Nhưng như những gì từng diễn ra với nhiều mặt hàng nông sản khác, những thách thức và rủi ro luôn chực chờ với hoạt động kinh doanh và xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam. Với mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ đô la năm nay, trái sầu riêng đã trở thành một mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, là nguồn sinh kế đủ lớn để cần tới những tính toán lâu dài và bền vững hơn so với tình trạng phát triển tự phát, do người nông dân tự xoay xở như hiện nay.

Vì sao xứ càng nóng thì ẩm thực càng chuộng gia vị cay nồng, nóng bỏng hơn xứ lạnh? Vì sao quả ớt ngày càng bớt cay?

Quả bơ giờ được tôn vinh là siêu trái cây, làm salad cũng ngon mà xay sinh tố cũng đỉnh, lại tốt cho sức khỏe. Nhưng ngày xưa, thức quả này từng bị người ta ghẻ lạnh. Quả bơ mang trong mình nhiều câu chuyện văn hóa, lịch sử, thậm chí sức khỏe và tội phạm.

Nước mặn ở ĐBSCL, "Xưa, nay và mai" sẽ thế nào, mà giờ người ta phải "Khát nước cạnh những dòng sông"? Còn chuyện dẫn nước nơi này cứu hạn nơi kia, hay "vẽ" lại dòng sông, thật ra là "Giải pháp hay giấc mơ?".

Dù những nguyên nhân gây ô nhiễm đã hầu như được xác định rõ, các giải pháp cho vấn nạn nghiêm trọng này cũng không thiếu, những tiến triển đạt được trong vấn đề này vẫn không đáng kể. Chỉ số ô nhiễm không khí giờ đây là một bằng chứng về những lựa chọn phụng sự chủ yếu cho sự phát triển kinh tế và hậu quả của nó đối với xã hội và môi trường. Và vì thế, nó nhắc nhở về việc phải có thêm nhiều cân nhắc đạo đức hơn, nhân tính hơn trong các quyết sách phát triển.

Trên thế giới có khoảng 20 triệu người nhặt rác, ve chai, phần lớn ở Nam Á và Đông Nam Á - một lực lượng phi chính thức chưa được nhìn nhận đúng trong các nỗ lực phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn. Dù không qua trường lớp đào tạo nào, những người làm nghề gom phế liệu vẫn có kinh nghiệm phân loại rác phong phú và chính xác. Bởi với họ, đó là tiền. Nhưng ở cái thời kinh tế khó khăn này, nguồn sống ấy cũng đang dần cạn.

Trong nhiều hoàn cảnh, những phương pháp của người lớn để kích thích đọc sách lại cản trở niềm yêu thích đọc tự nhiên vốn ban đầu là để mời gọi sự vui tươi và dẫn lối cho trí tưởng tượng cho các em. Trao cho trẻ quyền tự chủ trong việc lựa chọn đọc gì sẽ giúp chúng có quyền làm chủ hành trình đọc của mình, khiến các em cảm thấy được đầu tư và có động lực để khám phá thế giới sách kỳ thú đa dạng. Sau cùng, để một đứa trẻ yêu thích đọc sách, chúng phải thấy những cuốn sách ấy cũng được những người lớn quanh chúng trân trọng.

Chuyên mục Việt Nam xanh của Tuổi Trẻ Cuối Tuần, được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM