Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát

Tuổi Trẻ Cuối Tuần

Những thông tin mới nhất về phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và các bị cáo vụ án Vạn Thịnh Phát

Ông Nguyễn Cao Trí, Dương Tấn Trước 'nối bước' bà Trương Mỹ Lan kháng cáo

TUYẾT MAI 07/05/2024 16:35 GMT+7

Ngoài bà Trương Mỹ Lan, đến nay tòa án đã nhận được 29 đơn kháng cáo của các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: HỮU HẠNH

Ngày 7-5, thông tin từ Tòa án nhân dân TP.HCM cho biết đến nay đã nhận được 29 đơn kháng cáo của các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Trong số những người kháng cáo, bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngoài bà Trương Mỹ Lan, các bị cáo Nguyễn Cao Trí, Bùi Anh Dũng, Trần Thị Mỹ Dung, Võ Tấn Hoàng Văn, Dương Tấn Trước, Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu gái bà Lan) và nhiều bị cáo khác cũng có đơn kháng cáo. Những bị cáo này phần lớn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt mà tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.

Trước đó, ngày 11-4, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay, tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ. Tổng hợp mức án là tử hình.

Về trách nhiệm dân sự, hội đồng xét xử tuyên buộc bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền 673.849 tỉ đồng.

Hội đồng xét xử nhận định quá trình điều tra, diễn biến phiên tòa, lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ căn cứ xác định tính đến tháng 10-2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB thông qua các cá nhân, pháp nhân đứng tên giùm.

Lợi dụng vai trò là cổ đông lớn, quyền lực, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan đã truyền đạt ý chí cho các bị cáo Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung thực hiện việc rút tiền từ SCB nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Các bị cáo Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung tiếp nhận ý chí của bà Trương Mỹ Lan, bỏ qua các quy định pháp luật, giúp sức tích cực để Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.

Hành vi nêu trên của bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đủ cấu thành tội tham ô tài sản. Tuy nhiên SCB không có vốn nhà nước, các bị cáo này thực hiện hành vi phạm tội trong một thời gian dài, trong khi Bộ luật Hình sự có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý tại thời điểm trước và sau ngày 1-1-2018.

Theo đó, Bộ luật Hình sự 1999 không quy định tội tham ô tài sản đối với các pháp nhân ngoài nhà nước. Nên những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1-1-2018 bị xử lý theo điều, khoản tương ứng (điều 179) Bộ luật Hình sự năm 1999; những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 1-1-2018 bị xử lý theo các điều, khoản (điều 353, điều 206) Bộ luật Hình sự năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị cáo.

Trong suốt phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan không đồng ý và liên tục đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại tội danh "tham ô tài sản" và "đưa hối lộ" đối với bà.

Liên quan vụ án, 85 bị cáo còn lại trong vụ án nhận các mức hình phạt từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến tù chung thân.

Bị buộc trả lại cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỉ đồng, Quốc Cường Gia Lai nói chỉ trả 1.444 tỉ đồng, vì sao?Bị buộc trả lại cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỉ đồng, Quốc Cường Gia Lai nói chỉ trả 1.444 tỉ đồng, vì sao?

Tòa án cấp sơ thẩm tuyên buộc Công ty Quốc Cường Gia Lai hoàn trả 2.882,8 tỉ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan để đảm bảo thi hành án. Quốc Cường Gia Lai cho rằng chỉ phải hoàn trả 1.444,1 tỉ đồng.

Vì sao gia đình bà Trương Mỹ Lan không xin lại được biệt thự cổ 110-112 đường Võ Văn Tần?

ĐAN THUẦN 04/05/2024 11:16 GMT+7

Theo hội đồng xét xử, biệt thự cổ tại số 110-112 đường Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) thuộc sở hữu Công ty Minerva và cổ đông của công ty này thực chất đều là con cháu của bà Trương Mỹ Lan.

Toàn cảnh biệt thự cổ ở số 110-112 đường Võ Văn Tần - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Toàn cảnh biệt thự cổ ở số 110-112 đường Võ Văn Tần - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Đến nay, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tống đạt bản án hình sự sơ thẩm đến 86 bị cáo, đương sự, các cơ quan liên quan… trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Theo đó, ngoài việc nhận định chi tiết về hành vi phạm tội và trách nhiệm hình sự của bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác trong vụ án, hội đồng xét xử còn phán quyết về phần dân sự liên quan.

Công ty sở hữu biệt thự cổ đều là con cháu bà Trương Mỹ Lan

Trong đó, tại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan đề nghị hội đồng xét xử giải tỏa kê biên căn biệt thự cổ số 110-112 đường Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM).

Theo bà Lan, biệt thự cổ này thuộc sở hữu của Công ty Minerva nhưng thực ra do mẹ bà mua với giá 700 tỉ đồng. Bà Lan giải thích biệt thự cổ là di tích không thể mua bán nên đề nghị không kê biên, mà giao lại cho gia đình để bảo tồn.

Về đề nghị trên của bà Lan, án sơ thẩm nêu biệt thự cổ 110-112 đường Võ Văn Tần đang thuộc sở hữu của Công ty Minerva (chưa thu giữ được sổ đỏ), hiện bà Chu Duyệt Phấn (con gái bà Trương Mỹ Lan) có đơn đề nghị xem xét hủy bỏ biện pháp kê biên và cho rằng tiền mua do các cổ đông của Công ty Minerva góp.

Hội đồng xét xử xét thấy các cổ đông của Công ty Minerva thực chất đều là con cháu của bà Trương Mỹ Lan. Cụ thể, cổ đông của Công ty Minerva gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Horizon (do bà Chu Duyệt Phấn đại diện) chiếm 48% vốn điều lệ; Công ty TNHH Luminance (do ông Trương Lập Hưng là cháu Trương Mỹ Lan đại diện) chiếm 26% vốn điều lệ; Công ty TNHH Radiance (do vợ của Trương Lập Hưng đại diện) chiếm 26% vốn điều lệ.

Hội đồng xét xử xác định đây thực chất là tài sản của bà Trương Mỹ Lan, nên cần tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Lan trong toàn bộ vụ án (tài sản này UBND TP.HCM chỉ cho trùng tu, không được thay đổi hiện trạng).

Tiếp tục kê biên hội sở Ngân hàng SCB

Hội sở Ngân hàng SCB bị tiếp tục kê biên - Ảnh: T.T.D.

Hội sở Ngân hàng SCB bị tiếp tục kê biên - Ảnh: T.T.D.

Đối với bất động sản là tòa nhà số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, do Công ty cổ phần Tập đoàn Horizon (thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đứng tên sở hữu. Hiện SCB đã đặt cọc cho công ty này hơn 336 tỉ đồng (tiền thuê 3 năm) để thuê tòa nhà làm trụ sở làm việc trong thời hạn 10 năm kể từ tháng 7-2019.

Hội đồng xét xử cho rằng đây là tài sản của bà Trương Mỹ Lan, nên cần tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Lan trong vụ án.

Về quan hệ liên quan đến hợp đồng thuê giữa SCB và Công ty Horizon là một quan hệ pháp luật khác, nên hội đồng xét xử đề nghị hai bên giải quyết theo quy định. 

Trong trường hợp sau khi giải quyết xong quan hệ liên quan đến hợp đồng thuê thì phần tiền đặt cọc còn lại (nếu có) sẽ được thu hồi để đảm bảo nghĩa vụ của bà Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: HỮU HẠNH

Ưu tiên bồi thường cho bị hại mua trái phiếu

Đối với các tài sản, khoản tiền mà hội đồng xét xử xác định để khắc phục, đảm bảo nghĩa vụ cho bà Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án là bao gồm vụ án này và các vụ án của giai đoạn tiếp theo, nhưng ưu tiên thi hành án cho các bị hại liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu.

Chi tiết thương vụ nghìn tỉ giữa ‘chúa đảo’ Tuần Châu với bà Trương Mỹ LanChi tiết thương vụ nghìn tỉ giữa ‘chúa đảo’ Tuần Châu với bà Trương Mỹ Lan

Hai doanh nghiệp hệ sinh thái Tuần Châu nhận từ phía bà Trương Mỹ Lan hơn 6.000 tỉ đồng trong thương vụ mua bán cổ phần và bất động sản tại Quảng Ninh. Song số tiền này lại được rút từ SCB.

Chi tiết thương vụ nghìn tỉ giữa ‘chúa đảo’ Tuần Châu với bà Trương Mỹ Lan

BÌNH KHÁNH 03/05/2024 21:09 GMT+7

Hai doanh nghiệp hệ sinh thái Tuần Châu nhận từ phía bà Trương Mỹ Lan hơn 6.000 tỉ đồng trong thương vụ mua bán cổ phần và bất động sản tại Quảng Ninh. Song số tiền này lại được rút từ SCB.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Trong phiên sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, tòa tuyên Công ty cổ phần T&H Hạ Long (gọi tắt T&H Hạ Long) và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Âu Lạc Quảng Ninh) phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan.

Cả hai doanh nghiệp trên đều liên quan hai cha con ông Đào Hồng Tuyển - vị đại gia nổi tiếng với danh xưng "chúa đảo Tuần Châu".

Hơn 18 triệu cổ phần và 243 nhà liền kề tại Tuần Châu được "sang tay"

Hợp tác giữa phía bà Lan và doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Tuần Châu chủ yếu liên quan tới hơn 18 triệu cổ phần, tương ứng 71% vốn tại T&H Hạ Long và một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long.

Cụ thể, theo bản án hình sự sơ thẩm vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Đào Hồng Tuyển), T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh đã nhận tổng cộng 6.095 tỉ đồng từ bà Trương Mỹ Lan.

Trong đó, có một khoản 3.179 tỉ đồng ông Đào Anh Tuấn nhận được từ cuối năm 2021 thông qua thỏa thuận khung được đưa ra giữa hai bên. 

Theo thỏa thuận, 70,59% cổ phần của T&H Hạ Long tương ứng 1.411 tỉ đồng được "sang tên" cho phía bà Trương Mỹ Lan.

Còn lại 1.768 tỉ đồng mà bên bà Lan đã chuyển (trong tổng số 3.179 tỉ đồng nêu trên), các bên tiến hành bàn bạc để đối trừ vào các khoản mà bên bà Trương Mỹ Lan có nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận khung.

Với khoản tiền 2.916 tỉ đồng còn lại (trong tổng số 6.095 tỉ đồng), theo bản án sơ thẩm, Âu Lạc Quảng Ninh và T&H Hạ Long đã nhận được từ phía bà Lan thông qua 5 thỏa thuận khung hợp tác, chuyển giao tài sản và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long (243 căn nhà liền kề có tổng diện tích hơn 38.800m2), giá trị xác định tương ứng khoảng 5.068 tỉ đồng.

Ngoài Công ty TNHH đầu tư bất động sản Hưng Phúc, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sunny World - một doanh nghiệp khác liên quan Vạn Thịnh Phát cũng tham gia thương vụ này.

Theo tìm hiểu, Sunny World là doanh nghiệp có trụ sở chính tại quận 1, TP.HCM, vốn chủ sở hữu đến cuối tháng 6-2020 hơn 1.500 tỉ đồng và gắn liền với tên tuổi ông Trương Vincent Kinh.

Ông Trương Vincent Kinh cũng là chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula - một pháp nhân trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, được cơ quan chức năng phân loại trong nhóm "công ty hoạt động kinh doanh bất động sản, có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty con, công ty thành viên".

Các tài sản chuyển nhượng trong thương vụ "sang tay" bất động sản nêu trên tương ứng với 9 sổ đất đã thế chấp để đảm bảo khoản vay của Âu Lạc Quảng Ninh và T&H Hạ Long tại SCB. Các khoản vay này có tổng dư nợ gốc là 1.676 tỉ đồng, theo bản án sơ thẩm.

Như vậy, để sở hữu 243 căn nhà liền kề thuộc các dự án nêu trên, phía bà Lan vẫn còn phải thanh toán cho Âu Lạc Quảng Ninh và T&H Hạ Long 2.152 tỉ đồng nữa.

Hủy bỏ thương vụ mua bán cổ phần, ngăn chặn giao dịch bất động sản

Hội đồng xét xử cũng tuyên trong vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan có nghĩa vụ rất lớn phải thực hiện.

Theo hồ sơ vụ án thể hiện, thực tế bà Lan đã chuyển cho hai doanh nghiệp T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh số tiền 6.095 tỉ đồng và tiền này lại từ nguồn SCB. 

Vì vậy, tòa tuyên buộc thu hồi số tiền nêu trên về cho SCB để đảm bảo khắc phục vụ án.

Đối với các tài sản thế chấp của hai doanh nghiệp nêu trên dùng để bảo đảm khoản vay tại SCB, cơ quan cảnh sát điều tra cũng đang ngăn chặn giao dịch chuyển nhượng.

