Thuế và kinh tế số

Tuổi Trẻ Cuối Tuần

TTCT - Các phân tích sâu về cơ hội và rào cản trong việc thu thuế từ các nguồn doanh thu khổng lồ trên không gian số của các chính phủ khác nhau, từ đông sang tây.

Tiếp tục miễn thuế VAT hàng nhập khẩu giá trị nhỏ, rộng cửa cho hàng ngoại 'đè bẹp' hàng nội?

NGỌC AN 25/04/2024 12:07 GMT+7

Việc miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ tiếp tục được đưa vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT, sửa đổi) sẽ khiến cho hàng nội chịu sức ép cạnh tranh lớn.

 Việc mua hàng online xuyên biên giới ngày càng nở rộ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Việc mua hàng online xuyên biên giới ngày càng nở rộ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bởi nhiều ý kiến cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử đang tạo thuận lợi cho hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là những hàng nhập khẩu giá trị nhỏ tràn vào Việt Nam, tạo sức ép lớn cho hàng Việt và các kênh bán lẻ truyền thống. 

Thu thuế bán hàng online để đảm bảo công bằng

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia tài chính - cho rằng để đảm bảo tính bình đẳng trong kinh doanh thì việc đánh thuế với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ, đặc biệt qua kênh thương mại điện tử, cần được tính đến để thực hiện. 

Bởi trước đây khi xây dựng các luật thuế, các cơ quan chức năng cũng đã tính đến chuyện hành thu với thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác. Tuy nhiên, do việc quản lý thu phải mất nhiều chi phí, trong khi kết quả thu “không đáng quan tâm" do có giá trị nhỏ, nên đã áp dụng không thu thuế với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng với thực tiễn hiện nay thì việc mua bán qua các trang thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử và kinh tế số ngày càng phát triển. Vì vậy, việc thống kê, tính toán để thu thuế với đơn hàng dưới 1 triệu đồng được nhập khẩu chắc chắn sẽ không còn "quá phức tạp" khi đã có nhiều nền tảng công nghệ được áp dụng.

Cũng theo ông Thịnh, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của kinh tế số đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh buôn bán qua các sàn thương mại điện tử. 

Đây là lĩnh vực cần được khai thác và phát huy hiệu quả, song việc tính toán các loại thuế, quản lý hoạt động với các sàn thương mại, người kinh doanh lại chưa đầy đủ và theo kịp thực tiễn. 

"Vì vậy để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, bình đẳng với người kinh doanh truyền thống, đã đến lúc cần số hóa hoạt động quản lý, theo dõi, thu thuế với hoạt động kinh doanh buôn bán trên sàn thương mại điện tử, mua bán online trên mạng xã hội như Facebook hoặc Zalo" - ông Thịnh nêu quan điểm. 

Phát biểu tại phiên thảo luận mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng cần cân nhắc bỏ quy định miễn thuế với hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ. 

Ông dẫn chứng số liệu của Tổng công ty cổ phần Bưu chính viễn thông, tại thời điểm tháng 3-2023, có trung bình khoảng 4-5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam.

Với giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000 - 300.000 đồng; hằng ngày trung bình có khoảng 45 - 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok…

Như vậy, với sự bùng nổ của thương mại điện tử xuyên biên giới, lượng giao dịch hàng hóa giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng gấp nhiều lần. 

Nhiều sức ép lớn cho bán lẻ truyền thống, sản xuất nội địa

Một lãnh đạo quản lý ngành cho hay xu hướng mua sắm online, qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội đang ngày càng phát triển. Đây là xu thế tất yếu trong phát triển, khi công nghệ, chuyển đổi số và các ngành kinh tế số đang bùng nổ, đang tạo sức ép rất lớn cho ngành bán lẻ truyền thống của Việt Nam. 

"Sự thay đổi chóng mặt của các loại hình bán lẻ yêu cầu các mô hình bán lẻ phải thích ứng, vừa chuyển đổi số, vừa chuyển đổi xanh. Theo đó, bán lẻ hiện đại sẽ chiếm tỉ trọng chủ yếu, các doanh nghiệp tham gia kênh thương mại điện tử để bán hàng" - vị này đánh giá. 

Trong khi đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc - chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - bày tỏ băn khoăn về việc tiếp tục miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ. Bởi điều này có thể sẽ ngày càng tác động lớn, tạo sức ép cho sản xuất trong nước, khi khối lượng giao dịch thông qua các kênh thương mại điện tử ngày càng nhiều.

Do đó, ông cho rằng việc duy trì chính sách miễn thuế trong khi hoạt động thương mại, kinh doanh đã thay đổi theo xu thế mới, sẽ khiến cho hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam thông qua các kênh thương mại điện tử, từ đó "đè bẹp" hàng nội địa và tạo sức ép lớn hơn cho các kênh bán lẻ nội địa. 

Việc miễn thuế VAT gắn với miễn thuế nhập khẩu được điều chỉnh bởi quyết định 78/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, cho phép hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu, đồng thời với việc miễn thuế VAT ở khâu nhập khẩu.

Đơn hàng chuyển qua Shopee, Lazada, TikTok… hàng tỉ USD/tháng, có nên miễn thuế VAT?Đơn hàng chuyển qua Shopee, Lazada, TikTok… hàng tỉ USD/tháng, có nên miễn thuế VAT?

Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ tham khảo xu thế chung để cân nhắc bỏ quy định miễn thuế VAT với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ.

Tăng thuế thuốc lá - giải pháp hiệu quả giảm thiểu tỷ lệ hút thuốc

MAI MAI HƯƠNG 29/03/2023 14:30 GMT+7

báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm ‘Cải cách thuế thuốc lá - Yêu cầu cấp thiết từ cuộc sống’,


Các chuyên gia tại tọa đàm “Cải cách thuế thuốc lá - Yêu cầu cấp thiết từ cuộc sống”

Các chuyên gia tại tọa đàm “Cải cách thuế thuốc lá - Yêu cầu cấp thiết từ cuộc sống”

Tọa đàm có sự tham gia của bà Phan Thị Hải - đại diện Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) và ông Nguyễn Tuấn Lâm - đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam.

Thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế xã hội

Mở đầu buổi tọa đàm, bà Phan Thị Hải khẳng định thuốc lá là một sản phẩm gây nghiện được sử dụng hợp pháp. Việc hút thuốc lá gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe và kinh tế xã hội.

Ông Nguyễn Tuấn Lâm giải thích thêm trong khói thuốc lá có đến 7.000 hóa chất, trong đó 70 chất gây ung thư và 250 chất độc. Ngoài ra, chất nicotin trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây nghiện, khiến nhiều người bị lệ thuộc vào thuốc lá.

Việc hút thuốc lá có thể dẫn đến nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, phổi tắc nghẽn mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

"Việc hút thuốc còn gây tác động xấu lên thế hệ tương lai. Nếu người mẹ đang mang thai tiếp xúc thụ động với khói thuốc có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thậm chí có những tổn thương về mặt di truyền đối với em bé sau này", ông Lâm chia sẻ.

Bà Phan Thị Hải cũng cho biết sử dụng thuốc lá đã gây ra gánh nặng lớn cho kinh tế xã hội. Theo ước tính của Bộ Y tế năm 2020, người dân Việt Nam bỏ ra 49.000 tỉ đồng để mua thuốc lá hàng năm.

Tổn thất kinh tế do sử dụng thuốc lá ở Việt Nam ước tính trên 24.000 tỉ đồng mỗi năm (gần 1% GDP năm 2011), bao gồm chi phí điều trị bệnh, tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau, bệnh tật và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến hút thuốc gây ra.

Bà Phan Thị Hải - đại diện Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế)

Bà Phan Thị Hải - đại diện Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế)

Cũng theo bà Hải, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy những năm gần đây tỉ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới và thanh thiếu niên tại Việt Nam có xu hướng giảm, tỉ lệ sử dụng thuốc lá trong nữ giới tăng nhẹ từ 1,4% năm 2015 lên 1,7% năm 2020. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong top 15 quốc gia có tỉ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới

Tăng thuế thuốc lá mang lại nhiều lợi ích

Có nhiều nguyên nhân khiến tỉ lệ sử dụng thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn ở mức cao, trong đó phải kể đến giá thuốc lá.

Về vấn đề này, ông Lâm đưa ra dẫn chứng : "Giá thuốc lá tại Việt Nam hiện đứng thứ 157 trên tổng số 161 quốc gia".

Bà Hải cũng nêu quan điểm: "Vì giá thuốc lá rẻ nên nhiều người, kể cả thanh thiếu niên và những người lao động nghèo, dễ dàng tiếp cận".

Ông Nguyễn Tuấn Lâm - đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam

Ông Nguyễn Tuấn Lâm - đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam

Theo ông Lâm, tăng thuế thuốc lá đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và mang đến hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá.

Minh chứng như ở Úc, một bao thuốc lá hiện nay có giá rất cao - trên 40 đô la Úc. Trong đó, thuế chiếm đến 70% giá bán. Nhờ vậy, tỉ lệ hút thuốc lá ở quốc gia này giảm đều đặn, đến nay chỉ còn khoảng 10%.

Hay như ở Philippines, tỉ lệ hút thuốc lá liên tục giảm qua các năm: 29% (năm 2009), 23% (năm 2015), 19% (năm 2021). Nguồn ngân sách mà Philippines thu được từ thuế thuốc lá là trên 3 tỉ USD/năm.

Ở Việt Nam, mỗi năm tiêu thụ đến 3,9 tỉ bao thuốc lá thế nhưng thuế thu được chỉ có 708 triệu đô/năm. Trong khi đó, Thái Lan mỗi năm chỉ tiêu thụ 2 tỉ bao nhưng ngân sách thu gần 2,1 tỉ đô/năm (gấp 3 lần Việt Nam).

Bà Hải nói : "Sở dĩ Thái Lan thu được nguồn ngân sách cao hơn trong khi tỉ lệ sử dụng thuốc lá lại thấp hơn Việt Nam là do quốc gia này đánh thuế thuốc lá đến 78% giá bán lẻ (cao hơn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 70%), trong khi Việt Nam chỉ xấp xỉ 38,8%".

