Bảo tồn động, thực vật

Tuổi Trẻ Cuối Tuần

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... nhiều loài đang tiến hóa 'ngược'?

ANH THƯ 09/01/2025 21:38 GMT+7

Cây gỗ gụ nhỏ lại. Voi không còn ngà. Chim xây tổ bằng dây gai... Nhiều loài đã tiến hóa 'ngược' để tồn tại khi con người thống trị khiến chúng mất dần cơ hội sống.

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 1.

Voi châu Phi không ngà ở công viên quốc gia Gorongosa - Ảnh: Jennifer Guyton

Sự ảnh hưởng của con người đã chạm đến mọi ngóc ngách trên Trái đất, từ nơi cao nhất của những ngọn núi cho đến nơi sâu nhất của đại dương. Nhiều thực vật và động vật đã tiến hóa để thích nghi với sự thống trị của con người, theo báo Guardian.

Dưới đây là một số ghi nhận của các nhà nghiên cứu về những thay đổi của thế giới tự nhiên trong thế kỷ 21.

Cây gỗ gụ nhỏ lại

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 2.

Những cây gỗ gụ khổng lồ là mục tiêu của lâm tặc - Ảnh: Jason Houston

Những cây gỗ gụ lớn nhất, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, đã bị chặt để lấy gỗ. Số lượng của chúng đã giảm hơn 70% tại một số nước kể từ năm 1970. Các cây gỗ gụ lâu năm phần lớn đã biến mất song loài này vẫn phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực.

Tuy nhiên, loài cây này không còn phát triển cao lớn (20m hoặc hơn) như xưa nữa. Cây gỗ gụ hiện nay nhỏ và ít có giá trị thương mại hơn. Khi cây lớn bị chặt đi, loài này không thể sinh sản và chia sẻ bể gene đa dạng vốn thúc đẩy phát triển chiều cao của cây nữa.

Chim xây tổ bằng gai

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 3.

Chim ác là xây tổ bằng gai - Ảnh: Natural History Museum Rotterdam

Chim ác là thường dùng cành cây để xây và bao bọc tổ của chúng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những con chim ác là nhổ những chiếc gai trong thiết bị gai đuổi chim và dùng chúng bao bọc tổ để bảo vệ trứng khỏi động vật săn mồi như quạ.

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Auke Florian Hiemstra phát hiện ngày càng nhiều loài chim dùng vật liệu nhân tạo để bảo vệ tổ của chúng.

Sao biển giòn chui vào chai bia

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 4.

Sao biển Astrophiura caroleae thích sống trong chai bia - Ảnh: Smithsonian Natural History Museum

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2018, Astrophiura caroleae là một loài mới của sao biển giòn. Các nhà khoa học phát hiện chúng rất thích sống ở những nơi kỳ lạ.

Tiến sĩ Hugh Carter, chuyên gia về sao biển tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Anh, cho biết hầu hết những con sao biển Astrophiura caroleae được nhìn thấy sống trong các chai bia ở độ sâu khoảng 300m dưới đáy biển và một số con sống trong lốp xe.

Điều thú vị là chúng thường sống trên nền cứng, chủ yếu là trên đá, nhưng chúng lại thích sống trong các mẩu rác do con người thải ra.

Vỏ ốc nhạt màu hơn

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 5.

Vỏ ốc sên nhạt màu tại các thành phố của Hà Lan - Ảnh: Biosphoto

Các nhà nghiên cứu đã quan sát hình chụp vỏ ốc sên tại Hà Lan và phát hiện những con ốc sống tại trung tâm các thành phố đã tiến hóa để có vỏ màu nhạt. Họ tin rằng sự thay đổi này là kết quả của việc nhiệt độ nóng hơn trong các thành phố, có thể cao hơn 8 độ C so với vùng nông thôn.

Theo giáo sư Menno Schilthuizen, nhà sinh học tiến hóa người Hà Lan, ốc sên có vỏ sẫm màu sẽ cảm thấy nóng hơn, có nguy cơ chết vì nắng nóng. Có lẽ vỏ ốc nhạt màu sẽ giúp ốc sên mát hơn để chống chọi với những ngày nóng nhất trong thành phố.

Cánh chim én ngắn hơn

Voi không còn ngà, cánh chim én ngắn lại... con người đã làm gì tự nhiên? - Ảnh 6.

Chim én vách đá làm tổ gần một con đường - Ảnh: Ingrid Taylar

Chim én vách đá ở tây nam bang Nebraska, Mỹ thường làm tổ dưới dạ cầu và hay bị ô tô tông trúng. Tuy nhiên, một nghiên cứu thực hiện năm 2013 nhận thấy loài chim này đã thích ứng với rủi ro bằng cách phát triển cánh ngắn lại.

Cánh ngắn giúp chim én nhanh nhẹn hơn, cho phép chúng nhanh chóng tránh các phương tiện giao thông đang lao tới chúng, trong khi cánh dài hơn khiến chúng dễ chết hơn.

Voi không còn ngà

Quần thể voi thảo nguyên châu Phi từng giảm mạnh số lượng hơn 90% tại công viên quốc gia Gorongosa, Mozambique. Ngày nay, quần thể voi này đang dần phục hồi và là một trong những ví dụ điển hình cho sự phục hồi toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu cho biết điều đáng chú ý là nhiều voi cái trong quần thể này không có ngà - một hệ quả từ việc voi không ngà ít bị những kẻ săn trộm nhắm tới. Sự thay đổi tương tự cũng được ghi nhận tại Tanzania.

Đây là sự thích ứng đáng buồn để chống lại nạn săn trộm xảy ra trong những thập kỷ trước, với kết quả là số lượng voi châu Phi được sinh ra với ngà ngắn hoặc không có ngà tăng lên.

Loài vật thay đổi theo cách 'kỳ lạ' để thích nghi với sự thống trị của con người - Ảnh 6.Tìm thấy 'mắt xích bị thiếu' trong chuỗi tiến hóa của động vật chân khớp

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của một loài vật giống hình con tôm, có 5 mắt, tồn tại từ cách đây 520 triệu năm.