Ngoài ra, các thỏa thuận khung hợp tác giữa ông Đào Anh Tuấn, T&H Hạ Long, Âu Lạc Quảng Ninh với các tổ chức, cá nhân liên quan bà Trương Mỹ Lan cũng bị hủy bỏ, theo nội dung trong bản án.

Cơ quan chức năng đã kê biên để đảm bảo nghĩa vụ của doanh nghiệp với hơn 18 triệu cổ phần, tương ứng gần 71% vốn điều lệ của T&H Hạ Long.

Được biết, tại phiên tòa, đại diện T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh đã đề nghị hội đồng xét xử xem xét dành quyền cho công ty và các bên liên quan được khởi kiện trong một vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự để xác định trách nhiệm nghĩa vụ các bên.

Tòa án nhân dân TP.HCM cũng cho rằng cần tách vụ Tuần Châu giải quyết với Ngân hàng SCB và các bên liên quan (nếu có) trong một vụ án khác khi các bên có yêu cầu.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan nói gì về việc hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu?Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan nói gì về việc hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu?

Cơ quan điều tra đã kê biên 8 bất động sản tại tỉnh Quảng Ninh liên quan đến thỏa thuận hợp tác của bà Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu Quảng Ninh.

'Chúa đảo' Tuần Châu liên quan gì bà Trương Mỹ Lan?

BÌNH KHÁNH 01/05/2024 19:59 GMT+7

Hai doanh nghiệp liên quan ông Đào Hồng Tuyển - chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu - sẽ phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ án.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa khai đưa tiền ông Đào Hồng Tuyển nhiều năm nhưng không giấy tờ gì - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa khai đưa tiền ông Đào Hồng Tuyển nhiều năm nhưng không giấy tờ gì - Ảnh: HỮU HẠNH

Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã khép lại. Ngoài hình phạt với các bị cáo, tòa cũng có phán quyết về xử lý tài sản, trách nhiệm bên liên quan.

Cụ thể, tòa buộc nhiều doanh nghiệp phải nộp lại số tiền liên quan bà Lan. Trong đó Công ty cổ phần T&H Hạ Long (gọi tắt T&H Hạ Long) và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Công ty Âu Lạc) phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Lan trong toàn bộ vụ án.

Hai doanh nghiệp phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan

Còn theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã kê biên 8 bất động sản Công ty Âu Lạc liên quan đến thỏa thuận hợp tác giữa bà Lan với Tập đoàn Tuần Châu.

Việc hợp tác chi tiết ra sao chưa được đề cập rõ. Trong khi tòa cho rằng tách vụ Tuần Châu giải quyết với Ngân hàng SCB và các bên liên quan (nếu có) trong một vụ án khác khi các bên có yêu cầu.

Vậy trước nay Tuần Châu của ông Đào Hồng Tuyển liên quan gì bà Trương Mỹ Lan?

Bà Lan 'nhờ' người đứng tên hộ ở công ty 'chúa đảo' Tuần châu

Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, T&H Hạ Long thành lập năm 2007, trụ sở chính tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.

Lúc mới thành lập, T&H Hạ Long có vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Âu Lạc góp 51% vốn, tương đương 255 tỉ đồng, còn lại Công ty TNHH T&T nắm 15% vốn và ông Nguyễn Đức Thành góp 5%. 

Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật thời điểm này là ông Đào Hồng Tuyển.

Từ cuối 2020, "ghế" chủ tịch được chuyển sang ông Nguyễn Vũ Anh Thi (SN 1982) và thông tin đăng ký doanh nghiệp hiện nay của T&H Hạ Long trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia vẫn là ông Thi (tính đến tháng 3-2023).

Ông Thi là một cái tên quen thuộc trong hệ sinh thái doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát. Tại lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp gần đây nhất từ tháng 8-2022, T&H Hạ Long đã được tăng vốn lên 3.855 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.

Tuy nhiên theo kết luận điều tra trong vụ Vạn Thịnh Phát, hơn 18 triệu cổ phần (tương ứng gần 71% cổ phần) của T&H Hạ Long đã được bà Trương Mỹ Lan giao Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Vũ Anh Thi, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Thị Lan Phương và Mai Thị Cẩm Thúy đứng tên. 

Hồi tháng 10-2023, cơ quan CSĐT đã ra lệnh kê biên số cổ phần này.

Là một doanh nghiệp chưa đại chúng, rất hiếm thông tin của T&H Hạ Long xuất hiện trên truyền thông. 

Ngoài T&H Hạ Long, Tuần Châu Group của ông Đào Hồng Tuyển là tập hợp của nhiều pháp nhân, trong đó Công ty Âu Lạc đóng vai trò nòng cốt. 

Âu Lạc Quảng Ninh cũng là pháp nhân cùng với T&H Hạ Long có trách nhiệm nộp hơn 6.000 tỉ đồng trong vụ Vạn Thịnh Phát.

Dữ liệu về thông tin đăng ký doanh nghiệp cho biết Công ty Âu Lạc được thành lập từ 1997, tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.

Những "mắt xích" hợp tác giữa "chúa đảo" và bà Trương Mỹ Lan

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, lúc mới thành lập, Công ty Âu Lạc có vốn điều lệ 700 tỉ đồng, ông Tuyển góp 672 tỉ đồng (tương đương 95% vốn).

Người còn lại là ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Tuyển) 28 tỉ đồng, tức 4% vốn. Ông Tuấn là tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật công ty.

Đến tháng 8-2022, Âu Lạc tăng vốn từ 3.500 tỉ đồng lên 5.576 tỉ đồng, theo đó ông Tuyển tăng giá trị góp lên 3.936 tỉ đồng, còn lại vẫn là ông Tuấn.

Dữ liệu đăng ký doanh nghiệp mới nhất (tháng 1-2024), Âu Lạc giảm vốn điều lệ xuống 4.100 tỉ đồng. Danh sách thành viên góp vốn thay đổi từ ông Tuyển sang Công ty cổ phần Tập đoàn Tuần Châu với 96% vốn, tương đương 3.936 tỉ đồng; còn ông Tuấn nắm 4% (164 tỉ đồng).

Người đại diện pháp luật cũng chuyển từ ông Tuấn và bà Đào Thị Đoan Trang (con gái ông Tuyển) sang ông Đỗ Xuân Linh (SN 1990) - người giữ vị trí tổng giám đốc thay ông Tuấn.

Theo thông tin công khai năm 2022, Âu Lạc Quảng Ninh và Công ty TNHH đầu tư bất động sản Hưng Phúc đã có thỏa thuận hợp tác và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long.

Theo dữ liệu về đăng ký kinh doanh, Công ty bất động sản Hưng Phúc thành lập tháng 6-2020, vốn điều lệ 380 tỉ đồng. 