Ông Nguyễn Tuấn Lâm tiếp lời : "Chính vì vậy, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và khu vực tăng thuế thuốc lá tác động rất lớn (khoảng 50 - 60%) đến việc giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá".

"Không những vậy, đa phần người dân Việt Nam đều ủng hộ tăng thuế thuốc lá. Minh chứng là qua những cuộc thăm dò khi tăng thuế thuốc lá trước đây, trên 75% người dân, đặc biệt là những người không hút thuốc đều ủng hộ" - bà Hải khẳng định.

Tăng thuế thuốc lá có những tác động gì đến đời sống xã hội?

Theo các khách mời, tăng thuế thuốc lá sẽ không làm gia tăng tình trạng thuốc lá nhập lậu. Bà Phan Thị Hải cho biết, nguyên nhân sâu xa dẫn đến buôn lậu thuốc lá là do mức thuế đối với các loại thuốc lá ngoại quá cao.

Bên cạnh đó, không ít người dân cũng có thói quen dùng các hiệu thuốc lá nhập lậu nên các loại thuốc này có mức tiêu thụ còn cao. Hơn nữa, vào thời điểm này, tăng thuế hay không tăng thuế thì mức buôn lậu tại Việt Nam cũng đã cao xấp xỉ 20%.

"Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy các nước có tỉ lệ buôn lậu ít hơn vì tỉ lệ tham nhũng của các đơn vị kiểm soát biên giới ít hơn và ngược lại" - ông Nguyễn Tuấn Lâm nói.

Một vấn đề nữa được đặt ra là liệu rằng khi tăng thuế, đẩy giá thuốc lá lên cao, người dân không hút thuốc nữa thì sẽ làm mất việc làm của nhóm lao động làm việc liên quan đến sản phẩm này.

Các khách mời nhận định hàng năm nước ta nhập khoảng 50% lượng nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất thuốc lá nên việc tăng thuế thuốc lá không tác động nhiều đến lao động trong ngành sản xuất thuốc lá.

Hơn nữa, xét về tổng thể, nếu giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá thì sẽ cứu sống được nhiều người, giảm gánh nặng về sức khỏe, kinh tế xã hội lẫn môi trường. Do vậy để đổi lấy lợi ích lớn hơn, nếu cần thiết, nhà nước sẽ tính toán các biện pháp để hỗ trợ lao động trong nhóm ngành nghề này khi quy mô sản xuất thuốc lá thu hẹp.

Về mức thuế thuốc lá, ông Lâm cho rằng Việt Nam nên có lộ trình thực hiện để hướng tới đạt như mức khuyến cáo của WHO - nghĩa là mức thuế trong giá bán lẻ thuốc lá hiệu quả nhất là từ 70 - 75%.

Tán thành với ý kiến trên, bà Hải nói: "Chúng ta phải có sự tính toán để mức thuế đối với thuốc lá nói riêng và các sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung phải đủ cao để giảm tỉ lệ sử dụng các sản phẩm này một cách hiệu quả".

Thuốc lá điện tử: Chưa chấp nhận mà tính áp thuế tiêu thụ đặc biệt là sao?

HÀ LINH 27/03/2023 07:29 GMT+7

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp lấy ý kiến về việc đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, trong đó có tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá và thuốc lá điện tử.

Thuốc lá điện tử: Chưa chấp nhận mà tính áp thuế tiêu thụ đặc biệt là sao? - Ảnh 1.

Các loại thuốc lá điện tử nhập lậu đã được phát hiện trên thị trường

Nhiều ý kiến còn băn khoăn về việc tăng thuế với thuốc lá và áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá điện tử, trong khi thuốc lá điện tử hiện chưa được cho phép lưu hành chính thức tại Việt Nam. Vậy nên như thế nào?

Tăng thuế thuốc lá để giảm người hút?

Theo ông Nguyễn Huy Quang - nguyên vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), trưởng ban tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Tổng hội Y học Việt Nam, đối với thuốc lá việc điều chỉnh cơ cấu thuế theo hướng bổ sung thuế tuyệt đối vào mặt hàng thuốc lá phù hợp.

Tuy nhiên, theo ông Quang, cần có lộ trình điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm giảm tiêu dùng thuốc lá theo mục tiêu Chính phủ đề ra, trong Kế hoạch hành động phòng chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025, Chương trình sức khỏe Việt Nam đến năm 2030, tiến tới đạt được mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng Thế giới.

TS Nguyễn Huy Quang phân tích những lý do điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá như sau:

- Xu hướng cải cách thuế thuốc lá trên thế giới là áp dụng hệ thống thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp (kết hợp giữa thuế suất theo tỉ lệ và mức thuế suất tuyệt đối).

Trên thế giới, số nước áp dụng hệ thống thuế hỗn hợp đã tăng từ 48 quốc gia (2008) thành 64 quốc gia (2020). Trong đó, số quốc gia áp dụng hệ thống thuế hỗn hợp với mức thuế suất tuyệt đối chiếm phần lớn giá sản phẩm so với thuế tỉ lệ tăng từ 22 quốc gia (2008) lên 39 quốc gia (2020).

Đồng thời, trong cùng khoảng thời gian này, số quốc gia áp dụng hệ thống thuế tỉ lệ (như Việt Nam hiện nay) đã giảm từ 57 quốc gia xuống 42 quốc gia.

- Việc áp dụng thuế hỗn hợp (thuế tỉ lệ và thuế tuyệt đối) sẽ có lợi cho mục tiêu y tế công cộng và cả mục tiêu tài chính hơn so với việc áp dụng hệ thống thuế tỉ lệ hiện tại. Thuế tiêu thụ đặc biệt theo mức tuyệt đối dễ quản lý hơn thuế theo tỉ lệ vì dễ đếm số lượng của sản phẩm hơn là xác định giá trị sản phẩm.

Thêm vào đó, căn cứ để tính thuế theo thuế tỉ lệ (dựa trên giá bán ra của nhà sản xuất/giá của nhà nhập khẩu) hiện nay là rất yếu. Cơ sở tính thuế này đã được ghi nhận trên thế giới là có khả năng bị thao túng bởi ngành công nghiệp hoặc các nhà sản xuất thuốc lá.

Cách tính này thiếu sự minh bạch, gây tốn kém trong việc giám sát và dễ dàng bị khai thấp hơn bởi người nộp thuế. "Thậm chí ngay cả khi thuế suất theo tỉ lệ tăng lên như trong những năm vừa qua thì giá tới người tiêu dùng có thể không thay đổi nếu nhà sản xuất hạ giá thành bán ra. WHO khuyến nghị các quốc gia sử dụng thuế tỉ lệ thì áp dụng giá tính thuế là giá bán lẻ, và ngày càng nhiều quốc gia áp dụng cách này" - ông Quang nhấn mạnh.

Tuy nhiên, việc áp dụng thuế suất tỉ lệ dựa trên giá bán lẻ cũng có những hạn chế mà việc áp dụng thuế tuyệt đối có thể giải quyết được. Áp dụng thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp làm cho giá trung bình sản phẩm cao hơn, đặc biệt là ở các sản phẩm có giá thấp trong phổ giá, giúp hạn chế được sử dụng thuốc lá ở giới trẻ và người nghèo. 

Việc này cũng làm giảm sự đa dạng của sản phẩm và làm giảm khoảng cách của giá bán lẻ thuốc lá, ngược với thuế suất theo tỉ lệ do làm tăng khoảng cách về giá.

Do vậy, nhìn chung, áp dụng thuế tuyệt đối là hiệu quả hơn thuế tỉ lệ trong giảm tiêu dùng và tạo ra lợi ích lớn hơn cho sức khỏe từ việc tăng thuế.

Đặc biệt, theo ông Quang, thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng mục tiêu đề ra của Chính phủ trong giảm tiêu dùng và giảm tỉ lệ hút thuốc lá. Giai đoạn năm 2015 - 2019, Việt Nam đã 2 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá (theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014). Nhưng mức tăng thấp (5% với mỗi lần tăng), cơ sở tính thuế là giá nhà sản xuất bán ra, khoảng cách giữa các lần tăng dài nên mức tăng giá do tăng thuế là rất nhỏ. 

Theo đánh giá tác động tăng thuế giai đoạn 2015-2020, với hai lần tăng thuế (kết hợp thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá khác), thì tỉ lệ sử dụng thuốc lá chung chỉ giảm 1,2% (22,5% năm 2015 và 21,3% năm 2020). 

Riêng với nhóm nam giới đã giảm được 2,5% (từ 45,3% xuống 42,8%), và không đạt mục tiêu giảm tiêu dùng thuốc lá được xác định trong Chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 (nam giới là 39%). 

Ông Quang cho biết thêm, hiện Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức thuế kém hiệu quả và giá thuốc lá thấp nhất thế giới, thấp hơn so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực ASEAN. 

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2020 giá trung bình một bao thuốc nhãn hiệu phổ biến nhất ở Việt Nam là 2,82$ quốc tế PPP/bao, bằng một nửa so với trung bình của các quốc gia trên thế giới (5,62$ quốc tế PPP/bao).

Hiện nay, tỉ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ (bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng) chỉ chiếm 38,8% (2020), thấp hơn so với trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình (59%), bằng một nửa của hầu hết các nước ở khu vực ASEAN (Thái Lan 78,6%, Singapore 67,1%, Indonesia 62,3%). Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo tỉ trọng thuế thuốc lá trên giá bán lẻ chiếm ít nhất 75%.

Có đưa thuốc lá điện tử vào thuế tiêu thụ đặc biệt?

Trả lời câu hỏi nhiều người còn băn khoăn về việc đưa thuốc lá điện tử vào chịu thuế lần này, theo ông Quang, việc bổ sung thuốc lá mới (bao gồm cả các sản phẩm nicotine) vào đối tượng chịu thuế trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi (chính sách 1 tại tờ trình và điều 2 của đề cương dự thảo luật) tại thời điểm này là chưa phù hợp và đề nghị chưa đưa vào trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt với những lý do sau:

1. Luật phòng, chống tác hại thuốc lá (Luật số 09/2012/QH13) chưa quy định khái niệm về các sản phẩm nicotine và thuốc lá mới, nên các sản phẩm này không nên được điều chỉnh theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi này.

2. Hiện nay, Chính phủ đang lấy ý kiến của các bộ, ngành về phương án quản lý đối với sản phẩm thuốc lá mới (bao gồm các sản phẩm nicotine) và các ý kiến còn chưa thống nhất do còn chưa rõ ràng về cơ chế để quản lý các sản phẩm này. Thuốc lá mới (bao gồm các sản phẩm nicotine) là sản phẩm chưa được lưu hành. Vì vậy nếu đưa vào Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ gây cách hiểu rất nguy hiểm trong xã hội là sản phẩm này sẽ được phép lưu hành tại Việt Nam và coi đây là việc đã rồi.

3. Nguy cơ gia tăng sử dụng các sản phẩm nicotine và thuốc lá mới trong giới trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên. Các sản phẩm nicotine và thuốc lá mới được sản xuất với nhiều hình dạng (bút, USB, hình trái tim, với đèn nhấp nháy…) và hương vị thu hút giới trẻ (có khoảng 16.000 hương vị trong đó trẻ em rất thích như dâu, vani, mật ong, sô cô la...).

Việc xuất hiện những sản phẩm mới, được quảng cáo hấp dẫn sẽ gia tăng nhu cầu sử dụng (đặc biệt ở giới trẻ), đồng thời kìm hãm nỗ lực cai nghiện thuốc lá hoàn toàn của người đang hút thuốc và có nhu cầu bỏ thuốc. Bản chất sản phẩm vẫn là lệ thuộc chất gây nghiện nicotine, gây ảnh hưởng xấu tới thanh thiếu niên và tạo thế hệ những người hút thuốc lá mới.

Tại Việt Nam, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trên 15 tuổi tăng từ 0,2% năm 2015 lên 3,5% học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử (GYST, 2022). Ở các quốc gia, nơi có quy định yếu hoặc trì hoãn việc cấm sản phẩm này đã cho thấy sự gia tăng sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới trong giới trẻ.
80-90% người bị ung thư phổi do hút thuốc lá, số còn lại do đâu?80-90% người bị ung thư phổi do hút thuốc lá, số còn lại do đâu?

Nhiều người dù không hút thuốc lá nhưng vẫn được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Vậy nguyên nhân là do đâu?

 

Nợ thuế hơn 445 tỉ đồng, công ty Trung Nam bị cưỡng chế

TẤN LỰC 01/03/2023 11:52 GMT+7

Theo tìm hiểu, nguyên nhân phát sinh số tiền nợ thuế khủng trên được cho là do khó khăn trong việc nộp tiền sử dụng đất tại dự án khu đô thị Golden Hills do công ty Trung Nam làm chủ đầu tư tại TP Đà Nẵng.

Một góc dự án Golden Hills do công ty Trung Nam làm chủ đầu tư tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC

Một góc dự án Golden Hills do công ty Trung Nam làm chủ đầu tư tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC

Ngày 1-3, Cục Thuế TP Đà Nẵng cho biết cơ quan này đã ra quyết định cưỡng chế thuế số tiền hơn 445 tỉ đồng đối với Công ty cổ phần Trung Nam (thuộc Trung Nam Group).

Theo quyết định do Cục trưởng Cục Thuế TP Đà Nẵng Phạm Đức Thường ký, việc cưỡng chế được thực hiện bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty cổ phần Trung Nam, mã số thuế: 0400405307, địa chỉ tầng 2 tòa nhà Indochina Riverside Tower, 74 Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Lý do cưỡng chế là Công ty cổ phần Trung Nam nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đã quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định.

Được biết, số tiền nợ thuế Công ty cổ phần Trung Nam bị cưỡng chế lần này lên tới 445,55 tỉ đồng.

Cùng với quyết định cưỡng chế thuế, Cục Thuế TP Đà Nẵng cũng ra thông báo về việc ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty cổ phần Trung Nam.

Công ty này sẽ không được sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn giá trị gia tăng. Nếu sử dụng số hóa đơn điện tử nêu trên kể từ ngày quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành được coi là sử dụng hóa đơn không hợp pháp.

Trung Nam chậm nộp tiền sử dụng đất

Theo tìm hiểu, nguyên nhân phát sinh số tiền nợ thuế khủng trên được cho là do khó khăn trong việc nộp tiền sử dụng đất tại dự án khu đô thị Golden Hills do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Hàng loạt ông lớn bất động sản nợ thuế hàng trăm tỉ đồngHàng loạt ông lớn bất động sản nợ thuế hàng trăm tỉ đồng

Công ty Phát triển và Kinh doanh nhà (TP Thủ Đức), Công ty Golden Hill (quận 1, TP.HCM), Tập đoàn Đất Xanh… có tên trong danh sách nợ thuế hàng trăm tỉ đồng.

Đầu năm mới, Google, Facebook… đã nộp thuế 1.800 tỉ đồng

LÊ THANH 29/01/2023 09:51 GMT+7

Ngay từ ngày làm việc đầu tiên năm mới Quý Mão, các nhà cung cấp nước ngoài như Google, Facebook... đã kê khai, nộp thuế trực tiếp cho cơ quan thuế Việt Nam với 1.800 tỉ đồng qua cổng thông tin điện tử.

Đầu năm mới, Google, Facebook… đã nộp thuế 1.800 tỉ đồng - Ảnh 1.

Ngay ngày làm việc đầu tiên của năm mới, các nhà cung cấp nước ngoài gồm Google, Facebook, Apple... đã kê khai và nộp thuế 1.800 tỉ đồng cho Việt Nam - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế, hôm 27-1, các nhà cung cấp nước ngoài gồm Google, Facebook, Apple... đã kê khai và nộp 1.800 tỉ đồng tiền thuế cho Việt Nam qua cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. 

Cụ thể, Meta (Facebook) nộp 34,5 triệu euro; Google nộp 28,8 triệu USD; Apple nộp 174 tỉ đồng...

Sau hơn 8 tháng triển khai, hiện đã có 45 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai và nộp thuế trực tiếp qua cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam.

Tổng cục Thuế đánh giá số thuế nói trên thể hiện sự nghiêm túc chấp hành pháp luật thuế của các nhà cung cấp nước ngoài đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số trên lãnh thổ Việt Nam.

Còn tính đến cuối năm 2022, tổng số thuế thu được qua cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài là 3.444 tỉ đồng.

Đáng chú ý, sáu nhà cung cấp gồm Google, Facebook, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple - những đơn vị nắm giữ phần lớn thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam - đã đăng ký, khai và nộp thuế tại Việt Nam. Đây cũng là những nhà cung cấp có số thuế nộp lớn nhất như Facebook là 1.748 tỉ đồng, Google là 979 tỉ đồng…

Tuy nhiên, bên cạnh những con số nêu trên thì việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số vẫn còn nhiều thách thức đối với ngành thuế.

Cụ thể, theo Cục Thuế thành phố Đà Nẵng, hiện nay các loại hình mua bán các app (phần mềm tiện ích) trên các chợ ứng dụng App Store, Google Play… kinh doanh phần mềm là tài sản vô hình trên các nền tảng công nghệ như game, các ứng dụng cho thiết bị điện thoại, các ứng dụng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân sử dụng mục đích quản lý, kinh doanh và tiêu dùng cá nhân trên các nền tảng công nghệ số có phát sinh thu nhập từ YouTube, Google, Facebook… Tuy nhiên, cơ quan thuế rất khó quản lý thuế do không quản lý được các nền tảng công nghệ như Google, Facebook...

Để xác định được tất cả các nguồn thu nhập phát sinh từ nước ngoài chuyển về của các tổ chức, cá nhân trong nước, Cục Thuế TP.HCM cho rằng cần thông qua các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Do đó, cơ quan thuế rất cần sự hỗ trợ của các ngân hàng thương mại.

"Tổng cục Thuế nên có văn bản gửi tất cả các ngân hàng thương mại trên cả nước về việc cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc số chứng minh nhân dân của các tổ chức, cá nhân nhận thu nhập phát sinh từ các tổ chức nước ngoài (Google, Facebook, Apple...) từ đó chuyển cho các cục thuế địa phương để khai thác xử lý" - Cục Thuế TP.HCM đề nghị.

Tại chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27-1 về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023; quản lý chặt chẽ các nguồn thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng và khai thác hiệu quả dư địa thu ngân sách nhà nước.
Google, Facebook đã nộp bao nhiêu thuế?Google, Facebook đã nộp bao nhiêu thuế?

TTO - Từ ngày 21-3, các nhà cung cấp nước ngoài có thể nộp thuế trực tiếp cho Việt Nam qua cổng thông tin etaxvn.gdt.gov.vn dù không hiện diện tại Việt Nam. Tại kỳ kê khai quý 1, TikTok đã nộp 34,5 tỉ đồng, Netflix đã nộp 7,8 tỉ đồng...

Báo Tuổi Trẻ đề xuất giảm hoặc miễn thuế các nguồn thu hoạt động báo chí

TIẾN LONG 11/01/2023 13:21 GMT+7

Giảm hoặc miễn thuế đối với nguồn thu từ các hoạt động của cơ quan báo chí là một trong những đề xuất được báo Tuổi Trẻ nêu ra khi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, sáng 11-1.

Báo Tuổi Trẻ đề xuất giảm hoặc miễn thuế các nguồn thu hoạt động báo chí - Ảnh 1.

Đoàn do Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí tại báo Tuổi Trẻ, sáng 11-1 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Báo cáo với đoàn giám sát, ông Lê Thế Chữ - tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - nêu vấn đề nhức nhối hiện nay là việc vi phạm bản quyền trong hoạt động báo chí. Theo ông Chữ, hiện báo Tuổi Trẻ chưa thống kê thiệt hại của việc vi phạm bản quyền.

Tuy nhiên, với việc mỗi tin, bài được đầu tư nhiều công sức, tiền của nhưng chỉ trong "một nốt nhạc" đã bị "cướp công" gây thiệt hại rất lớn cho báo. Chưa kể, việc các báo, trang thông tin, mạng xã hội lấy nội dung rồi sửa tít làm ảnh hưởng đến uy tín của báo.