Bắt người đàn ông chở 6 con tê tê quý hiếm qua nghĩa địa trong đêm tối

HOÀNG TÁO 28/12/2024 15:04 GMT+7

Người đàn ông 33 tuổi dùng xe máy chở 6 con tê tê quý hiếm trên 2 sọt nhựa thì bị công an phát hiện, bắt giữ khi đi qua một nghĩa địa lúc tối.

Bắt người đàn ông chở 6 con tê tê quý hiếm qua nghĩa địa trong đêm tối - Ảnh 1.

Người đàn ông cùng tang vật - Ảnh: TRẦN KHÔI

Ngày 28-12, Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đang tạm giữ Hồ Văn Manh và tang vật là 6 con tê tê để tiếp tục điều tra xử lý.

Trước đó lúc 18h45 ngày 27-12, tại khu vực nghĩa địa thuộc khóm Tây Chín (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Phòng cảnh sát kinh tế phối hợp với Công an huyện Đakrông phát hiện, bắt giữ Manh (33 tuổi, trú khóm Khe Đá, thị trấn Lao Bảo) đi xe máy biển kiểm soát 74AH-031.xx đang có hành vi vận chuyển 6 cá thể động vật rừng là tê tê. 

Số tê tê được đựng trong sọt nhựa phía sau xe.

Khu vực bắt giữ là thị trấn biên giới, sát nước bạn Lào.

Tê tê là loài động vật thuộc nhóm 1B, danh mục các loài động vật rừng quý hiếm.

Bắt người đàn ông chở 6 con tê tê quý hiếm qua nghĩa địa trong đêm tối - Ảnh 3.Thả tê tê Java cùng 18 động vật hoang dã về tự nhiên

Tê tê Java là vật chứng trong vụ án hình sự cùng 18 động vật hoang dã thuộc 8 loài vừa được Chi cục Kiểm lâm TP.HCM thả về Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.

Hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên Trái đất được bảo vệ ra sao?

HOÀNG THI 28/12/2024 14:06 GMT+7

Nếu các nỗ lực bảo vệ và nhân giống thất bại, thế giới sẽ mất mãi mãi loài tê giác trắng phương Bắc quý hiếm.

Hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên Trái đất được bảo vệ ra sao? - Ảnh 1.

Luôn có lực lượng vũ trang canh gác hai con tê giác phương Bắc Najin và Fatu - Ảnh: JUSTIN MOTT

Nhiều lớp bảo vệ nghiêm ngặt

Trong khu bảo tồn Ol Pejeta Conservancy tại Kenya, hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên thế giới đang sống những ngày cuối cùng dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt.

Najin và Fatu, cặp mẹ con tê giác cái, là hai con cuối cùng của phân loài tê giác trắng phương Bắc (Ceratotherium simum cottoni).

Theo tổ chức Ol Pejeta Conservancy, cả hai đã mất khả năng sinh sản tự nhiên do tuổi tác và sức khỏe.

Najin, sinh năm 1989 và hiện 35 tuổi, đã được loại khỏi các nỗ lực nhân giống do vấn đề xương khớp. Trong khi đó, Fatu, sinh năm 2000 và hiện 24 tuổi, khó có thể mang thai do thoái hóa tử cung.

Các chuyên gia tại Kenya vẫn đang cố gắng hỗ trợ quá trình thụ tinh nhân tạo cho Fatu, tận dụng mọi hy vọng còn sót lại.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 2.

Najin là tê giác mẹ, con lớn, còn Fatu là con nhỏ - Ảnh: JUSTIN MOTT

Cụ thể, tại Viện Leibniz về nghiên cứu động vật hoang dã và Sở thú Berlin, các nhà khoa học đang phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để tạo ra phôi lai tạo từ tinh trùng đông lạnh và trứng lấy từ Najin và Fatu.

Phôi này sẽ được cấy ghép vào tê giác trắng phương Nam, phân loài gần gũi nhất. Quá trình này đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật, đạo đức và độ thành công, tuy nhiên vẫn là một hy vọng.

Cũng do mức độ quan trọng, hai con tê giác được giám sát liên tục 24/7 bởi đội ngũ bảo vệ vũ trang của Kenya.

Những nhân viên bảo vệ này được trang bị đầy đủ vũ khí và công nghệ hiện đại như thiết bị định vị GPS và máy bay không người lái (drone) để giám sát từ xa. Mục tiêu là ngăn chặn mọi hành vi săn trộm, vốn là mối đe dọa chính khiến phân loài này suy giảm nghiêm trọng.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 3.

Lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ hai con tê giác khỏi những kẻ săn trộm - Ảnh: JUSTIN MOTT

Khu vực sinh sống của chúng trong khu bảo tồn được quản lý chặt chẽ và giới hạn tiếp cận. Khách tham quan không được tiếp xúc gần, và chỉ có các chuyên gia và nhân viên bảo tồn mới được phép tiếp cận trực tiếp hai con tê giác này để thực hiện các hoạt động theo dõi sức khỏe hoặc hỗ trợ sinh sản nhân tạo.

Tất cả những biện pháp này nhằm đảm bảo rằng Najin và Fatu được sống trong môi trường an toàn nhất có thể, đồng thời hỗ trợ các chương trình nghiên cứu và bảo tồn lâu dài, bao gồm cả nỗ lực sử dụng công nghệ sinh sản để phục hồi phân loài này.

Vì sao tê giác trắng phương Bắc quý hiếm?

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 4.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 4.
Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 5.

Những người chăm sóc cho Najin và Fatu - Ảnh: JUSTIN MOTT

Theo Tổ chức Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), nhu cầu sử dụng sừng tê giác trong y học cổ truyền và làm trang sức đã khiến loài này trở thành mục tiêu săn trộm.

Tê giác trắng phương Bắc (Ceratotherium simum cottoni) là một phân loài quý hiếm với nhiều đặc điểm độc đáo, khiến chúng trở thành biểu tượng quan trọng trong công cuộc bảo tồn động vật hoang dã.

Đây là một trong những loài động vật có vú lớn nhất trên cạn, chỉ đứng sau voi, với chiều dài cơ thể lên đến 4m và trọng lượng có thể đạt 2.300kg.