Thành viên góp vốn là ông Phạm Nguyễn Bảo Trung với 65% vốn, còn lại bà Hồ Mỹ Phương nắm 35%. Ông Trung (SN 1989) là người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc công ty.

Đến tháng 5-2022, bà Đỗ Thị Út Hồng thay ông Trung làm tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp cũng thay đổi với hai thành viên là bà Đỗ Thị Út Hồng nắm 65% vốn và bà Nguyễn Thị Huệ 35%.

Bà Hồng hay ông Trung đều liên quan Công ty cổ phần Phát triển dự án Long An - một doanh nghiệp nằm trong danh sách 762 công ty liên quan vụ Vạn Thịnh Phát.

PV Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với ông Đào Hồng Tuyển nhưng chưa có phản hồi. Tuổi Trẻ Online sẽ tiếp tục cập nhật thông tin...

Bà Lan nói gì về hợp tác với ông Tuyển trước tòa?

Liên quan đến hợp tác với Tuần Châu, bà Lan khai trước tòa bà Phạm Thị Lan Phương là người phụ trách dự án.

Theo bà Lan, tiền được đưa cho ông Tuyển Tuần Châu (tức ông Đào Hồng Tuyển) trong suốt nhiều năm mà không có giấy tờ gì. "Chị Phương đang bị phù não đi Úc nên tài liệu cũng không bàn giao lại, những vấn đề liên quan tôi cũng không nhớ rõ chi tiết. Công ty Tuần Châu cho SCB mượn tài sản, cụ thể thế nào bị cáo không rõ, bị cáo chỉ biết SCB đang cơ cấu liên tục, luôn thiếu tài sản, còn việc cơ cấu thế nào thì không rõ, việc này có thể Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB) biết", bà Lan nói.

ĐAN THUẦN

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan nói gì về việc hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu?Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan nói gì về việc hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu?

Cơ quan điều tra đã kê biên 8 bất động sản tại tỉnh Quảng Ninh liên quan đến thỏa thuận hợp tác của bà Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu Quảng Ninh.


Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo bản án sơ thẩm

ĐAN THUẦN 26/04/2024 20:58 GMT+7

Bà Trương Mỹ Lan xin xem xét lại tội danh mà tòa án cấp sơ thẩm đã buộc tội và mức án tử hình đối với bà.

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Ngày 26-4, nguồn tin Tuổi Trẻ Online xác nhận bà Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm gửi Tòa án nhân dân TP.HCM.

Theo đó, bà Trương Mỹ Lan xin xem xét lại tội danh mà tòa án cấp sơ thẩm đã buộc tội và mức án tử hình đối với bà.

Trước đó, ngày 11-4, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay, tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ. Tổng hợp mức án là tử hình.

Về trách nhiệm dân sự, hội đồng xét xử tuyên buộc bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền 673.849 tỉ đồng.

Hội đồng xét xử nhận định quá trình điều tra, diễn biến phiên tòa, lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ căn cứ xác định tính đến tháng 10-2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB thông qua các cá nhân, pháp nhân đứng tên giùm.

Lợi dụng vai trò là cổ đông lớn, quyền lực, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan đã truyền đạt ý chí cho các bị cáo Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung thực hiện việc rút tiền từ SCB nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Các bị cáo Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung tiếp nhận ý chí của bà Trương Mỹ Lan, bỏ qua các quy định pháp luật, giúp sức tích cực để Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.

Hành vi nêu trên của Trương Mỹ Lan và các bị cáo đủ cấu thành tội tham ô tài sản. Tuy nhiên SCB không có vốn nhà nước, các bị cáo này thực hiện hành vi phạm tội trong một thời gian dài, trong khi Bộ luật Hình sự có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý tại thời điểm trước và sau ngày 1-1-2018.

Theo đó, Bộ luật Hình sự 1999 không quy định tội tham ô tài sản đối với các pháp nhân ngoài nhà nước. Nên những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1-1-2018 bị xử lý theo điều, khoản tương ứng (điều 179) Bộ luật Hình sự năm 1999; những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 1-1-2018 bị xử lý theo các điều, khoản (điều 353, điều 206) Bộ luật Hình sự năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị cáo.

Trong suốt phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan không đồng ý và liên tục đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại tội danh "tham ô tài sản" và "đưa hối lộ" đối với bà.

Liên quan vụ án, 85 bị cáo còn lại trong vụ án nhận các mức hình phạt từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến tù chung thân.

Tòa tuyên tử hình bà Trương Mỹ LanTòa tuyên tử hình bà Trương Mỹ Lan

Ngày 11-4, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Luật sư đề nghị xử lý người tạo trend 'đi tìm kho báu của bà Lan giấu ngoài biển'

THÂN HOÀNG 20/04/2024 11:52 GMT+7

Luật sư cho rằng người tạo trend ra khơi truy tìm kho báu đã có hành vi xuyên tạc, xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của bà Lan.

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình - Ảnh: HỮU HẠNH

Trend ra khơi truy tìm kho báu 673.000 tỉ đồng của bà Trương Mỹ Lan nổi sóng trên mạng xã hội những ngày qua, sau phiên tòa xét xử chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Vì sao luật sư đề nghị xử lý người tạo trend 'đi tìm kho báu của bà Lan giấu ngoài biển'?

Trend này bắt nguồn từ clip đăng tải trên Facebook, TikTok có nội dung bà Lan trả lời hội đồng xét xử số tiền này "đang được giấu ngoài biển".

Sau khi clip được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người đã "đu trend" bằng những bức ảnh chế, các đoạn video chèo thuyền ra khơi tìm kho báu...

Thậm chí nhiều tài khoản trên Facebook còn chế bức ảnh đã được tài khoản có tên Trương Mỹ Lan chuyển khoản cho mình 673.000 tỉ nên "không phải ra khơi nữa".

Thậm chí nhiều người nổi tiếng cũng "đu trend" đăng tải status "ra khơi truy tìm kho báu".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 20-4, luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) - người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan - khẳng định clip "ra khơi truy tìm kho báu" có nhiều nội dung xuyên tạc.

Luật sư Thanh đã có đơn đề nghị xử lý người có hành vi xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm bà Trương Mỹ Lan. Đơn này được luật sư gửi đến các cơ quan chức năng như Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an); gửi Cục Phát thanh truyền hình, thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông); gửi Tòa án nhân dân TP.HCM, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) và gửi Cơ quan cảnh sát điều tra (C03, Bộ Công an).