Quy định chế tài cụ thể với việc vi phạm bản quyền

Báo Tuổi Trẻ đề xuất giảm hoặc miễn thuế các nguồn thu hoạt động báo chí - Ảnh 2.

Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ báo cáo tại buổi giám sát - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Từ đó, ông Chữ kiến nghị có khung pháp lý cụ thể, rõ ràng hơn về chế tài đối với việc vi phạm bản quyền, cũng như mạnh mẽ triển khai các quy định để tạo sân chơi bình đẳng cho các báo.

Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ cũng đề nghị thành lập một cơ quan chức năng chuyên tiếp nhận các đơn khiếu nại về vi phạm bản quyền của cơ quan báo chí, thay cho Thanh tra bộ và Sở Thông tin - Truyền thông hiện quá tải.

Cùng với đó, chỉnh sửa, bổ sung các quy định, trong đó buộc những nền tảng xuyên biên giới phải tôn trọng bản quyền và trả tiền bản quyền nội dung cho các cơ quan báo chí trong nước.

Trao đổi thêm việc này, ông Nguyễn Hoàng Nguyên - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - cho biết hiện cả nước có khoảng 780 cơ quan báo chí, trong khi có gần 2.000 trang thông tin điện tử, tổng hợp và 1.000 trang mạng xã hội được cấp phép hoạt động. Ngoài ra, còn có các trang tên miền nước ngoài hoặc không rõ nguồn gốc.

Ông Nguyên cho biết khi có yêu cầu từ báo Tuổi Trẻ, các cơ quan báo chí vi phạm bản quyền thường gỡ ngay thông tin. Tuy nhiên, nhiều trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội lại cố tình vi phạm, không hợp tác. Cơ quan báo chí không đủ khả năng để bảo vệ bản quyền trên mạng xã hội.

Theo ông Nguyên, hiện có hai đơn vị là Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam (thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin - Truyền thông) và Trung tâm Bảo vệ bản quyền số (thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam). Nhưng các đơn vị này chỉ rà soát, cảnh báo vi phạm, chứ không phải là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, tác phẩm.

Do vậy, ông đề xuất thành lập đơn vị trọng tài (hoạt động phi lợi nhuận) có thể đại diện cơ quan báo chí khi bị vi phạm bản quyền. Mặt khác, cần quy định cụ thể quyền tác giả, tác phẩm trong Luật báo chí.

Báo Tuổi Trẻ đề xuất giảm hoặc miễn thuế các nguồn thu hoạt động báo chí - Ảnh 3.

Toàn cảnh buổi giám sát - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Giảm hoặc miễn thuế các nguồn thu hoạt động báo chí

Trao đổi về hoạt động kinh doanh báo chí, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Đinh Minh Trung cho hay hiện mức thu thuế đối với nguồn thu từ phát hành, quảng cáo báo chí được ưu đãi giảm xuống 10%. Các nguồn thu từ hoạt động khác (tài chính, cho thuê tòa nhà...) vẫn chịu mức thuế 20%.

Tuy nhiên, theo ông Trung, hiện nay nguồn thu từ phát hành, quảng cáo của các báo đang sụt giảm, trong khi các nguồn thu khác lại tăng nên việc ưu đãi không đem lợi ích nhiều cho cơ quan báo chí.

Mặt khác, nguồn thu thuế từ hoạt động báo chí cũng chiếm tỉ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách. Do vậy, ông đề xuất điều chỉnh giảm mức thuế toàn bộ nguồn thu của hoạt động báo chí xuống 10%, hoặc tốt nhất là miễn toàn bộ thuế.

Cũng theo ông Trung, Luật báo chí hiện quy định trong các nguồn thu của cơ quan báo chí có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí. Nhưng quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập lại quy định nguồn thu phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công.

Việc này khiến cơ quan báo chí lo ngại khi mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngoài chức năng, nhiệm vụ. Từ đó, ông đề xuất điều chỉnh quy định này theo hướng cho phép cơ quan báo chí mở rộng các nguồn thu ngoài chức năng, nhiệm vụ.

Trao đổi tại buổi giám sát, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ đánh giá cao những thành quả đạt được của đội ngũ báo Tuổi Trẻ. Ông Hạ cho biết sẽ ghi nhận, tiếp thu đầy đủ kiến nghị của báo Tuổi Trẻ để xem xét, cân nhắc đưa những nội dung phù hợp vào dự án sửa đổi Luật báo chí sắp tới.

Xây dựng tiêu chí quy hoạch báo chí sau năm 2025

Ông Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - đề nghị Quốc hội trực tiếp quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc, trong đó có xây dựng tiêu chí cụ thể cho việc quy hoạch báo chí dài hơn, sau năm 2025. Đồng thời, giám sát việc thực hiện quy hoạch báo chí.

Theo ông Trung, việc quy hoạch báo chí nên đặt mục tiêu điều chỉnh các cơ quan không tự chủ được về tài chính và hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đich. Còn những cơ quan đã tự chủ và hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích thì nên để ổn định phát triển.

Về quảng cáo báo chí, ông Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - nêu dù hiện nay nghị định 70 có quy định về điều kiện hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn kinh doanh quảng cáo xuyên biên giới, nhưng việc thực hiện bất cập.

Ví dụ, báo Tuổi Trẻ muốn đăng thông tin quảng cáo của doanh nghiệp phải xác minh nhiều bước về giấy phép, hoạt động doanh nghiệp, dự án... Còn các nền tảng xuyên biên giới lại không cần kiểm tra, kiểm chứng thông tin.

Mặt khác, bằng những thuật toán riêng, các nền tảng xuyên biên giới đã sử dụng nội dung báo chí hay nhất nhưng không có sự chia sẻ doanh thu công bằng, ảnh hưởng đến doanh thu báo chí trong nước. Ông Toàn đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có sự giám sát vấn đề này.


Năm 2022, nhiều cơ quan báo chí đã tiếp cận công nghệ làm báo hiện đạiNăm 2022, nhiều cơ quan báo chí đã tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại

Năm 2022, nhiều cơ quan báo chí đã đổi mới, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại, từ đó thực hiện chuyển đổi số báo chí, đưa thông tin lên các hạ tầng, nền tảng truyền thông khác nhau nhằm tăng khả năng tiếp cận cho người dân.

Gặp thời thế, thế thời phải thuế

HOA KIM 08/04/2021 18:05 GMT+7

TTCT - Làm thế nào để các chính phủ có thể dung hòa giữa mong muốn cung cấp hỗ trợ kinh tế và kích thích tăng trưởng sau đại dịch COVID-19 với nhu cầu bù đắp thâm hụt ngân sách sau hơn một năm chống dịch tốn kém? Hay nói cách khác là làm sao tăng thu thuế mà không kìm hãm đà phục hồi sau dịch của nền kinh tế?

Một hướng đi đang được một số nước ném đá dò đường là đánh thuế nền kinh tế số.

 Câu hỏi mà các nước phải đối diện trong năm 2021 không chỉ là các biện pháp hỗ trợ thuế cho người dân và doanh nghiệp trong năm 2020 hiệu quả đến đâu, mà còn là họ có đủ khả năng duy trì các khoản cứu trợ ngắn hạn này trong bao lâu nữa, và một chính sách bền vững hơn để thay thế chúng, nếu có, sẽ là gì?

(Trích thư ban biên tập trong báo cáo The Inward Investment and International Taxation Review của Hãng tư vấn Skadden Arps Slate Meagher & Flom LLP)

Thuế tự giác

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đang ra sức tìm kiếm một sự đồng thuận quốc tế trong việc đánh thuế nền kinh tế số, trong đó có dự án chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (dự án BEPS) với sự tham gia của hơn 135 nền kinh tế thông qua 15 hành động để giải quyết vấn đề lẩn tránh thuế do các doanh nghiệp đa quốc gia khai thác các lỗ hổng và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống thuế của các quốc gia.

Một số nước không đủ kiên nhẫn để chờ đợi một giải pháp chung đang tiến hành những chính sách đơn phương để tận dụng nguồn thu màu mỡ. “Thuế Google” của Tây Ban Nha, có hiệu lực từ ngày 16-1 năm nay, là một ví dụ. Sắc thuế 3% áp cho các công ty lớn có doanh thu toàn cầu từ 750 triệu euro trở lên, và doanh thu ở riêng Tây Ban Nha trên 3 triệu euro, áp dụng cho doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dịch vụ trung gian và quảng cáo trực tuyến, bao gồm kinh doanh dữ liệu dựa trên thông tin người dùng. Tại Anh, “thuế dịch vụ số” hiệu lực từ ngày 1-4 áp thuế 2% trên doanh thu của một số công cụ tìm kiếm, mạng xã hội và sàn mua bán trực tuyến có doanh thu từ các dịch vụ số vượt quá 500 triệu bảng Anh và doanh thu từ các dịch vụ số tại Anh trên 25 triệu bảng Anh.

Liên minh châu Âu (EU) và Úc cũng đã có cách tiếp cận tương tự. Ví dụ, EU đã thiết kế hệ thống Mini One Stop Shop (MOSS) yêu cầu các pháp nhân ngoài EU thuộc diện có thể đánh thuế phải đăng ký tại một trong các quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, mức độ tuân thủ của các đối tượng này đến đâu thì còn phụ thuộc vào tinh thần tự giác, vì chi phí để thực thi có hiệu quả trên thực tế là quá lớn và xác định vị trí của khách hàng những công ty này làm bằng chứng đánh thuế cũng không hề dễ dàng.

 
 

Nhìn từ một nước Đông Nam Á

Theo báo The Jakarta Post, các quy định thuế quốc tế hiện hành chỉ cho phép một quốc gia đánh thuế lợi nhuận của pháp nhân kinh doanh nước ngoài nếu pháp nhân đó tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú (PE - permanent establishment) tại quốc gia đó. 