Đặc trưng nổi bật của loài này là hai chiếc sừng, trong đó sừng trước có thể dài tới 1,5m. Những chiếc sừng này không chỉ là vũ khí tự vệ mà còn là nguyên nhân chính khiến chúng bị săn trộm, do nhu cầu sử dụng trong y học cổ truyền và làm vật trang trí.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 6.

Sừng của tê giác trắng phương Bắc thường thu hút những kẻ săn trộm - Ảnh: JUSTIN MOTT

Loài tê giác này từng sống ở các đồng cỏ và vùng cây bụi của Trung và Đông Phi, nơi chúng thích nghi tốt với môi trường nhờ cấu tạo mõm rộng và phẳng, giúp chúng dễ dàng ăn cỏ ngắn.

Với bản tính điềm tĩnh và hiền lành, chúng ít hung hăng hơn so với các loài tê giác khác.

Ngoài ra, tê giác trắng phương Bắc sở hữu nguồn gene độc đáo, khác biệt so với tê giác trắng phương Nam, góp phần quan trọng vào sự đa dạng sinh học toàn cầu.

Trong hệ sinh thái, chúng đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát sự phát triển của thảm thực vật, từ đó duy trì sự cân bằng cho các đồng cỏ và loài động vật khác.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 7.

Dù khả năng bảo tồn loài tê giác trắng phương Bắc này hiện không nhiều nhưng vẫn còn những tia hy vọng cuối cùng - Ảnh: JUSTIN MOTT

Những đặc điểm này không chỉ khiến tê giác trắng phương Bắc trở nên đặc biệt mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn loài trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn, bởi sự mất mát của chúng sẽ là một thiệt hại lớn đối với thiên nhiên và hệ sinh thái.

Tuổi thọ trung bình của tê giác trắng phương Bắc trong tự nhiên thường dao động từ 35 đến 40 năm. Khi được chăm sóc trong môi trường nuôi nhốt với điều kiện y tế và dinh dưỡng tốt, chúng có thể sống lâu hơn, đạt tới khoảng 45 năm.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 9.Nam Phi thử nghiệm công nghệ hạt nhân ngăn chặn nạn săn trộm tê giác

Các nhà nghiên cứu Nam Phi đưa đồng vị phóng xạ số lượng nhỏ vào sừng tê giác để có thể phát hiện được bằng các máy giám sát phóng xạ tại biên giới, cảng biển, cửa khẩu và sân bay.

Hành trình về U Minh Thượng của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM

NGỌC KHẢI 28/12/2024 10:47 GMT+7

Tê tê Java lạc vào Trường THCS Nguyễn An Ninh, TP.HCM tháng 10-2024 vừa được cơ quan chức năng thả về Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Hành trình về U Minh Thượng của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 1.

Sau hơn hai tháng được chăm sóc sức khỏe tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, tê tê Java lạc vào Trường THCS Nguyễn An Ninh (phường Trung Mỹ Tây, quận 12) được thả về Vườn quốc gia U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) - Ảnh: NGỌC KHẢI

Ngày 27-12, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM phối hợp Vườn quốc gia U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) thả 28 động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

Vượt hàng trăm cây số thả động vật quý hiếm về Vườn quốc gia U Minh Thượng - Video: NGỌC KHẢI

28 động vật hoang dã trên thuộc 10 loài, gồm: rái cá vuốt bé, tê tê Java, trăn đất, trăn gấm, kỳ đà vân, kỳ đà hoa, khỉ đuôi dài, rùa ba gờ, rùa răng, rùa hộp lưng đen.

Số động vật trên chủ yếu do người dân tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM. Sau thời gian cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã, chúng được lực lượng chức năng thả về Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Đợt này, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cũng chuyển giao cho Vườn quốc gia U Minh Thượng nuôi dưỡng, bảo tồn 15 động vật hoang dã thuộc 5 loài gồm cá sấu nước ngọt, rùa hộp trán vàng miền Trung, rùa đất lớn, rùa cổ sọc, rùa núi vàng.

Trong số động vật hoang dã thả về tự nhiên đợt này có con tê tê Java (tên khoa học Manis javanica) nặng khoảng 4,5kg, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

Đêm 20-10, con tê tê trên xuất hiện tại Trường THCS Nguyễn An Ninh (phường Trung Mỹ Tây, quận 12) và được bảo vệ trường phát hiện. Ngay hôm sau, ông Trần Minh Triết - hiệu trưởng trường - đã giao cho kiểm lâm chăm sóc cứu hộ.

Phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi lại hành trình trở về môi trường tự nhiên của tê tê Java sau hơn hai tháng được chăm sóc tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã.

Hành trình về U Minh Thượng của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 2.

Đêm mưa 20-10, tê tê Java được bảo vệ Trường THCS Nguyễn An Ninh (phường Trung Mỹ Tây, quận 12) phát hiện trong khuôn viên trường. Nhận thông tin từ bảo vệ, hiệu trưởng trường là ông Trần Minh Triết nói bảo vệ bắt giữ, chăm sóc cẩn thận con tê tê này. Sáng sớm 21-10, ông Triết liên hệ chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây, được hướng dẫn bàn giao tê tê trên cho kiểm lâm - Ảnh cắt từ clip do kiểm lâm viên cung cấp

Hành trình về U Minh Thượng của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 3.

Ngày 21-10, kiểm lâm viên thuộc Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận tê tê Java từ ông Trần Minh Triết. Ông Triết cho biết tại buổi chào cờ, nhà trường đưa con tê tê ra cho các em học sinh xem cũng như thông báo sự việc. "Nhiều em ngạc nhiên vì lần đầu thấy con tê tê như thế. Bản thân tôi mong muốn giáo dục cho các em ý thức bảo vệ động vật hoang dã. Khi bàn giao tê tê trên cho kiểm lâm, tôi mong muốn con vật ấy được trở về thiên nhiên sinh sống khỏe mạnh" - ông Triết nói - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình về U Minh Thượng của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 4.