Trong đơn, luật sư cho biết tại phiên tòa xét xử vụ Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan cùng tất cả các bị cáo, những người tham gia tố tụng khác đều có thái độ tôn trọng, hợp tác với hội đồng xét xử, cơ quan công tố và các đơn vị nghiệp vụ tham gia phiên tòa.

Tuy nhiên sau phiên tòa sơ thẩm, xuất hiện đoạn clip lồng ghép, xuyên tạc hội thoại giữa chủ tọa phiên tòa và bà Trương Mỹ Lan.

"Đoạn clip đó đến nay đã tạo cơn sốt, thậm chí đã trở thành viral (lan truyền), tạo trend (xu hướng) tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội…

Để ngăn chặn những tác động xấu tiếp tục xảy ra cho người dân và xã hội, luật sư đề nghị các cơ quan xác minh, điều tra làm rõ hành vi vi phạm, xử lý nghiêm người thực hiện hành vi để răn đe và phòng ngừa chung, tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra trong tương lai", đơn của luật sư Thanh kiến nghị.

Đồng thời, đơn của luật sư cũng kiến nghị Cục Phát thanh truyền hình, thông tin điện tử yêu cầu các cá nhân đã đăng tải clip và các tổ chức quản lý gỡ bỏ clip này khỏi tài khoản và các nền tảng mạng xã hội, website.

Một phân đoạn của rapper Hiếu Thứ Hai trong chương trình 2 ngày 1 đêm cũng được cộng đồng mạng chế lại cho cuộc săn tìm kho báu

Một phân đoạn của rapper Hiếu Thứ Hai trong chương trình 2 ngày 1 đêm cũng được cộng đồng mạng chế lại cho cuộc săn tìm kho báu

Cũng theo luật sư Giang Hồng Thanh, suốt quá trình xét xử phiên tòa và cả phần tuyên án không có chuyện bà Trương Mỹ Lan nói "673.000 tỉ ở ngoài biển" như trong clip đang tạo trend.

Luật sư đặt nghi vấn đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội đã được tạo dựng, lồng ghép và thậm chí có thể được sử dụng công nghệ AI để sao cho hình ảnh chân thực, sống động nhất.

"Mặc dù là clip cắt ghép, nhưng ý đồ được thực hiện một cách công phu, bài bản đã khiến rất nhiều người tin rằng đó là sự việc có thật diễn ra giữa chốn công đường, tạo dư luận xấu, làm giảm sự uy nghiêm, phụng công thủ pháp của tòa án. 

Không những vậy, đoạn clip xuyên tạc đã xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của bà Trương Mỹ Lan, đây là điều được pháp luật bảo vệ", luật sư phân tích.

Luật sư viện dẫn điều 8 và điều 16 Luật An ninh mạng để cho rằng hành vi của người tạo dựng clip "ra khơi truy tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan" với nhiều nội dung xuyên tạc đã vi phạm quy định pháp luật, cần xử lý nghiêm.

Trend đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan bắt nguồn từ đâu?

Câu chuyện tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan này được cho là bắt nguồn từ dòng status cải biên trên Facebook:

Khi được tòa hỏi "Giấu 673.000 tỉ đồng ở đâu?", bị cáo Trương Mỹ Lan trả lời: "Các ngươi muốn của cải của ta ư? Ta giấu ngoài biển khơi ấy, ngươi muốn thì ra đó mà tìm".

Kể từ đó, người người nhà nhà đều "đu trend" tìm kho báu, từ những tấm ảnh chế đến các đoạn video chèo thuyền, chèo thúng phóng ra biển khơi thu về hàng trăm nghìn lượt thích.

Tuy nhiên, người đầu tiên được cho là gợi lên trào lưu nói trên là một tài khoản trên ứng dụng Threads.

Tài khoản này có tên "naotmal" đã đăng một status với các tình tiết được ứng tác dựa trên bộ truyện One Piece.

Status trên Threads quá viral (hơn 600 comment và hơn 10.000 lượt like), khơi mào cho hàng loạt video hài hước ngoại truyện các hải tặc đi kiếm tìm kho báu, thu hút sự thích thú của đông đảo cư dân mạng.

Bộ Tư pháp thông tin về việc thi hành án hơn 673.800 tỉ đồng với bà Trương Mỹ LanBộ Tư pháp thông tin về việc thi hành án hơn 673.800 tỉ đồng với bà Trương Mỹ Lan

Bộ Tư pháp cho biết nếu phần dân sự vụ án Vạn Thịnh Phát liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo tới đây không có kháng cáo, kháng nghị và bản án có hiệu lực thì sẽ thi hành đúng theo quy định pháp luật.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tiền và tài sản 'khủng' sẽ thu hồi ra sao?

ĐAN THUẦN 13/04/2024 12:59 GMT+7

Đại án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã kết thúc tòa sơ thẩm với án tử hình dành cho bà Trương Mỹ Lan.

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình - Ảnh: HỮU HẠNH

Cụ thể, bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình về tội Tham ô tài sản, 20 năm tù về tội Đưa hối lộ, 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức, tín dụng. Tổng hợp hình phạt là tử hình.

Về trách nhiệm dân sự, hội đồng xét xử tuyên buộc bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền 673.849 tỉ đồng.

Ưu tiên cho các bị hại ở giai đoạn 2

Tòa đã tuyên buộc các bị cáo, nhiều người và tổ chức liên quan bà Trương Mỹ Lan phải nộp lại tiền nhằm bồi hoàn cho SCB. Ngoài ra, tòa cũng giao SCB tiếp tục quản lý, xử lý đối với 1.122 mã tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo cho 1.243 khoản vay, hợp đồng tín dụng còn nghĩa vụ nợ trong vụ án.

Tòa đề nghị SCB trong trường hợp nếu xử lý tài sản theo hợp đồng thế chấp để thu hồi nợ thì sau khi xử lý xong các khoản nợ được đảm bảo bằng các tài sản tương ứng thì phần giá trị tài sản còn lại (nếu có) cần phối hợp với Cục Cảnh sát kinh tế (C03, Bộ Công an) để xác định tài sản nào thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan và dùng toàn bộ phần còn lại đó để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Lan trong vụ án này.

Các tài sản tiếp tục bị tạm giữ để đảm bảo nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án gồm: 116,3 tỉ đồng mà ông Tạ Hùng Quốc Việt (tổng giám đốc Công ty cổ phần Greenhill Village) và gia đình tự nguyện nộp lại; 190.000 USD của ông Trần Văn Hùng nộp lại để đảm bảo nghĩa vụ của bà Lan trong toàn bộ vụ án; số tiền 50 tỉ đồng của ông Nguyễn Phú Tiên (giám đốc Công ty TNHH MTV An Nhựt Tân Long An) nộp; 414,9 tỉ đồng của Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương đã nộp.