PE được định nghĩa là một địa điểm cố định nơi các hoạt động kinh doanh được tiến hành, chẳng hạn như chi nhánh, văn phòng hoặc nhà máy. Quy định này đang lộ ra nhiều bất cập khi công nghệ đã và đang thay đổi nhanh chóng mô hình kinh doanh của các pháp nhân nộp thuế. Các giao dịch xuyên quốc gia ngày nay có thể được thực hiện từ xa mà không cần thiết lập sự hiện diện thực tế tại quốc gia của người tiêu dùng. Thực tế này có thể đặc biệt thấy rõ ở Indonesia, đất nước 270 triệu dân với nền kinh tế kỹ thuật số đang bùng nổ với tiềm năng đáng kể và được định giá đến 40 tỉ USD.

Một đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp số là sự không phụ thuộc vào các tài sản hữu hình. Điều này cho phép những công ty này đăng ký hoạt động ở các nước thuế suất thấp mà không nhất thiết có sự hiện diện (vật lý) tại khu vực địa lý của khách hàng, tránh được các khoản thuế trên các giao dịch với người tiêu dùng ở quốc gia đó. Một nghiên cứu năm 2019 của Deutsche Bank ước tính đây là một trong những nguyên nhân chính gây thất thoát 50-70 tỉ euro tiền thuế mỗi năm ở khu vực EU, chiến 17-23% nguồn thu từ thuế doanh nghiệp.

Chính phủ Indonesia từ năm 2020 đã ban hành luật về thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên quốc gia. Luật này cho phép cơ quan thuế nước này xem một nhà cung cấp nước ngoài có “sự hiện diện kinh tế đáng kể” (SEP - significant economic presence) ở Indonesia như là có cơ sở thường trú, vì vậy có thể bị đánh thuế trên lợi nhuận kinh doanh xuyên biên giới. SEP được xác định dựa trên các yếu tố như nhà cung cấp đó có phát sinh doanh thu, có tệp người dùng hay các hoạt động marketing bền vững tại một quốc gia.

Tuy nhiên, các hiệp ước về thuế mà Indonesia đã ký kết không công nhận khái niệm SEP, khiến quy định này không mang lại hiệu quả như kỳ vọng trong thực tế. Để lấp kẽ hở, luật cũng giới thiệu khái niệm “thuế giao dịch điện tử” (PTE) để đánh thuế lợi nhuận kinh doanh của các nhà cung cấp nước ngoài thuộc phạm vi tài phán của các đối tác có ký kết hiệp ước thuế với Indonesia. Tuy vậy, vì PTE tách bạch với hiệp ước thuế nên nhiều chuyên gia lo ngại quy định này có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị đánh thuế hai lần.

Chính phủ Indonesia cũng đang cố gắng thắt chặt các quy định thương mại điện tử trong năm qua để quản lý ngành công nghiệp có tổng giá trị hàng hóa đạt 83 tỉ USD năm 2020, theo báo cáo e-Conomy SEA 2020. Các biện pháp bao gồm quy định về con dấu điện tử trên hóa đơn chứng từ giao dịch số, yêu cầu doanh nghiệp vừa và nhỏ phải xin cấp phép mới được bán sản phẩm của họ trên các sàn thương mại điện tử, và buộc các sàn này ưu tiên hàng hóa nội địa và có khu vực đặc biệt để giới thiệu các sản phẩm này nhằm bảo vệ thương hiệu trong nước trước làn sóng hàng ngoại nhập.

Indonesia có khoảng 34 triệu game thủ, ước tính chi 1,1 tỉ USD/năm cho các trò chơi điện tử theo số liệu năm 2018, và con số này được dự báo tăng lên 4,3 tỉ USD vào năm 2030, đưa Indonesia vào top 5 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho trò chơi điện tử, cũng theo AGI. Điều đáng buồn là chỉ 0,4% số tiền này thuộc về nhà phát triển game trong nước, trong khi tuyệt đại đa số doanh thu từ game chảy vào túi các nhà cung cấp nước ngoài mà chính phủ vẫn đang loay hoay tìm cách đánh thuế - Deo Damiani, một cựu game thủ hiện làm việc cho một công ty tư vấn và nghiên cứu về thuế, viết cho trang CNBC Indonesia. Theo chính sách thuế mới có hiệu lực từ tháng 7-2020, trò chơi điện tử thuộc danh mục hàng hóa hoặc dịch vụ vô hình được phân phối thông qua hệ thống điện tử và bị đánh thuế giá trị gia tăng 10% - do người chơi chi trả.

Bình đẳng và trung lập

Theo bà Laura Simmonds - một luật sư về thuế từng làm việc trong Dự án BEPS của OECD, mọi quốc gia cần chú ý các nguyên tắc công bằng, đối xử bình đẳng và trung lập khi thực hiện các biện pháp đơn phương nhằm đánh thuế nền kinh tế số, ít nhất là cho đến khi một giải pháp quốc tế được thống nhất.

OECD thừa nhận áp lực đánh thuế nền kinh tế số đang gia tăng vì đại dịch COVID-19. Tháng 12 năm ngoái, tổng thư ký OECD Angel Gurría tuyên bố trong một cuộc họp báo trực tuyến rằng các công ty công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trong đại dịch sẽ là mục tiêu của các quốc gia đang tìm kiếm nguồn lực để giật gấu vá vai.

Mỹ, quê nhà của các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, dường như sẽ gánh lấy phần thiệt nhiều hơn nếu ngày càng nhiều nước áp thuế các giao dịch số. Nhận ra điều này, dưới thời tổng thống Donald Trump, Mỹ sẵn sàng đe dọa áp thuế trả đũa đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia đơn phương áp thuế kỹ thuật số gây thiệt hại cho gà nhà.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron năm ngoái đã phải chọn giải pháp hòa hoãn với người đồng cấp Mỹ và chấp nhận dời thời hạn cân nhắc dự luật đánh thuế các dịch vụ số sang năm 2021. Trước đó, Pháp từng dự định đánh thuế 3% doanh thu từ các dịch vụ cung cấp cho người dùng ở Pháp bởi các công ty có doanh thu trên 25 triệu euro ở Pháp và tổng doanh thu 750 triệu euro toàn cầu. Đáp lại, ông Trump dọa áp thuế 100% lên các mặt hàng nhập khẩu từ Pháp như phô mai Camembert, rượu vang và rượu champagne.

Gurría từng cảnh báo vào cuối năm 2019, “không đạt được thỏa thuận (về đánh thuế nền kinh tế số) trong năm 2020 sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ các quốc gia sẽ hành động đơn phương, gây ra những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đã mỏng manh”. Thực tế ra sao thì thời gian đã trả lời.■

Các nhà lập pháp bang Connecticut của Mỹ đang xem xét một dự luật mà nếu được thông qua sẽ đánh thuế doanh thu quảng cáo kỹ thuật số từ những gã khổng lồ như Facebook, Amazon và Google. Những người ủng hộ đến từ cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ cho rằng dự luật này có thể tạo ra nguồn thu lên tới 250 triệu USD/năm, dù vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà vận động hành lang của ngành công nghệ. Maryland vào tháng 2 năm nay trở thành bang đầu tiên thông qua loại thuế này và các biện pháp tương tự đang được xem xét ở ít nhất 5 bang khác cũng như nhiều nước châu Âu.

Đóng thuế trời Tây

MAI MAI HƯƠNG - HOÀNG OANH 07/04/2021 21:00 GMT+7

TTCT - Ở Anh, Pháp, Đức và Đan Mạch, người ta đóng thuế - một trong những nghĩa vụ công dân cơ bản nhất - như thế nào?

Kiếm sống ở khu vực có hệ thống thuế vào hàng phức tạp nhất thế giới, người Việt ở châu Âu đang phải đóng những khoản thuế thu nhập rất cao, nhưng sự am hiểu và ý thức của họ về thuế cũng rất cao.

Đức: Thuế phí cao, hỗ trợ nhiều

Năm 2006, ông Vũ Lê khai trương Linh Restaurant ở một khu dân cư vệ tinh 15.000 dân của thành phố Osnabrück, bang Niedersachsen. Nhà hàng Việt Nam duy nhất trong khu vực này trở thành điểm hẹn của nhiều gia đình Đức mê đồ Việt và trong các đợt phong tỏa do dịch COVID-19, họ trụ vững nhờ đông đảo khách quen đặt món mang về. 

 
 Hệ thống thuế ở Đức rất phức tạp.

 “Ăn tại quán thì thuế VAT 19%, còn mang đi thì VAT 7%. Trong dịch thì các món đều bán mang đi. Giá rẻ xuống nên mình vẫn kinh doanh được” - bà Trinh Lê, phụ trách bàn của nhà hàng, cho biết. Doanh thu 2020 của nhà hàng chỉ thấp hơn các năm trước khoảng 15%.

Làm cho nhà hàng của em trai từ năm 2008, bà Trinh Lê có mức lương 3.000 euro/tháng. “Trừ thuế và rất nhiều khoản bảo hiểm khác thì tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng chỉ còn gần 2.000 euro” - bà Trinh cho biết. 

Người lao động ở Đức thường phải đóng rất nhiều khoản như thuế thu nhập, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe dài hạn, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, thậm chí có người đóng cả thuế nhà thờ tự nguyện... 

Với thuế suất lũy tiến 0-45% trên lương, tăng giảm tùy tình trạng hôn nhân của người nộp thuế được xếp vào 6 dạng khác nhau, công thức tính thuế thu nhập cá nhân của Đức là vào loại phức tạp nhất thế giới. 

“Thu chi tiết đủ thứ khoản nhưng cũng có các khoản miễn giảm chi tiết. Mình đi làm xa, mỗi ngày đi về hết 80km thì cuối năm được trả lại kha khá tiền hỗ trợ tính theo quãng đường từ nhà đến chỗ làm, chẳng hạn như tiền xăng, tiền hao mòn xe, tiền sửa xe. Có con thì được trợ cấp tiền nuôi con...” - bà Trinh giải thích.

Khi Linh Restaurant không thể bán tại chỗ vì COVID-19, bà Trinh Lê nhường việc cho các bạn trẻ. 