Khu vực phát hiện tê tê Java tại Trường THCS Nguyễn An Ninh. Theo một cán bộ kiểm lâm, hiện TP.HCM không có tê tê sinh sống ngoài tự nhiên, chỉ có Thảo cầm viên Sài Gòn nuôi tê tê để khách tham quan. Về trường hợp tê tê Java trên, có thể có người nuôi nhốt trái phép làm tê tê sổng chuồng thoát ra ngoài, hoặc cũng có thể khi vận chuyển trái phép đã làm rơi rớt - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình về U Minh Thượng của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 5.

Tê tê Java được đưa về Trạm cứu hộ động vật hoang dã chăm sóc trước khi thả về tự nhiên. Theo cán bộ Trạm cứu hộ động vật hoang dã, ban đầu tê tê ăn yếu, vài ngày sau nó mới ăn trở lại bình thường - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 6.
Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 7.

Tê tê Java được kiểm tra sức khỏe trước khi thả về Vườn quốc gia U Minh Thượng. Kiểm lâm viên ghi nhận tê tê có sức khỏe tốt, có khả năng hòa nhập tốt với môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia U Minh Thượng - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 8.
Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 9.
Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 10.

Rạng sáng 26-12, con tê tê Java cùng 42 động vật hoang dã thuộc nhiều loài được đưa lên xe chuyển từ Trạm cứu hộ động vật hoang dã về Vườn quốc gia U Minh Thượng - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 11.
Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 12.
Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 13.

Kiểm lâm viên lái xe chở số động vật hoang dã từ Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở huyện Củ Chi về Vườn quốc gia U Minh Thượng. Chuyến xe này có 43 động vật hoang dã (thuộc 15 loài), gồm số động vật hoang dã thả về môi trường tự nhiên và chuyển giao cho Vườn quốc gia U Minh Thượng nuôi dưỡng, bảo tồn - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 14.
Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 15.
Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 16.

Đến trưa 26-12, vượt quãng đường khoảng 280km, các động vật hoang dã được vận chuyển đến Vườn quốc gia U Minh Thượng - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình về U Minh Thượng của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 17.

Tê tê Java phát hiện tại Trường THCS Nguyễn An Ninh được đưa đến Vườn quốc gia U Minh Thượng. Trực tiếp đến tiếp nhận cũng như thả tê tê Java ra môi trường tự nhiên là kiểm lâm viên Cầm Văn Tùng - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình về U Minh Thượng của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 18.

Đợt thả về Vườn quốc gia U Minh Thượng có 3 con tê tê Java, trong đó có con tê tê phát hiện tại Trường THCS Nguyễn An Ninh và con tê tê khoảng 5kg mà ông Nguyễn Viết Thuận (ngụ quận 12) tình cờ thấy tại khu đất trống gần công trình nhà ở tại phường Long Trường (TP Thủ Đức) - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 19.
Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 20.

Vừa được thả về Vườn quốc gia U Minh Thượng, tê tê Java bò vào bụi cây rậm rạp. Biết tê tê mình giao cho cơ quan kiểm lâm đã được thả về Vườn quốc gia U Minh Thượng, ông Trần Minh Triết - hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn An Ninh - chia sẻ ông rất vui vì tê tê vẫn khỏe mạnh và được thả về tự nhiên. Ông cho hay trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh về việc bảo vệ động vật hoang dã - Ảnh: NGỌC KHẢI

Rùa, trăn, khỉ được lực lượng chức năng thả về Vườn quốc gia U Minh Thượng - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 24.

Khu vực cây cối rậm rạp bên kênh phủ kín bèo xanh mướt tại vùng lõi Vườn quốc gia U Minh Thượng. Theo một cán bộ kiểm lâm, Vườn quốc gia U Minh Thượng có hệ sinh thái phù hợp với tê tê Java cùng nhiều loài động vật hoang dã khác - Ảnh: NGỌC KHẢI

Hành trình trở về tự nhiên của tê tê Java quý hiếm lạc vào trường học ở TP.HCM - Ảnh 25.Tê tê Java quý hiếm lạc vào Trường THCS Nguyễn An Ninh, hiệu trưởng giao lại kiểm lâm

Chiều 21-10, ông Trần Minh Triết - hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn An Ninh ở phường Trung Mỹ Tây (quận 12) - đã tự nguyện giao một con tê tê Java cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM.

Những hành động góp sức bảo vệ động vật hoang dã

NGỌC KHẢI 16/12/2024 11:44 GMT+7

Tại TP.HCM ngày có thêm nhiều người tự nguyện giao động vật hoang dã cho cơ quan kiểm lâm, mong muốn chúng được thả về môi trường tự nhiên.

Những hành động góp sức bảo vệ động vật hoang dã - Ảnh 1.

Kiểm lâm viên thuộc Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận tê tê Java từ ông Trần Minh Triết - hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn An Ninh - Ảnh: NGỌC KHẢI

Nhiều người gặp tình huống bất ngờ phát hiện, hoặc bắt được động vật hoang dã như tê tê Java, khỉ, kỳ đà, trăn... liền liên hệ lực lượng chức năng để bàn giao, không giữ làm của riêng, càng không làm thịt hoặc đem bán.

Đa số họ chia sẻ hành động trên là lẽ thường tình, bởi động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo vệ và được trở về với môi trường tự nhiên vốn có của chúng.

Giao tê tê Java, rùa răng "đi lạc" cho kiểm lâm cứu hộ

Một đêm mưa hồi tháng 10, bảo vệ của Trường THCS Nguyễn An Ninh (phường Trung Mỹ Tây, quận 12) bất ngờ phát hiện một con tê tê tại vườn trong khuôn viên trường. Thông tin này được gấp rút báo đến hiệu trưởng là ông Trần Minh Triết. Biết đây là động vật hoang dã quý hiếm, ông Triết liền nói bảo vệ bắt giữ, cũng như chăm sóc cẩn thận con tê tê này.

Sáng hôm sau cũng là thứ hai đầu tuần, ông Triết liên hệ chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây và được hướng dẫn bàn giao tê tê cho kiểm lâm. Đồng thời, tại buổi chào cờ, nhà trường đưa con tê tê ra cho các em học sinh xem cũng như thông báo sự việc. Lần đầu tận mắt thấy tê tê, nhiều em học sinh tỏ ra rất thích thú và ngạc nhiên.