Tòa còn tuyên buộc Công ty Quốc Cường Gia Lai hoàn trả toàn bộ số tiền đã nhận từ bà Lan là 2.882,8 tỉ đồng; buộc Công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát phải nộp lại 2.355 tỉ đồng; buộc Công ty Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo nộp lại 145,26 tỉ đồng và 1.000 lượng vàng SJC; buộc bà Mai Ngọc Ngà nộp lại 19,3 tỉ đồng; buộc Công ty TNHH MTV Phát triển và kinh doanh nhà hoàn trả 400 tỉ đồng; buộc Công ty cổ phần T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại 6.095 tỉ đồng. Những khoản tiền này dùng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Lan trong toàn bộ vụ án.

Tòa yêu cầu tiếp tục kê biên, tạm giữ đối với các bất động sản, cổ phần, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, các tài sản khác của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để đảm bảo thi hành án.

Yêu cầu tiếp tục kê biên, tạm giữ đối với 76 bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), giao cho C03 để điều tra làm rõ xử lý liên quan hành vi sai phạm của một số người đứng tên hộ tài sản cho bà Lan; 16 bất động sản tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (diện tích khoảng 1ha thuộc dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển), giao C03 tiếp tục điều tra để giải quyết trong giai đoạn 2 của vụ án; tiếp tục phong tỏa tài khoản của các bị cáo và những người liên quan để đảm bảo thi hành án với các bị cáo.

Tòa thông báo với các tài sản, khoản tiền mà tòa xác định để khắc phục, đảm bảo nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án là bao gồm vụ án này và các vụ án của các giai đoạn tiếp theo nhưng ưu tiên thi hành án cho các bị hại liên quan hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu (giai đoạn 2).

Làm rõ dòng tiền 108.878 tỉ đồng và 14,7 triệu USD rút từ SCB

Một trong những kiến nghị quan trọng của hội đồng xét xử là kiến nghị cơ quan điều tra xác minh dòng tiền 108.878 tỉ đồng và hơn 14,7 triệu USD để có cơ sở thu hồi khắc phục hậu quả, đồng thời làm rõ các sai phạm liên quan (nếu có) để xử lý.

Về số tiền trên, hồ sơ vụ án thể hiện sau khi tiền mặt được xuất khỏi quỹ được giao cho Bùi Văn Dũng (lái xe của bà Lan) để chở về nhà cho bà Lan tại tòa nhà Sherwood (quận 3), rồi giao lại cho Trần Thị Hoàng Uyên (trợ lý của bà Lan). Sau đó, Uyên sẽ chuyển khoản hoặc giao tiền mặt cho các cá nhân theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.

Theo hồ sơ, bà Uyên khai khi nhận tiền từ Dũng thì báo cho bà Lan biết, sau đó thực hiện theo chỉ đạo của bà Lan xử lý số tiền theo hai cách:

Với khoản tiền từ vài chục tỉ đến 100 tỉ đồng thì bà Lan sẽ thông báo người đến nhận, đưa số điện thoại cho Uyên liên lạc hoặc biển số xe của người đến nhận.

Sau khi liên lạc, Uyên giao đúng số tiền. Với những khoản tiền lớn hơn, ông Dũng chở về mà không giao ngay thì chia thành một khoản 147,5 tỉ đồng (có khi nhiều hơn hoặc ít hơn), sau đó đóng thùng. Hôm sau sẽ có tài xế của con gái bà Lan chở đi giao theo yêu cầu của bà.

Về việc này, bà Lan khai do nợ khi mua dự án, nợ bạn bè, khi nhận nợ bà nhận tiền USD nên khi trả phải quy từ tiền Việt sang tiền USD, vì vậy đóng thùng 147,5 tỉ đồng tương đương 6 triệu USD.

Theo sổ tay ghi chép và lời khai của ông Dũng, bà Uyên và những người liên quan xác định từ 26-2-2019 đến 12-9-2022, theo sự chỉ đạo của bà Lan, ông Dũng đã chở từ SCB về nhà bà Lan hoặc giao, đưa cho một số cá nhân khoảng 108.878 tỉ đồng và 14,7 triệu USD.

Bộ Tư pháp thông tin về việc thi hành án

Chiều 12-4, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thường kỳ quý 1-2024 để thông tin về các hoạt động của bộ, ngành tư pháp.

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Thắng Lợi, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), đã có những thông tin về quá trình thi hành án với bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Theo ông Lợi, ngay trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, các tài sản và vật chứng được chuyển giao cho cơ quan thi hành án.

Tổng cục Thi hành án dân sự cũng đã chỉ đạo, rà soát tính pháp lý để đảm bảo cho quá trình thi hành án với bà Lan và các bị cáo sau này. "Vụ án mới tuyên, đang là án sơ thẩm, chưa có hiệu lực thi hành. Nếu phần dân sự tới đây không có kháng cáo, kháng nghị và bản án có hiệu lực thì sẽ thi hành", ông Lợi nói.

Cũng theo ông Lợi, đơn vị đã chủ động chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự TP.HCM xây dựng kế hoạch chi tiết, bố trí nguồn lực, cử cán bộ hướng dẫn để ngay khi bản án vụ Vạn Thịnh Phát có hiệu lực pháp luật sẽ tổ chức thi hành án.

Với vụ án về trái phiếu liên quan bà Lan, "khi nào có bản án hiệu lực sẽ tổ chức thi hành theo đúng trình tự thủ tục".

D.TRỌNG

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa buộc bà Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 673.800 tỉ đồngVụ Vạn Thịnh Phát: Tòa buộc bà Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 673.800 tỉ đồng

Sau khi trừ đi tiền các bị cáo đã khắc phục hậu quả, bị cáo Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) còn phải chịu trách nhiệm số tiền hơn 673.800 tỉ đồng.

Vì sao bà Trương Mỹ Lan phải chịu án phí ‘khủng’, lên đến 674 tỉ đồng?

ĐAN THUẦN 12/04/2024 18:00 GMT+7

Tòa án đã giải quyết phần dân sự trong vụ án Vạn Thịnh Phát có liên quan trách nhiệm của bà Trương Mỹ Lan nên bà phải chịu án phí dân sự sơ thẩm lên đến hơn 674 tỉ đồng.

Bà Trương Mỹ Lan lãnh mức án tử hình - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan lãnh mức án tử hình - Ảnh: HỮU HẠNH

Hôm qua, Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên án đối với bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và nhiều đơn vị khác.

