672 tỉ đồng (tương đương 95% vốn).

Người còn lại là ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Tuyển) 28 tỉ đồng, tức 4% vốn. Ông Tuấn là tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật công ty.

Đến tháng 8-2022, Âu Lạc tăng vốn từ 3.500 tỉ đồng lên 5.576 tỉ đồng, theo đó ông Tuyển tăng giá trị góp lên 3.936 tỉ đồng, còn lại vẫn là ông Tuấn.

Dữ liệu đăng ký doanh nghiệp mới nhất (tháng 1-2024), Âu Lạc giảm vốn điều lệ xuống 4.100 tỉ đồng. Danh sách thành viên góp vốn thay đổi từ ông Tuyển sang Công ty cổ phần Tập đoàn Tuần Châu với 96% vốn, tương đương 3.936 tỉ đồng; còn ông Tuấn nắm 4% (164 tỉ đồng).

Người đại diện pháp luật cũng chuyển từ ông Tuấn và bà Đào Thị Đoan Trang (con gái ông Tuyển) sang ông Đỗ Xuân Linh (SN 1990) - người giữ vị trí tổng giám đốc thay ông Tuấn.

Theo thông tin công khai năm 2022, Âu Lạc Quảng Ninh và Công ty TNHH đầu tư bất động sản Hưng Phúc đã có thỏa thuận hợp tác và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long.

Theo dữ liệu về đăng ký kinh doanh, Công ty bất động sản Hưng Phúc thành lập tháng 6-2020, vốn điều lệ 380 tỉ đồng. 

Thành viên góp vốn là ông Phạm Nguyễn Bảo Trung với 65% vốn, còn lại bà Hồ Mỹ Phương nắm 35%. Ông Trung (SN 1989) là người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc công ty.

Đến tháng 5-2022, bà Đỗ Thị Út Hồng thay ông Trung làm tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp cũng thay đổi với hai thành viên là bà Đỗ Thị Út Hồng nắm 65% vốn và bà Nguyễn Thị Huệ 35%.

Bà Hồng hay ông Trung đều liên quan Công ty cổ phần Phát triển dự án Long An - một doanh nghiệp nằm trong danh sách 762 công ty liên quan vụ Vạn Thịnh Phát.

PV Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với ông Đào Hồng Tuyển nhưng chưa có phản hồi. Tuổi Trẻ Online sẽ tiếp tục cập nhật thông tin...

Bà Lan nói gì về hợp tác với ông Tuyển trước tòa?

Liên quan đến hợp tác với Tuần Châu, bà Lan khai trước tòa bà Phạm Thị Lan Phương là người phụ trách dự án.

Theo bà Lan, tiền được đưa cho ông Tuyển Tuần Châu (tức ông Đào Hồng Tuyển) trong suốt nhiều năm mà không có giấy tờ gì. "Chị Phương đang bị phù não đi Úc nên tài liệu cũng không bàn giao lại, những vấn đề liên quan tôi cũng không nhớ rõ chi tiết. Công ty Tuần Châu cho SCB mượn tài sản, cụ thể thế nào bị cáo không rõ, bị cáo chỉ biết SCB đang cơ cấu liên tục, luôn thiếu tài sản, còn việc cơ cấu thế nào thì không rõ, việc này có thể Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB) biết", bà Lan nói.

ĐAN THUẦN

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan nói gì về việc hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu?Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan nói gì về việc hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu?

Cơ quan điều tra đã kê biên 8 bất động sản tại tỉnh Quảng Ninh liên quan đến thỏa thuận hợp tác của bà Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu Quảng Ninh.


Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo bản án sơ thẩm

ĐAN THUẦN 26/04/2024 20:58 GMT+7

Bà Trương Mỹ Lan xin xem xét lại tội danh mà tòa án cấp sơ thẩm đã buộc tội và mức án tử hình đối với bà.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Ngày 26-4, nguồn tin Tuổi Trẻ Online xác nhận bà Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm gửi Tòa án nhân dân TP.HCM.

Theo đó, bà Trương Mỹ Lan xin xem xét lại tội danh mà tòa án cấp sơ thẩm đã buộc tội và mức án tử hình đối với bà.

Trước đó, ngày 11-4, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay, tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ. Tổng hợp mức án là tử hình.

Về trách nhiệm dân sự, hội đồng xét xử tuyên buộc bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền 673.849 tỉ đồng.

Hội đồng xét xử nhận định quá trình điều tra, diễn biến phiên tòa, lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ căn cứ xác định tính đến tháng 10-2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB thông qua các cá nhân, pháp nhân đứng tên giùm.

Lợi dụng vai trò là cổ đông lớn, quyền lực, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan đã truyền đạt ý chí cho các bị cáo Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung thực hiện việc rút tiền từ SCB nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Các bị cáo Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung tiếp nhận ý chí của bà Trương Mỹ Lan, bỏ qua các quy định pháp luật, giúp sức tích cực để Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.

Hành vi nêu trên của Trương Mỹ Lan và các bị cáo đủ cấu thành tội tham ô tài sản. Tuy nhiên SCB không có vốn nhà nước, các bị cáo này thực hiện hành vi phạm tội trong một thời gian dài, trong khi Bộ luật Hình sự có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý tại thời điểm trước và sau ngày 1-1-2018.

Theo đó, Bộ luật Hình sự 1999 không quy định tội tham ô tài sản đối với các pháp nhân ngoài nhà nước. Nên những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1-1-2018 bị xử lý theo điều, khoản tương ứng (điều 179) Bộ luật Hình sự năm 1999; những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 1-1-2018 bị xử lý theo các điều, khoản (điều 353, điều 206) Bộ luật Hình sự năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị cáo.

Trong suốt phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan không đồng ý và liên tục đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại tội danh "tham ô tài sản" và "đưa hối lộ" đối với bà.

Liên quan vụ án, 85 bị cáo còn lại trong vụ án nhận các mức hình phạt từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến tù chung thân.

Tòa tuyên tử hình bà Trương Mỹ LanTòa tuyên tử hình bà Trương Mỹ Lan

Ngày 11-4, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Bạn đang đọc trong chuyên đề "XÉT XỬ VỤ ÁN VẠN THỊNH PHÁT"