Điều trùng hợp là cũng đêm 20-10 đó, một con tê tê Java khác được phát hiện tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, cách Trường THCS Nguyễn An Ninh khoảng vài trăm mét.

Ông Tạ Gia Thụy, bảo vệ tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, bắt con tê tê tại khu vực phòng bảo vệ rồi báo cho lãnh đạo phòng hành chính quản trị của trung tâm. "Tôi không biết tê tê từ đâu tới. Đây là động vật quý hiếm, cần phải giữ gìn giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền nuôi dưỡng, bảo tồn", ông Thụy nói.

Tình cờ gặp rùa "đi lạc" giữa đường vào tháng 9-2023, chị Phan Hồ Phương Thảo (ở TP Thủ Đức) cùng bạn liền cứu giúp. Chị Thảo kể tối hôm ấy, từ xa chị thấy một vật màu đen giữa đường tưởng bịch rác, định đem bỏ vào bên đường nhằm giữ vệ sinh chung. Tuy nhiên khi chị đến gần thì thấy đây là một con rùa cỡ lớn.

Chị cùng bạn đem rùa trên về nhà sau đó liên hệ với kiểm lâm để giao lại, với mong muốn rùa được thả về thiên nhiên. Kiểm lâm viên tiếp nhận xác định đây là rùa răng, nặng khoảng 8kg. Rùa trên sau đó được kiểm lâm chăm sóc, cứu hộ và thả về Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

Bắt được khỉ, kỳ đà, trăn... liền giao kiểm lâm

Những hành động góp sức bảo vệ động vật hoang dã - Ảnh 2.

Anh Trương Văn Thường giao con kỳ đà vân cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM - Ảnh: NGỌC KHẢI

Tháng 9-2024 vừa qua, kỳ đà vân khoảng 7kg do anh Trương Văn Thường (ở huyện Bình Chánh) giao cho kiểm lâm cùng 26 cá thể động vật hoang dã được thả về Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

Anh Thường kể con vật trên không rõ từ đâu bò vào nhà, khi phát hiện anh cùng người thân bắt rồi tìm hiểu mới biết đây là động vật quý hiếm. "Mình mong muốn con vật trên được kiểm lâm chăm sóc sức khỏe và trả về với thiên nhiên", anh Thường nói.

Còn ông Phạm Trọng Vinh thời gian qua cũng đã giao ba con trăn quý hiếm cho kiểm lâm TP.HCM cứu hộ. Số trăn trên do ông cùng với một số người khác bắt được tại khuôn viên nhà xưởng và phía ngoài đường ở xã Phong Phú (huyện Bình Chánh).

Trong số đó, có con trăn đất chui vào trong cốp xe máy dựng tại sân nhà xưởng vào tháng 11-2022. "Tôi thấy đây là động vật quý hiếm, muốn nó được bảo tồn, thả về tự nhiên", ông Vinh bày tỏ.

Những hành động góp sức bảo vệ động vật hoang dã - Ảnh 3.

Con khỉ mặt đỏ mà anh Nguyễn Văn Để tự nguyện giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM - Ảnh: NGỌC KHẢI

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Để (ở huyện Bình Chánh) nhớ rõ con khỉ mặt đỏ tinh nghịch mà anh giao cho kiểm lâm vào tháng 3-2024. Khi anh đang cưa cây thuê bên đường thì con khỉ trên bất ngờ nhảy lên xe hù khiến một phụ nữ té bị trầy xước nhẹ.

Anh cùng với vài người khác liền bắt con khỉ trên, quyết định giao cho kiểm lâm để khỉ được thả về rừng.

Mới đây, ngày 10-12, anh Hồ Thanh Vũ (ở phường Long Bình, TP Thủ Đức) bắt gặp một con vật lạ leo chậm chạp trên cây xoài. Sau khi bắt bỏ vào lồng và tìm hiểu đây là cu li quý hiếm, nên anh liền liên hệ với lực lượng chức năng để giao cho kiểm lâm.

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Định (ở phường An Phú, TP Thủ Đức) thấy một con vật không rõ con gì xuất hiện trước nhà. Ông liền bảo cháu của ông bắt lại.

Qua tìm hiểu, nhận ra đây là rái cá vuốt bé quý hiếm, ông Định mau chóng trao cho kiểm lâm để rái cá được trở về với môi trường tự nhiên.

Ông Nguyễn Công Bằng, phó trạm trưởng Trạm cứu hộ động vật hoang dã, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, cho biết trong năm 2024, sau thời gian cứu hộ số động vật hoang dã (thuộc nhiều loài) chủ yếu do người dân tự nguyện giao, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã phối hợp với các đơn vị liên quan thả về môi trường tự nhiên tổng cộng 280 cá thể động vật hoang dã, chuyển giao nuôi dưỡng bảo tồn 11 cá thể động vật hoang dã.

Con số nêu trên cho thấy được ý thức của người dân trong việc bảo vệ động vật hoang dã, tự nguyện giao động vật hoang dã cho cơ quan kiểm lâm, cũng như nỗ lực của trạm cứu hộ động vật hoang dã và các đơn vị chủ rừng trong việc tiếp nhận, thả các động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

Bài học trực quan về việc bảo tồn động vật hoang dã

Thời điểm Trường THCS Nguyễn An Ninh (phường Trung Mỹ Tây, quận 12) bàn giao tê tê cho kiểm lâm có sự chứng kiến của nhiều học sinh.

"Tôi cũng mong muốn qua sự việc này sẽ góp thêm một câu chuyện giáo dục cho các em ý thức bảo vệ động vật hoang dã", ông Trần Minh Triết, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn An Ninh, chia sẻ.

Kiểm lâm viên Cầm Văn Tùng ghi nhận đây là tê tê Java, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

Ông Tùng cho rằng đây là trường hợp thực tế về việc tuyên truyền ý thức bảo vệ động vật hoang dã. Các em học sinh có bài học trực quan về loài tê tê Java.

Những hành động góp sức bảo vệ động vật hoang dã - Ảnh 3.Brazil tận dụng công nghệ AI để bảo vệ động vật hoang dã

Tại Brazil, mỗi giây có 16 động vật hoang dã chết do bị xe đụng, một nhà khoa học máy tính đã sử dụng AI để cảnh báo lái xe về khả năng xuất hiện động vật hoang dã trên đường.