Thông báo thất nghiệp, bà được hưởng 1.500 euro/tháng trợ cấp trong một năm và được chọn một trong hai hình thức hỗ trợ: theo học chương trình đào tạo chuyển đổi nghề hoặc phải thường xuyên nộp đơn xin việc ở những nơi chương trình tìm việc giới thiệu, nếu không sẽ bị giảm trợ cấp. 

Chọn cách thứ nhất, bà Trinh được cấp 17.000 euro để nộp học phí và hiện đang theo khóa đào tạo hai năm về quản lý doanh nghiệp. “Học xong còn được thưởng 2.500 euro nữa. Họ cũng tính hết rồi, thưởng để mình học cho tốt, đặng còn ra đi làm tiếp để họ thu thuế mình tiếp” - bà Trinh nói vui.

Trong khi đó, Linh Restaurant của ông Vũ Lê sau nhiều năm đóng thuế cao ngất cũng đang nhận được các hỗ trợ không nhỏ: 65% tiền lương của các nhân sự đang làm theo chế độ ít ngày (2-3 ngày/tuần) và 80% chi phí sửa sang lại vườn quanh nhà hàng - để chuẩn bị đón khách trong “trạng thái bình thường mới” (ngồi giãn cách và ở ngoài trời) - đều được chính quyền chi trả.

40 năm sinh sống ở Đức, bà Trinh Lê và gia đình tin tưởng tiền đóng thuế của họ luôn được nhà nước sử dụng hợp lý. “Thuế là vậy, ai cũng phải đóng thôi. Không ai nộp thuế lấy gì đất nước phát triển. Nên tôi không suy nghĩ nhiều về các khoản phải đóng” - bà khẳng định.

Anh: Đóng thuế để xã hội công bằng

Sinh sống ở thị trấn Reading, thuộc vùng South East England, cách London khoảng 40km, bà Yến Croxford làm trình dược viên cho hãng dược nổi tiếng ở Anh Boots Alliance từ năm 2008 với mức lương 36.000 bảng Anh/năm. 

 
 Ảnh: Business Review

Như những người làm công ở Việt Nam, bà không phải đau đầu khai thuế vì đã có công ty tính cho. Với mức lương của mình, trừ phụ cấp cá nhân dao động trong khoảng 11.000-12.500 bảng/năm, bà đóng thuế ở mức thuế suất 20% cho khoản thu nhập chịu thuế. 

“Lương 3.000 bảng một tháng, công ty cắt hơn 400 bảng để đóng thuế và bảo hiểm, mình còn lại hơn 2.500 bảng” - bà Yến cho biết. Chồng bà, một kỹ sư hệ thống, có thu nhập khoảng 5.500-10.000 bảng/tháng, nên chịu mức thuế suất cao hơn hẳn, lên đến 40% cho phần thu nhập chịu thuế đã được trừ phụ cấp cá nhân.

Dù vậy, khi được hỏi cảm thấy thế nào trước mức thuế suất quá cao như vậy, bà Yến cho đó là việc đương nhiên: “Từ tiền thuế của mình, chính phủ mới có ngân sách để chi cho các khoản như làm đường sá, xây trường học. Chúng tôi biết tiền thuế của mình luôn được sử dụng đúng và cảm thấy như thế là mình có đóng góp cho xã hội, chứ không phải là bị lấy mất tiền của, công sức”.

 Ví dụ cụ thể mà bà Yến cho rằng tiền hai vợ chồng đóng thuế đang góp phần giúp xã hội tốt đẹp hơn là việc Chính phủ Anh từ năm 2001 đã miễn phí vào cửa cho mọi người dân ở các bảo tàng và phòng trưng bày quốc gia.

Pháp: Đóng thuế được hướng dẫn tận tình

Năm 2014, bà Dung Huỳnh mở tiệm Équilibre ở quận 2, Paris. Nằm cuối khu phố đi bộ nổi tiếng Montorgueil - Petits Carreaux, tiệm ăn xinh xắn này nhanh chóng trở thành “quán ngon phố mình” nhờ một món chuẩn vị Việt: bò bún (tên phổ biến mà người Pháp gọi bún thịt bò xào sả). 

 
 Ảnh: Business Review

Mùa đông, khách xếp hàng từ quầy bán ra cả ngoài đường chờ mua bữa trưa nhưng chủ tiệm vẫn không có kế hoạch kê thêm bàn.

“Có quy định là nhiều bàn thì các phần ăn đều phải tính VAT 19,8%, còn ít bàn thì VAT là 19,8% cho phần ăn tại chỗ và 10% cho phần mang đi. Tiệm tui nhỏ, mở có buổi trưa, khách chủ yếu mua mang đi nên được bán với VAT đồng mức 10%. Tăng bàn thì thuế họ không cho tính VAT mức đó nữa, mà VAT cao hơn thì giá cao hơn, khó bán hơn” - bà Dung cho biết.

Lý do Équilibre chỉ bán buổi trưa dù nằm trên con phố nhộn nhịp ngày đêm một phần cũng vì thuế. “Doanh thu 150.000 euro/năm trừ hết các chi phí hoạt động, kể cả lương và bảo hiểm cho chủ tiệm và nhân viên, và một phần chi phí đầu tư ban đầu, thì lãi ròng hơn 20.000 euro, đóng thuế 30% xong còn lại khoảng 14.000 euro. Nếu doanh thu cao hơn, thì qua mức thuế khác, nộp tới 40% cho nhà nước” - bà Dung cho biết. 

Một mình vừa lo tiệm vừa chăm con nhỏ, nhắm không có sức để tăng doanh thu và đóng thuế cao hơn, bà Dung quyết định lấy công làm lời và không bán buổi tối.

Nhớ lại lúc mới làm quen với thủ tục thuế của Pháp, bà chủ tiệm Équilibre cho biết mọi việc đã khá dễ dàng ngay từ ban đầu. Phòng thuế hẹn bà đến quầy tư vấn để hướng dẫn, nhưng thấy khách lúng túng, nhân viên tư vấn mời vào phòng họp riêng để trình bày chậm rãi hơn. 

Sau này, mỗi kỳ đóng thuế theo quý và quyết toán hằng năm, bà Dung thực hiện qua mạng và chưa bao giờ bị gây phiền hà. “Chắc họ ý thức được là mình đem tiền tới để nuôi họ, nuôi nhà nước, nên họ hướng dẫn tận tình. Dễ thương lắm kìa!” - bà Dung nhận xét.

Đan Mạch: Tiền thuế đi đâu?

Tháng 3 vừa rồi, lần đầu tiên tôi làm chuyện ấy: đóng thuế ở Đan Mạch. Đó là mơ ước của tôi và hẳn cũng của cả nhiều người nhập cư nước ngoài từ khi đặt chân sang đất nước Bắc Âu này. Vì sao tôi lại dùng từ “mơ ước”? Nghe có hơi quá không, nhất là khi Đan Mạch nằm trong số những quốc gia có mức thuế cao nhất thế giới?

 Ảnh: Insider

Từ những gì bản thân tôi quan sát và trải nghiệm hơn hai năm qua, tôi nghĩ là mình đã dùng đúng từ.

Thuế thu nhập cá nhân ở Đan Mạch thường dao động trong khoảng 37-45% tùy mức thu nhập. Những người thu nhập đặc biệt cao (tầm nửa triệu kroner/năm tức gần 80.000 USD/năm) thì sẽ phải chịu thuế suất lên tới 59%.

Tất cả mọi người có thu nhập tại Đan Mạch đều phải chịu thuế, với quy định chi tiết rõ ràng. Lấy ví dụ trường hợp cháu trai của chồng tôi, Albert, năm nay 14 tuổi. 

Mỗi cuối tuần cháu đón xe buýt lên nhà ông bà ngoại để làm vườn, và được ông bà trả công theo giờ, thu nhập này được miễn thuế. Nhưng hằng tuần cháu cũng được thuê dọn dẹp nhà xông hơi công cộng bên bờ biển thuộc quản lý của địa phương nơi gia đình sinh sống, thu nhập này phải chịu thuế.

Những ai cố tình nhận “tiền đen”, nghĩa là không thông báo cho sở thuế biết về thu nhập của mình với mục đích trốn thuế, sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí có thể đi tù. 

Năm ngoái từng có một chị người đồng hương hỏi tôi có muốn làm cho chị ấy theo dạng này không, công việc đơn giản, nhẹ nhàng, không đóng thuế, đôi bên cùng có lợi. Rất may là tôi đã từ chối vì không muốn mạo hiểm ở một đất nước thượng tôn pháp luật, và hiểu rằng đóng thuế là nghĩa vụ và quyền lợi, là cách mình thực hành dân chủ và sự công bằng.

Hiện tôi làm nhân viên văn phòng cho một công ty xuất nhập khẩu của Đan Mạch. Tháng 3 vừa rồi, tôi nhận được bản tất toán thuế năm đầu tiên, trong đó liệt kê chi tiết số tiền tôi đã nộp, các khoản khấu trừ, số tiền hoàn thuế. 

Ngoài lương ở chỗ làm chính, tôi và chồng mỗi người có một công ty riêng để nhận công việc làm thêm (việc cá nhân lập “công ty một người” để cung cấp dịch vụ tự do rất phổ biến ở Đan Mạch).

Mỗi khi gửi hóa đơn thanh toán cho khách hàng, chúng tôi cộng thêm 25% tiền thuế giá trị gia tăng và để dành số tiền này nộp cho sở thuế vào đầu tháng 3. 

Ngoài thuế giá trị gia tăng cao, Đan Mạch còn có thuế tiêu thụ đặc biệt mà người mua phải trả đánh vào bia, rượu, sôcôla, kẹo, pin...; rồi thuế xanh đánh vào sử dụng những nguồn tài nguyên chung của xã hội như điện, nước, xăng, dầu, xử lý rác...

 
 Ảnh: Insider

 Tuy phức tạp, hệ thống thuế ở Đan Mạch cũng rất rõ ràng và minh bạch. Mọi người dân đều có thể truy cập vào trang web của sở thuế (www.skat.dk) để tìm hiểu thông tin, gọi điện để được trả lời hoặc đặt lịch hẹn gặp mặt trực tiếp để được tư vấn.