Trong 86 bị cáo, bà Trương Mỹ Lan phải nhận mức án cao nhất là tử hình về các tội tham ô tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và đưa hối lộ.

Ngoài tuyên trách nhiệm hình sự, dân sự của từng bị cáo và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vụ án, hội đồng xét xử sơ thẩm còn thông báo mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan còn phải chịu gần 674 tỉ đồng án phí dân sự sơ thẩm. Đây được xem là mức án phí "khủng" nhất trong lịch sử tố tụng.

Theo điều 21 nghị quyết 326/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí của tòa án thì các loại án phí trong vụ án hình sự gồm:

Án phí hình sự sơ thẩm; án phí hình sự phúc thẩm; án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp tòa án giải quyết cả phần dân sự trong vụ án hình sự, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch; án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần dân sự trong vụ án hình sự.

Như vậy tòa án đã giải quyết phần dân sự trong vụ án Vạn Thịnh Phát nên bà Trương Mỹ Lan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Theo điểm e, mục 1.3, danh mục A ban hành kèm theo nghị quyết trên, đối với những tranh chấp dân sự có số tiền trên 4 tỉ đồng thì công thức tính sẽ là: 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỉ đồng.

Trong vụ án này, hội đồng xét xử tuyên bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho Ngân hàng SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền hơn 673.849 tỉ đồng.

Áp với công thức trên, án phí dân sự đối với bà Lan được tính như sau: 112 triệu + 0,1% (673.849 tỉ - 4 tỉ đồng) = 673 tỉ.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Án phí ‘khủng’, bà Trương Mỹ Lan phải chịu gần 674 tỉ đồngVụ Vạn Thịnh Phát: Án phí ‘khủng’, bà Trương Mỹ Lan phải chịu gần 674 tỉ đồng

Ngoài tuyên mức án đối với bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác, hội đồng xét xử cũng kiến nghị nhiều nội dung để cơ quan điều tra làm rõ trong quá trình điều tra vụ án ở giai đoạn 2.

Bộ Tư pháp thông tin về việc thi hành án hơn 673.800 tỉ đồng với bà Trương Mỹ Lan

DANH TRỌNG 12/04/2024 17:27 GMT+7

Bộ Tư pháp cho biết nếu phần dân sự vụ án Vạn Thịnh Phát liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo tới đây không có kháng cáo, kháng nghị và bản án có hiệu lực thì sẽ thi hành đúng theo quy định pháp luật.

Ông Nguyễn Thắng Lợi, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, thông tin tại họp báo - Ảnh: DANH TRỌNG

Ông Nguyễn Thắng Lợi, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, thông tin tại họp báo - Ảnh: DANH TRỌNG

Chiều 12-4, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thường kỳ quý 1 năm 2024 để thông tin về các hoạt động của bộ, ngành tư pháp.

Tại họp báo, ông Nguyễn Thắng Lợi, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), đã có những thông tin về quá trình thi hành án với bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát.

Theo ông Lợi, ngay trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, các tài sản, vật chứng được chuyển giao cho cơ quan thi hành án.

Tổng cục Thi hành án dân sự cũng đã chỉ đạo, rà soát tính pháp lý để đảm bảo cho quá trình thi hành án với bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo sau này.

"Vụ án mới tuyên ngày hôm qua, đang là án sơ thẩm, chưa có hiệu lực thi hành. Nếu phần dân sự tới đây không có kháng cáo, kháng nghị và bản án có hiệu lực thì sẽ thi hành đúng theo quy định pháp luật", ông Lợi nói và cho hay đây là vụ việc rất lớn, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và xã hội.

Cũng theo phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, đơn vị đã chủ động chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự TP.HCM xây dựng kế hoạch chi tiết, bố trí nguồn lực, cử cán bộ hướng dẫn để ngay khi bản án vụ Vạn Thịnh Phát có hiệu lực pháp luật, sẽ tổ chức thi hành án.

Với vụ án về trái phiếu liên quan đến bà Lan, "khi nào có bản án hiệu lực sẽ tổ chức thi hành theo đúng trình tự thủ tục".

Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, ngày 11-4, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với bà Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm. Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên phạt mức án cao nhất là tử hình, 85 bị cáo còn lại có mức án từ án treo đến chung thân.

Về trách nhiệm dân sự, hội đồng xét xử cho rằng thực tế bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây thiệt hại hơn 677.000 tỉ đồng (dư nợ 1.284 khoản vay) nhằm rút tiền SCB.

Các bị cáo phải có nghĩa vụ bồi hoàn cho SCB. Song hội đồng xét xử xét thấy bản chất số tiền đều được bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng hoặc chỉ đạo sử dụng. Các bị cáo khác chỉ làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo và các pháp nhân khác được thành lập nhằm để ký hợp đồng vay cho Trương Mỹ Lan.

Theo đó, 1.284 khoản vay là phương thức, thủ đoạn để bị cáo Lan rút tiền SCB sử dụng nên phải buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi hoàn dư nợ 1.284 khoản vay trên cho SCB.

Tính đến ngày 17-10-2022 (thời điểm khởi tố vụ án) là hơn 677.000 tỉ đồng.

Đối với số tiền lãi trước ngày 17-10-2022, các khoản vay này phát sinh trước thời điểm khởi tố vụ án và đã báo cáo hạch toán vào SCB, nên buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi hoàn toàn bộ tiền vay và lãi.

Đối với số tiền lãi tính sau ngày 17-10-2022, như đã nêu, bản chất khoản vay thực hiện không đúng quy định pháp luật nên hội đồng xét xử không xem xét.

Hội đồng xét xử xét yêu cầu bị cáo Nguyễn Cao Trí (chủ tịch HĐQT Capella) nộp 1.000 tỉ đồng, bị cáo Dương Tấn Trước (tổng giám đốc Công ty Tường Việt) nộp hơn 1.200 tỉ đồng vào SCB để khấu trừ nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Lan.

Đối với các bị cáo khác đã tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả, hội đồng xét xử xét không buộc các bị cáo bồi thường.

Tuy nhiên, các bị cáo đã tự nhìn nhận sai phạm, hội đồng xét xử xét ghi nhận việc tự nguyện nộp tiền và được xem là tình tiết giảm nhẹ. 

Số tiền này sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Lan.

Như vậy, sau khi trừ số tiền đã nộp khắc phục, các khoản khấu trừ khác… bị cáo Trương Mỹ Lan phải chịu trách nhiệm số tiền hơn 673.800 tỉ đồng (tương đương dư nợ 1.243/1.284 khoản vay).