Cà Mau phát động chống mua bán động vật hoang dã trái phép

THANH HUYỀN 05/12/2024 12:59 GMT+7

Tỉnh Cà Mau vừa phối hợp các đơn vị liên quan khởi động chuỗi hoạt động nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép.

Cà Mau khởi động chuỗi hoạt động nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép - Ảnh 1.

Một con tê tê Java được thả lại môi trường tự nhiên - Ảnh: THANH HUYỀN

Ngày 5-12, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam phối hợp với tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo giải pháp tăng cường thực thi pháp luật trong phòng chống tội phạm mua bán, săn bắt động vật hoang dã trái phép.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Quân - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau - cho biết Cà Mau có diện tích rừng tập trung hơn 94.300ha với hai hệ sinh thái đặc thù là rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập úng phèn. Trong đó, hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ được bảo vệ có tổng diện tích khoảng 35.000ha.

"Vườn quốc gia U Minh Hạ được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới với những giá trị cao về đa dạng sinh học, nhiều loài động vật hoang dã như nai, heo rừng, khỉ, chồn, trăn, rắn, rùa, tê tê… và 60 loài cá nước ngọt và cá nước lợ sinh sống. Thời gian qua và trong thời gian sắp tới, tỉnh Cà Mau luôn quan tâm bảo vệ các loài động vật hoang dã này", ông Quân cho biết.

Ông Nguyễn Văn Thái - giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam - chia sẻ cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 đang diễn ra và đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã.

"Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do nhu cầu tiêu thụ của con người, khi con người cho rằng một số động vật quý hiếm có thể làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nuôi làm cảnh hay đồ trang trí, từ đó dẫn tới các hoạt động săn bắt động vật hoang dã để buôn bán, vận chuyển, nuôi nhốt và tiêu thụ", ông Thái nói.

Cà Mau khởi động chuỗi hoạt động nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép - Ảnh 2.

Các đơn vị có liên quan tại Cà Mau khởi động chương trình nói không với động vật hoang dã trái phép - Ảnh: THANH HUYỀN

Ông Lê Văn Hải - chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh - cho biết sự kiện tỉnh Cà Mau nói không với động vật hoang dã trái phép có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc truyền đi thông điệp, khẳng định sự quyết tâm, sự đồng hành của chính quyền địa phương, các ngành để bảo vệ hệ động vật rừng quý giá.

"Hội nghị là diễn đàn để các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật của tỉnh Cà Mau chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận về các khó khăn, vướng mắc của hợp tác liên ngành trong việc chống săn bắn, buôn bán, tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh", ông Hải chia sẻ.

Sau phần tham luận và thảo luận, các đại biểu nhất trí cùng với các ban ngành triển khai đến người dân, đặc biệt là những người sống gần và vùng đệm các khu Vườn quốc gia không sử dụng, mua bán động vật hoang dã. Đặc biệt là trình báo với ngành chức năng ngay nếu phát hiện có người sử dụng, mua bán động vật hoang dã trái phép. 

Tăng cường tuần tra, kiểm soát và phối hợp với các lực lượng để quản lý các chủ rừng, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm và tham gia gỡ các bẫy đặt trong các khu vực rừng (nếu có).

Phối hợp với Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam tuyên truyền để thu hút nhiều người dân tham gia cùng có ý thức bảo vệ động vật hoang dã...

Cà Mau khởi động chuỗi hoạt động nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép - Ảnh 3.Thả tê tê Java cùng 18 động vật hoang dã về tự nhiên

Tê tê Java là vật chứng trong vụ án hình sự cùng 18 động vật hoang dã thuộc 8 loài vừa được Chi cục Kiểm lâm TP.HCM thả về Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.

Đàn cò kiếm ăn trắng xóa đồng lúa chuẩn bị gieo sạ ở miền Tây

TỐNG DOANH 03/12/2024 14:20 GMT+7

Thời điểm này nhiều cánh đồng ở tỉnh Đồng Tháp đang làm đất, chuẩn bị gieo sạ vụ đông xuân. Hàng ngàn con chim, cò kiếm ăn trên đồng tạo ra cảnh tượng đẹp mắt.

Rợp bóng chim, cò trên cánh đồng chuẩn bị gieo sạ lúa ở miền Tây  - Ảnh 1.

Nhiều loài chim, cò kiếm ăn trên cánh đồng, nông dân đang cày xới chuẩn bị sạ lúa - Ảnh: TỐNG DOANH

Ngày 3-12, Tuổi Trẻ Online ghi nhận trên cánh đồng xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đàn cò khoảng hàng ngàn con đang bay lượn và sà xuống cánh đồng kiếm ăn. Thời điểm này nước trên đồng đã rút cạn, người dân đang làm đất chuẩn bị gieo sạ vụ đông xuân 2024-2025.

Theo người dân địa phương, tại các xã Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B và thị trấn Tràm Chim (huyện Tam Nông) chuẩn bị sạ lúa đều có nhiều đàn cò kiếm ăn. Trong đó nhiều nhất là cò nhạn, cò trắng, cò ốc… Chúng bắt các loại côn trùng, cá, tép, cua, ốc... là thức ăn ưa thích của chim, cò.

Mỗi khi có tiếng động lớn, bầy cò trắng lại tung cánh bay lên rồi đáp xuống mặt ruộng tiếp tục kiếm ăn tạo nên cảnh tượng kỳ thú và đẹp mắt.

Chim nhạn, cò trắng, cò ốc… là động vật hoang dã đang được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm săn bắt, vận chuyển và mua bán. Hiện nay người dân đã có ý thức bảo vệ các loài này, không chọc phá hay săn bắt, mua bán trái phép...

Người dân cho biết số lượng chim, cò đợt này về nhiều hơn so với những năm trước, chúng ăn các loài cua, ốc, nhất là ốc bươu vàng gây hại cho lúa, nông dân cũng đỡ phần nào chi phí mua thuốc diệt ốc bươu vàng.