Tiền thuế thu được sẽ chia một phần cho chính phủ, một phần cho địa phương cư trú (ở vùng của tôi là 25,9% thu nhập cá nhân), 8% cho Quỹ thị trường lao động, 1% cho nhà thờ (nếu bạn là thành viên giáo hội Luther ở Đan Mạch).

Đi kèm với thuế là phần mà ai cũng thích: quyền lợi khi đã đóng thuế. Phúc lợi xã hội từ thuế của Đan Mạch thuộc hàng nhất nhì thế giới. 

Tôi có cảm giác người sống ở Đan Mạch cứ việc đóng thuế thôi, sau đó có thể yên tâm sống đời mình mà không phải lo nghĩ gì nhiều, tất cả đã có chính phủ lo: chi phí khám chữa bệnh cho toàn dân từ lúc sinh ra đến khi lìa đời; giáo dục hoàn toàn miễn phí, sinh viên đại học còn có lương tháng; người thất nghiệp được trợ cấp với mức cao nhất hơn 19.000 kr/tháng (khoảng 70 triệu đồng) trong hai năm; và nhiều khoản hỗ trợ khác cho người lao động như tiền nghỉ ốm, tiền thai sản, tiền chăm con ốm, tiền hỗ trợ nuôi con cho đến khi 18 tuổi...

Thuế cũng được dùng để trả lương cho người làm công việc giúp đỡ người già, người tàn tật. Chẳng hạn như tầng trên chung cư của vợ chồng tôi có ông già tên Lau sống một mình và có dấu hiệu trầm cảm, mỗi tuần đều có người từ trên quận cử đến để chăm sóc, trò chuyện cùng ông, giúp ông dọn dẹp nhà, đi chợ. 

Hoặc như anh bạn thân Morten của chồng tôi làm nghề chăm sóc người bị thiểu năng trí tuệ. Có lần anh ngồi tính chi phí được trả bằng thuế để chăm sóc một người thiểu năng không có khả năng lao động, rồi giật mình thốt lên: “Đất nước này quá giàu!”.

 
 Hệ thống giáo dục Đan Mạch hoàn toàn miễn phí từ mẫu giáo tới hết đại học. Ảnh: Insider

Ngoài ra, còn có rất nhiều những khoản phúc lợi khác cũng trả bằng thuế, như toàn bộ hệ thống thư viện miễn phí; hệ thống trường đặc biệt højskole, nơi sinh viên sống và học tập mà không có các kỳ thi hay bài tập nhằm giúp họ “tìm ra mục đích đời mình”, được chính phủ trả 2/3 chi phí; hoặc nếu bạn có nhu cầu sửa nhà với mục đích tiết kiệm năng lượng, nhà nước cũng sẽ hỗ trợ. 

Vợ chồng tôi dự định sẽ thay cửa sổ căn hộ nhà mình vì cửa sổ cũ cách nhiệt không tốt, nên sẽ nộp đơn lên quận để được thanh toán kinh phí.

Mục đích của hệ thống thuế Đan Mạch là để tạo ra một xã hội bình đẳng, một lưới an toàn để đỡ lấy những người chẳng may “vấp ngã”, bảo đảm không ai bị bỏ lại. Cũng phải nói Đan Mạch làm được thế nhờ đã nhiều năm liền đứng đầu danh sách các quốc gia minh bạch và ít tham nhũng nhất thế giới - khiến người đóng thuế yên tâm và tin tưởng.

Trong hơn hai năm sống ở đây, tôi chưa gặp một người Đan Mạch nào than phiền chuyện sưu cao thuế nặng cả. Trái lại, họ đều nói: “Tôi hài lòng khi đóng thuế!”, vì họ biết rõ họ đã cho đi và nhận lại những gì. Trong tiếng Đan Mạch, thuế được gọi là “skat”, có thể tạm dịch là “Bé yêu”!

Nhận diện rào cản thu thuế kinh tế số

NAM MINH 06/04/2021 20:00 GMT+7

TTCT - Tổng cục Thuế đang lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo thông tư mới về chính sách quản lý thuế, trong đó việc chính thức thu thuế giao dịch trên các trang thương mại điện tử được cho vẫn còn một số trở ngại lớn cần thảo luận để đảm bảo một chính sách thuế hiệu quả và bình đẳng.

Dự thảo “Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật quản lý thuế và nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế” là đòi hỏi tất yếu của thời đại kinh tế số, nhưng về chi tiết đang gây không ít tranh luận.

Mở rộng nguồn thu 

Theo dự thảo, các doanh nghiệp thương mại điện tử phải kê khai thông tin người bán. Các website thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo… và công ty cung cấp dịch vụ giao hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin về người bán cho cơ quan thuế. 

Nhiều DN đầu tư phòng studio công phu cho các chương trình livestream bán hàng qua mạng. Ảnh: ĐỨC THIỆN

 

Với các cá nhân tham gia kinh doanh trên mạng xã hội như Facebook, cơ quan thuế địa phương sẽ thu thập thông tin từ trang của họ để xác định họ là ai để thu thuế. 

Báo cáo của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết tới 53% dân số Việt Nam đã tham gia mua bán trực tuyến trong một thị trường giá trị gần 12 tỉ USD trong năm 2020. 

Kế hoạch Tổng thể phát triển quốc gia giai đoạn 2021-2025 dự báo đến năm 2025, 55% dân số sẽ tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến dự kiến tăng 25% mỗi năm, đạt 35 tỉ USD, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Trên các không gian kỹ thuật số khác, không khí cũng sôi động không kém. Tính đến cuối năm 2020, có khoảng 15.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền, trong đó khoảng 350 kênh có doanh thu lớn với từ 1 triệu người đăng ký theo dõi trở lên.

Tuy nhiên, chỉ 30% trong số đó, tương đương khoảng 5.000 kênh, chịu sự quản lý từ các công ty mạng của YouTube tại Việt Nam có kê khai và nộp thuế đảm bảo đầy đủ.

Còn nhiều rào cản 

Tin tức về một số cá nhân và tổ chức bắt đầu nộp thuế từ kinh doanh số với những số tiền không nhỏ nay đã quen thuộc. Theo Cục Thuế Hà Nội, năm 2020 lượng thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử (Google, Facebook và YouTube) tăng 492% so với năm 2019. Cá biệt có 3 cá nhân nộp thuế trên 7 tỉ đồng, trong đó người cao nhất 23 tỉ đồng. 

Để so sánh, mới năm 2015, người tạo ra trò chơi điện tử Flappy Bird trên nền tảng di động Nguyễn Hà Đông nộp 1,4 tỉ đồng tiền thuế đã được coi là con số “khủng”.

Tuy nhiên, ngoài việc thu thuế đúng và đủ với các hoạt động này, một câu hỏi không dễ với cơ quan quản lý thuế và nhà nước nói chung là tạo môi trường thuận lợi, không kìm hãm đà tăng trưởng mới chớm nở của kinh tế số.

Một rào cản nhìn thấy ngay là việc ghi nhận doanh thu phát sinh. Trên thực tế, không ít các shop trên Shopee hay Lazada chỉ được dùng vào mục đích chào hàng, còn giao dịch thực sự diễn ra qua liên hệ trực tiếp bằng điện thoại, tin nhắn, khiến việc ghi nhận giao dịch mua bán online rất khó khăn. 

Đã thế, bộ dữ liệu và năng lực khai thác dữ liệu trên hệ thống của ngành thuế hiện còn nhiều bất cập do đăng ký ngành nghề chưa sát với hoạt động kinh doanh thực tế.

Thêm nữa, trong khi kiểm soát thu thuế với đối tượng kinh doanh trong nước đã có phương án, việc thu thuế từ đối tượng nộp thuế ở nước ngoài là thách thức lớn, đặc biệt là các giao dịch thương mại xuyên bên giới như đặt phòng trực tuyến hay bán hàng theo mô hình B2C và B2C.

Theo nghiên cứu của Hãng kiểm toán EY hiện có hai cách chính. Một số quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế trực tiếp với cơ quan thuế hoặc thông qua đại diện được ủy quyền ở nước sở tại. 

Các nước khác yêu cầu những nền tảng thương mại điện tử nơi giao dịch được thực hiện phải khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho nhà cung cấp nước ngoài.

Cách tiếp cận đầu tiên yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài phải tuân thủ quy định về thuế của Việt Nam. Nếu họ không tự nguyện, việc thu thuế sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Trong nhiều trường hợp, ngay cả người bán hàng cũng không có đầy đủ thông tin của người mua để xác định liệu thu nhập có phải từ Việt Nam hay không.

Cách tiếp cận thứ hai, trách nhiệm thuộc về các nền tảng thương mại điện tử hay ngân hàng trung gian, có vẻ là cách Việt Nam đang chọn. 

Cách này thuận tiện hơn cho cơ quan thuế, nhưng các nền tảng thương mại điện tử sẽ phát sinh chi phí. “Họ sẽ phải theo dõi giao dịch với thu nhập phát sinh từ Việt Nam và tính toán số thuế phải nộp. 

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi phát sinh chênh lệch, sai sót, cũng là vấn đề cần suy ngẫm” - bà Trang Phạm, phó tổng giám đốc tư vấn thuế EY Việt Nam, nhận định.

Một vấn đề nữa là tính toàn cầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Channing Flynn, giám đốc dịch vụ thuế và giao dịch quốc tế toàn cầu của EY, cho rằng nếu một công ty hoạt động ở 80 hoặc 90 quốc gia, họ sẽ phải tuân thủ 80 hoặc 90 phép tính thuế khác nhau. 

Do đó các công ty buộc phải xem xét sự phức tạp này ảnh hưởng thế nào đến chi phí kinh doanh. “Có thể thấy, tất cả sẽ trở nên vô cùng phức tạp” - ông Channing Flynn nói.

Cũng phải tính tới cơ chế tránh đánh thuế hai lần giữa các quốc gia với nhau. Hiện OECD đang đi đầu trong nỗ lực toàn cầu nhằm khắc phục tình trạng này với dự án ban hành quy tắc thuế thống nhất toàn cầu cho nền kinh tế kỹ thuật số. 