Đối với 1.122 mã tài sản đang thế chấp tại SCB, hội đồng xét xử đề nghị SCB phối hợp với C03 - Bộ Công an để xác minh tài sản nào là của bị cáo Trương Mỹ Lan thì xử lý để đảm bảo việc thi hành án.

Cũng tại họp báo, Bộ Tư pháp cho biết trong 6 tháng đầu năm (từ tháng 10-2023 đến tháng 3-2024), cơ quan thi hành án thuộc Bộ Tư pháp đã thi hành xong 240.000 việc và trên 47.000 tỉ đồng.

Trong đó, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 1.177 việc với hơn 10.000 tỉ.

Công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự được tập trung chỉ đạo.

Tính từ ngày 1-10-2023 đến 29-2-2024, cơ quan thi hành án dân sự thu hồi số tiền gần 9.000 tỉ đồng.

Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, tòa án nhân dân các cấp chuyển giao cho các cơ quan thi hành án dân sự 1.387 bản án hành chính, đã thi hành xong 400 việc.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa buộc bà Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 673.800 tỉ đồngVụ Vạn Thịnh Phát: Tòa buộc bà Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 673.800 tỉ đồng

Sau khi trừ đi tiền các bị cáo đã khắc phục hậu quả, bị cáo Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) còn phải chịu trách nhiệm số tiền hơn 673.800 tỉ đồng.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Án phí ‘khủng’, bà Trương Mỹ Lan phải chịu gần 674 tỉ đồng

ĐAN THUẦN 11/04/2024 19:50 GMT+7

Ngoài tuyên mức án đối với bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác, hội đồng xét xử cũng kiến nghị nhiều nội dung để cơ quan điều tra làm rõ trong quá trình điều tra vụ án ở giai đoạn 2.

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên mức án tử hình - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên mức án tử hình - Ảnh: HỮU HẠNH

Chiều 11-4, Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay, tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ, tổng hợp mức án là tử hình. 

85 bị cáo còn lại nhận các mức án từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến tù chung thân.

Kiến nghị xác định nghĩa vụ hoàn trả (nếu có) đối với 3 người đã chết

Ngoài mức án và trách nhiệm dân sự, hội đồng xét xử đã kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến vụ án. Cụ thể:

Hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, truy hồi dòng tiền nhằm xác định nghĩa vụ hoàn trả tài sản (nếu có) đối với Nguyễn Phương Hồng (cựu giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn), Nguyễn Tiến Thành (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB) và Nguyễn Ngọc Dương (tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) - ba người đã chết.

Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp cũng như ban hành các quy định hướng dẫn chi tiết các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, tái cơ cấu, thanh tra và giám sát đối với các tổ chức tín dụng để khắc phục, phòng ngừa vi phạm, tội phạm.

Qua xét xử, hội đồng xét xử cho rằng một số bị cáo đã lợi dụng chính sách thông thoáng để xin giấy phép, lập doanh nghiệp nhưng không kinh doanh, trốn thuế, đứng tên vốn góp chồng chéo, cho mượn giấy tờ để lập công ty… 

Qua đó, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác quản lý và khó phát hiện các sai phạm. 

Có thể thấy việc thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng và là thủ đoạn các bị cáo vi phạm pháp luật.

Từ đó, hội đồng xét xử kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan có quy định kiểm soát việc thành lập, quản lý doanh nghiệp để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội nhưng vẫn khuyến khích, tạo động lực để phát triển kinh tế như chủ trương của Chính phủ đề ra.

Làm rõ dòng tiền đã chở về nhà bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả

Theo hội đồng xét xử, có trường hợp một số ngân hàng, trong đó có Ngân hàng SCB, báo cáo hằng năm không có bất thường, sai phạm nào. 

Các ngân hàng này đều thuê công ty kiểm toán lớn nhưng không phát hiện bất thường. Ví dụ như tại SCB, trước thời điểm khởi tố không phát hiện ra sai phạm nào, nhưng khi SCB bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì phát hiện âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế…

Nhận thấy có bất cập trong công tác kiểm toán, hội đồng xét xử kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, tăng cường hơn nữa trong công tác kiểm toán. 

Đồng thời đề nghị Cục C03 - Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong quá trình điều tra vụ án giai đoạn 2 tiếp tục làm rõ vai trò, trách nhiệm của các công ty kiểm toán tại ngân hàng SCB, các kiểm toán viên có liên quan nếu đủ căn cứ thì đề nghị xem xét xử lý theo đúng quy định.

Đối với số tiền 108.878 tỉ đồng và 14,7 triệu USD được tài xế của bà Lan chở từ Ngân hàng SCB về tầng hầm B1 tòa nhà Sherwood (127 Pasteur, quận 3), hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ dòng tiền để có cơ sở thu hồi khắc phục hậu quả. 

Đồng thời, làm rõ các sai phạm có liên quan (nếu có) để xử lý theo quy định.

Bà Trương Mỹ Lan chịu án phí "khủng"

Hội đồng xét xử cũng kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra các phương án, dự án chưa được xử lý trong vụ án này mà bị cáo Trương Mỹ Lan (hoặc các cá nhân, tổ chức cho Trương Mỹ Lan sử dụng) hợp tác, giao kết, giao dịch để xác định đúng bản chất các giao dịch trên nhằm xác định tài sản và hành vi sai phạm của các cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) để có căn cứ xem xét, thu hồi khi giải quyết vụ án trong giai đoạn 2 theo quy định.

Hội đồng xét xử cũng kiến nghị cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án giai đoạn 2 tiếp tục làm rõ đối với tài sản của 5 bị cáo đang bị truy nã có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo Lan để có căn cứ xem xét giải quyết trong giai đoạn 2 của vụ án.

Các bị cáo mỗi người phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm. 

Riêng bị cáo Trương Mỹ Lan phải chịu gần 674 tỉ đồng án phí dân sự sơ thẩm. 

Các bị cáo Nguyễn Cao Trí, Dương Tấn Trước, Nguyễn Thanh Tùng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa buộc bà Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 673.800 tỉ đồngVụ Vạn Thịnh Phát: Tòa buộc bà Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 673.800 tỉ đồng

Sau khi trừ đi tiền các bị cáo đã khắc phục hậu quả, bị cáo Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) còn phải chịu trách nhiệm số tiền hơn 673.800 tỉ đồng.

Bạn đang đọc trong chuyên đề "XÉT XỬ VỤ ÁN VẠN THỊNH PHÁT"