Rợp bóng chim, cò trên cánh đồng chuẩn bị gieo sạ lúa ở miền Tây  - Ảnh 2.

Đàn cò thảnh thơi sà xuống mặt ruộng kiếm ăn - Ảnh: TỐNG DOANH

Đàn cò kiếm ăn trắng xóa đồng lúa chuẩn bị gieo sạ ở miền Tây - Ảnh 4.

Đàn cò đang kiếm ăn tô màu trắng xóa cho cánh đồng ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: TỐNG DOANH

Rợp bóng chim, cò kiếm ăn trên đồng lúa chuẩn bị gieo sạ ở Đồng Tháp  - Ảnh 4.Đàn cò hàng ngàn con bay về cánh đồng ở Tràm Chim

Khoảng bốn ngày nay, trên cánh đồng vùng đệm Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp xuất hiện đàn cò hàng ngàn con bay lượn và tìm kiếm thức ăn, tạo nên cảnh tượng vô cùng ấn tượng.

Trăn gấm bò vào quán cà phê, được thả về rừng Phú Quốc

CHÍ CÔNG 02/12/2024 11:21 GMT+7

Lực lượng chức năng Vườn quốc gia Phú Quốc (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) vừa thả một con trăn gấm nặng khoảng 8kg về với môi trường rừng tự nhiên trên đảo.

Thả con trăn gấm nặng 8kg về rừng Phú Quốc - Ảnh 1.

Vườn quốc gia Phú Quốc thả con trăn gấm 8kg về rừng Phú Quốc - Ảnh: XUÂN MI

Ngày 2-12, Vườn quốc gia Phú Quốc cho biết khoảng 8h ngày 1-12, Đội quản lý bảo vệ rừng An Thới tiếp nhận một con trăn gấm khoảng 8kg từ ông Hoàng Hải Nam (tạm trú tổ 10, khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).

Con trăn gấm khi tiếp nhận còn khỏe mạnh, không bị thương. Đơn vị đã kiểm tra sức khỏe con trăn rồi thả về môi trường rừng tự nhiên tại tiểu khu 81, rừng phòng hộ thuộc khu phố 4 (phường An Thới).

Vườn quốc gia Phú Quốc cho biết ông Nam bắt được con trăn trên khi trăn bò vào quán cà phê của gia đình. Sau đó, ông liên hệ với Vườn quốc gia Phú Quốc để giao nộp vì trăn gấm là động vật hoang dã, thuộc nhóm 2B quý hiếm cần được bảo vệ.

Trước đó, khoảng 8h ngày 28-11, Đội quản lý bảo vệ rừng Vườn quốc gia Phú Quốc kiểm tra khu vực rừng thuộc tiểu khu 64, phân khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng ở Phú Quốc, phát hiện 40 chiếc bẫy heo rừng.

Các bẫy heo rừng được chế từ những dây kẽm chắc chắn. Lực lượng chức năng Vườn quốc gia Phú Quốc sau đó tháo dỡ và tiêu hủy hết số bẫy trên.

Thả con trăn gấm nặng 8kg về rừng Phú Quốc - Ảnh 2.Trăn gấm dài 2 mét bò vô sảnh trường học ở TP.HCM

TTO - Phát hiện con trăn gấm dài khoảng 2 mét tại khu vực sảnh của Trường THPT Dương Văn Thì (TP Thủ Đức), nhân viên bảo vệ của trường đã bắt giao Chi cục Kiểm lâm TP.HCM.

Ly kỳ gấu mèo 'đi chui' 35 ngày trong container lạnh -18 độ từ Mỹ về Thảo cầm viên Sài Gòn

LÊ PHAN 30/11/2024 11:17 GMT+7

Sáng 30-11, Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức kỷ niệm 4 năm giải cứu và giới thiệu tới du khách về hành trình đặc biệt của một nàng gấu mèo 'đi chui' từ Mỹ về Việt Nam.

Ly kỳ gấu mèo “đi chui” 35 ngày trong container lạnh -18 độ từ Mỹ về Thảo cầm viên Sài Gòn - Ảnh 1.

Các em bé thích thú khi được cho gấu mèo ăn - Ảnh: LÊ PHAN

Nhân vật chính là gấu mèo có tên Công Thị Tai Nơ. Nàng gấu mèo cái này cách đây 4 năm được nhân viên Thảo cầm viên Sài Gòn giải cứu tại quận Tân Phú và đưa về chăm sóc nuôi dưỡng.

Hành trình đến Việt Nam của Công Thị Tai Nơ vô cùng ly kỳ khi nó ở trong container lạnh suốt 35 ngày.

Đó là vào năm 2020, một công ty ở quận Tân Phú gọi điện đến Thảo cầm viên Sài Gòn nhờ hỗ trợ giải cứu một động vật lạ trong thùng hàng vừa nhập về.

Nhân viên ở đó báo khi mở niêm phong thùng container hàng đông lạnh thịt heo nhập từ Mỹ về thì phát hiện nhiều thùng thịt bị cắn phá, cạnh đó có cả phân động vật. Ẩn trong góc thùng container là bóng đen khá bí ẩn, thoắt ẩn thoắt hiện.

Các nhân viên Thảo cầm viên Sài Gòn đều thắc mắc trong thùng hàng đông lạnh niêm phong -18 độ C sao lại có động vật sống được? Sau khi hoàn tất trang bị dụng cụ hỗ trợ bẫy, bắt, dụng cụ gây mê, thùng vận chuyển... đội cứu hộ được cử đi bắt "con gì đó" mà không ai biết là con gì cả...

Sau 20 phút vật lộn với các thùng hàng, các nhân viên đã xác định được "con gì đó" là một con gấu mèo. Công Thị Tai Nơ đã sống sót kỳ lạ nhờ nguồn thức ăn vô hạn trong thùng hàng và sưởi ấm bằng cục nóng máy lạnh.

Nhờ các điều kiện trên, như một phép màu, Công Thị Tai Nơ đã trải qua 35 ngày lênh đênh trên biển và đến Việt Nam.

Sau khi được giải cứu, để tránh nàng gấu mèo này bị sốc nhiệt, các nhân viên Thảo cầm viên Sài Gòn đã để hai cây nước đá trong thùng chứa suốt quá trình đưa về đơn vị.