Đây được xem là một trong những thay đổi lớn nhất của hệ thống thuế thế giới một thế kỷ qua và hàng trăm quốc gia đồng ý tham gia. Dự kiến trong năm nay cơ chế này chính thức ra mắt. ■

Kinh tế số: Thách thức với cơ quan thuế

LÊ THANH 06/04/2021 20:00 GMT+7

TTCT - Hoạt động kinh tế số đang phát triển hơn bao giờ hết. Số tiền thuế thu được từ cá nhân, tổ chức trong nước kinh doanh trên nền tảng số tăng lên, nhưng với doanh thu hàng tỉ USD từ Việt Nam mà Google, Facebook, Amazon, Netflix… nhận được thì sao?

Tranh thủ giờ nghỉ trưa, nhiều chị nhân viên văn phòng đi siêu thị trên mạng để mua đồ cho bữa tối. Từ nắm hành lá, củ gừng, đến thực phẩm, trái cây… được đặt và thanh toán bằng điện thoại chỉ sau 2 phút. Việc hằng ngày nhận đơn hàng và thanh toán qua mạng giờ đã hết sức quen thuộc.

Dịch COVID-19 cũng là cú huých thúc đẩy hoạt động kinh tế số phát triển hơn bao giờ hết. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến hết tháng 10-2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu lượt, giá trị 9,6 triệu tỉ đồng, cùng tăng 125% so với cùng kỳ 2019; giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu lượt, tăng 8,3% và giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỉ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Quy mô lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2020 là 11,8 tỉ USD, theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương), chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Năm qua, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có mức tăng trưởng thương mại điện tử 2 chữ số: 18%.

Ảnh: Quang Định

 

Quản lý phải nắm được dòng tiền

Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện gần như đã ở mức độ các cửa hàng “gạch và bêtông” bán thứ gì thì trên mạng có thứ đó, và rất nhiều thứ trên mạng có, mà cửa hàng ngoài đường chưa chắc có. 

Dưới góc độ quản lý thuế, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết cơ quan thuế đã ghi nhận hiện tượng này và dự báo hoạt động kinh tế số sẽ phát triển bùng nổ trong những năm tới. Ngành thuế cũng nhận thức rằng mô hình kinh doanh truyền thống sau đại dịch chắc chắn sẽ có sự chuyển dịch. 

Một đặc thù của kinh tế số Việt Nam, theo Bộ Công thương, là dù thương mại điện tử rất phát triển, giao dịch thanh toán trực tuyến vẫn rất ít, đa phần thanh toán vẫn bằng tiền mặt, đặt ra vấn đề không dễ giải quyết cho cơ quan thuế. 

Ông Đặng Ngọc Minh thừa nhận quản lý nền kinh tế số nói chung và hoạt động kinh doanh trên nền tảng số nói riêng là một lĩnh vực rất mới. 

Để quản lý thuế với hoạt động kinh tế số, Quốc hội đã ban hành Luật quản lý thuế số 38. Trong đó, ông Minh nói ngành thuế đã đưa những quy định mới về quản lý kinh tế số, đặc biệt là với giao dịch xuyên biên giới có gắn trách nhiệm của các cơ quan liên quan như ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán…

“Không chỉ người kinh doanh mà cả ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nền tảng [platform] phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế để trước hết tạo điều kiện cho kinh tế số phát triển thuận lợi. Đồng thời, các bên cũng cùng chia sẻ thông tin như ngân hàng phải cung cấp số tài khoản, mã số thuế của người nộp thuế cho cơ quan thuế để quản lý hoạt động kinh doanh số” - ông Minh nói.

Theo quy định, người nộp thuế có nghĩa vụ tự tính, tự khai và tự nộp thuế. Mọi trường hợp, nếu cá nhân cố tình trốn thuế thì một ngày nào đó, cơ quan thuế sẽ tìm ra. Nếu một cá nhân đã thanh toán, hồ sơ thanh toán vẫn lưu dấu vết thì với nghiệp vụ của mình, cơ quan thuế sẽ có biện pháp để truy vết và buộc người ta phải đóng thuế. Điều này là để đảm bảo công bằng với những người làm ăn chân chính, nộp thuế kịp thời và đầy đủ.

Về phía ngành thuế, ông Minh cho hay đã bố trí nhân lực quản lý hoạt động kinh tế số. Các đội thuế phường xã phải bố trí lực lượng cán bộ khảo sát các hệ thống kinh doanh online và phối hợp với quản lý thị trường để đề ra giải pháp quản lý. 

Hiện nay qua cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, những giao dịch của nhà cung cấp đều được cơ quan thuế nắm số liệu và làm việc với các cá nhân có nguồn thanh toán của Google, Facebook…

Với nhóm này, Tổng cục Thuế ghi nhận trong 2 năm trở lại đây, số thuế thu từ thu nhập do hoạt động thương mại điện tử tăng mạnh, đạt khoảng 1.000 tỉ đồng/năm. Rõ ràng ý thức tuân thủ về thuế của người nộp thuế đang tăng lên. 

Đa phần người nộp thuế hiểu được nghĩa vụ của mình thì chủ động tìm hiểu và trao đổi với cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế.

Ảnh: Quang Định

 

Thu thuế của các ông lớn vẫn chưa thuận

Trả lời chất vấn Quốc hội ở kỳ họp tháng 11-2019, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết hiện Google, Amazon, Facebook và Apple phát sinh doanh thu tại Việt Nam hàng tỉ USD nhưng chưa đóng thuế. 

Bộ này, cùng Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, đã yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới này phải đóng thuế, tuân thủ luật pháp Việt Nam.

Về vấn đề này, ông Đặng Ngọc Minh cho biết Tổng cục Thuế đang lấy ý kiến góp ý dự thảo thông tư thực hiện nghị định 126 và Luật quản lý thuế. 

Trường hợp các đại gia này không có cơ sở kinh doanh ở Việt Nam, không đăng ký kê khai và nộp thuế cho doanh thu ở Việt Nam, thì ngân hàng thương mại sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế thay trước khi chuyển tiền thanh toán cho họ. 

Ông Đặng Ngọc Minh nói ngành thuế đang làm việc với các nhà cung cấp nước ngoài về các nghĩa vụ mới, cũng như yêu cầu họ tuân thủ.

Đồng tình với việc sẽ thực hiện trách nhiệm nộp thuế thay cho Google, Facbook, Amazon… khi chuyển tiền thanh toán của cá nhân trong nước, nhưng nhiều ngân hàng thương mại đề nghị Bộ Tài chính cần quy định thuế suất thống nhất, chứ không phân biệt theo hoạt động kinh doanh.

Đại diện cho tiếng nói doanh nghiệp, bà Đỗ Khánh Ly - Trung tâm Liên minh Internet châu Á (AIC - hiệp hội ngành gồm các công ty công nghệ và Internet hàng đầu như Amazon, Facebook, Apple…) - khuyến cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần thảo luận và nghiên cứu kỹ hơn quy định về quản lý thuế với các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh ở Việt Nam, để khi ban hành, quy định không tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.

Bà Ly cho rằng Tổng cục Thuế nên cân nhắc quy định đơn phương đánh thuế trên tổng doanh thu vào các doanh nghiệp nước ngoài, vì khối các nền kinh tế phát triển OECD đang hướng tới không sử dụng cách này và kế hoạch của họ là trong năm nay sẽ tìm được giải pháp toàn cầu về thuế với hoạt động kinh tế số, có thể làm mẫu cho các nước khác triển khai theo. 

Theo bà Ly, chỉ nên yêu cầu nhà cung cấp ở nước ngoài đăng ký và nộp thuế giá trị gia tăng, còn các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp khi áp dụng cần hòa hợp với khung thuế toàn cầu của G20 hay OECD mà Việt Nam là thành viên. Được biết khung thuế này dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2021. ■

Ông Lưu Đức Huy - vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế: “Đảm bảo quyền đánh thuế của nước chủ nhà”

Quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh dựa trên nền tảng số áp dụng với nhà cung cấp nước ngoài thì Tổng cục Thuế sẽ tham khảo quy định quốc tế cũng như học hỏi quy định các nước để áp dụng cho phù hợp. Tổng cục Thuế sẽ rà soát lại để tránh không thu trùng thuế. Nguyên tắc thu thuế đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện, đồng thời đảm bảo đúng quy định Việt Nam cũng như quyền đánh thuế của nước chủ nhà.

Bà Virginia Foote, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham): “Các nghĩa vụ mới về thuế rất phức tạp”

Một mạng lưới rất phức tạp về các nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, khấu trừ thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài hoạt động trên nền tảng số thể hiện qua dự thảo thông tư thuế đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến.

Khái niệm hoạt động thương mại điện tử kinh doanh dựa trên nền tảng số quá rộng. Chúng tôi đã xem xét quy định mới về cơ sở thường trú - khái niệm này được nêu trong dự thảo thông tư nhưng chưa có trong một số luật Việt Nam về thuế, nhất là Luật quản lý thuế.

Liên quan đến trách nhiệm của nhà cung cấp nước ngoài với việc đăng ký kê khai và nộp thuế, rất mong Chính phủ cần phải làm rõ quy định hiện tại với thuế nhà thầu nước ngoài trong dự thảo thông tư tới đây, sao cho hai văn bản này hợp lý, có thể áp dụng một cách nhất quán.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng tôi kiến nghị doanh nghiệp nước ngoài sẽ không phải đăng ký cũng như nộp thuế này ở Việt Nam khi họ đã được bảo hộ bởi hiệp định thuế mà Việt Nam tham gia ký kết.

Về việc kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp, Việt Nam nên ban hành quy trình, mẫu biểu phù hợp để các nhà cung cấp nước ngoài hiểu rõ yêu cầu và trách nhiệm với họ. Cuối cùng, các doanh nghiệp nước ngoài rất mong quy định mới về quản lý thuế với kinh doanh thương mại điện tử không đi ngược lại với các chuẩn mực thuế quốc tế, các hiệp định thuế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

Bạn đang đọc trong chuyên đề "THUẾ VÀ KINH TẾ SỐ"