Với độ hot của sự việc, một vài chú gấu mèo khác được chủ nuôi gửi tặng cho đơn vị không lâu sau đó. Từ đó, hậu duệ của chúng tiếp tục được sinh sôi. Đến thời điểm hiện tại, "đội quân" này đã lên tới 25 con.

Ly kỳ gấu mèo “đi chui” 35 ngày trong container lạnh -18 độ từ Mỹ về Thảo cầm viên Sài Gòn - Ảnh 2.

Người khuyết tật được hướng dẫn cho gấu mèo ăn - Ảnh: LÊ PHAN

Ly kỳ gấu mèo “đi chui” 35 ngày trong container lạnh -18 độ từ Mỹ về Thảo cầm viên Sài Gòn - Ảnh 3.

Sự dễ thương của một chú gấu mèo - Ảnh: LÊ PHAN

Thảo cầm viên Sài Gòn miễn phí vé cho 500 người khuyết tật

Sáng nay 30-11, nhân Ngày Quốc tế người khuyết tật, Thảo cầm viên Sài Gòn đã tổ chức các hoạt động vui chơi cho gần 500 người khuyết tật của TP.HCM

"Với mong muốn mang lại niềm vui và trải nghiệm đáng nhớ cho người khuyết tật, đơn vị trân trọng đồng hành tổ chức chương trình miễn phí vé cổng và trò chơi dành riêng cho người khuyết tật trong hôm nay", đại diện đơn vị này cho biết.

Ly kỳ gấu mèo “đi chui” 35 ngày trong container lạnh -18 độ từ Mỹ về Thảo cầm viên Sài Gòn - Ảnh 4.Thảo cầm viên thả rái cá và mèo rừng quý hiếm về tự nhiên

Ngày 7-11, Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn (Thảo cầm viên) đã phối hợp cùng Vườn quốc gia Cát Tiên thả hai con rái cá vuốt bé và hai con mèo rừng về tự nhiên.

Công khai chào bán 11 con rùa quý hiếm tại vỉa hè đường Tân Kỳ Tân Quý

NGỌC KHẢI 29/11/2024 15:07 GMT+7

Một con rùa đặt trên cục gạch cùng 10 con rùa lớn nhỏ khác được một người chào bán trên vỉa hè đường Tân Kỳ Tân Quý (phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM) với giá 2.650.000 đồng.

Công khai chào bán 11 con rùa trên vỉa hè quận Tân Phú - Ảnh 1.

Con rùa đặt trên cục gạch mà nam thanh niên rao bán tại vỉa hè đường Tân Kỳ Tân Quý (phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) - Ảnh: NGỌC KHẢI

Ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ Online trưa 29-11, đường Tân Kỳ Tân Quý gần đoạn giao với đường Trường Chinh (thuộc phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú), một nam thanh niên ngồi rao bán một số con rùa đựng trong thau, có một con rùa lớn đặt nằm trên cục gạch.

Nam thanh niên xưng tên Tuấn cho biết số rùa trên gọi là rùa ba gờ, bán cho người mua mang về phóng sinh hoặc nuôi. Giá rùa nhỏ là 180.000 đồng/con, rùa lớn hơn (nặng khoảng 0,5kg) giá là 350.000 đồng/con.

Nếu mua 11 con rùa gồm 6 con rùa nhỏ và 5 con rùa lớn thì giá Tuấn đưa ra là 2.650.000 đồng. Tuấn bảo số rùa trên do mình mua lại của người khác. Khi hỏi số rùa trên bắt ở đâu, người này nói: "Nghe nhiều người nói ở An Giang, Đồng Tháp, bắt ở trong rừng".

Xem qua ảnh chụp rùa rao bán trên vỉa hè mà phóng viên Tuổi Trẻ Online cung cấp, một cán bộ kiểm lâm cho biết rùa trên là rùa ba gờ, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

Theo cán bộ kiểm lâm, việc nuôi nhốt, vận chuyển, mua bán rùa ba gờ cùng các loài động vật hoang dã không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp là vi phạm pháp luật. Người dân không được tự ý nuôi nhốt, vận chuyển, mua bán động vật hoang dã không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Khi phát hiện mua bán động vật hoang dã không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, người dân cần báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm để phối hợp xử lý. "Người dân không nên mua động vật hoang dã không giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, bởi điều này vi phạm pháp luật cũng như tiếp tay cho người buôn bán động vật hoang dã trái phép" - cán bộ kiểm lâm khuyến cáo.

Cùng ngày, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã báo tin đến đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm TP.HCM và UBND phường Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú). Đại diện hai đơn vị trên cho biết sẽ mau chóng cho kiểm tra, xử lý.

Công khai chào bán 11 con rùa quý hiếm tại vỉa hè đường Tân Kỳ Tân Quý - Ảnh 2.

Một con rùa đặt trên cục gạch và số rùa nhỏ trong chậu được nam thanh niên chào bán trên vỉa hè. Thời điểm này trên đường có nhiều người qua lại - Ảnh: NGỌC KHẢI

Công khai chào bán rùa đặt trên cục gạch tại vỉa hè đường Tân Kỳ Tân Quý - Ảnh 3.

Mỗi con rùa (nặng khoảng 0,5kg) được nam thanh niên ra giá là 350.000 đồng/con - Ảnh: NGỌC KHẢI

Ngoài một con rùa đặt trên cục gạch, một số con rùa được người bán để trong chậu và trong bao - Ảnh: NGỌC KHẢI

Công khai chào bán rùa đặt trên cục gạch tại vỉa hè đường Tân Kỳ Tân Quý - Ảnh 7.Lộn xộn cảnh rao bán ‘rùa bắt ở sông, suối’ trên vỉa hè Đà Nẵng

Bạn đọc phản ánh thời gian gần đây, rùa được bày bán trên vỉa hè TP Đà Nẵng và người bán giới thiệu là rùa bắt ở sông, suối nhưng không bị cơ quan chức năng xử lý?

Bạn đang đọc trong chuyên đề "BẢO TỒN ĐỘNG, THỰC VẬT"