Chuyển đổi số: không có lựa chọn khác

Tuổi Trẻ Cuối Tuần

Tính chất số hóa của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội đang trở thành thực tế thường ngày. Công cuộc chuyển đổi số càng nhanh chóng và hiệu quả, thì sức mạnh kinh tế lẫn hiệu quả của các chính sách với một quốc gia càng lớn. Việt Nam đang ở đâu trên hành trình bắt buộc đó?

Cần 'số hóa' kho dữ liệu lịch sử

CẨM NƯƠNG 22/02/2023 13:16 GMT+7

Xây dựng kho dữ liệu lịch sử cần tiến tới hình thức dữ liệu số - thư viện số để giảm bớt các khâu trung gian trong việc sao y, trích lục văn bản lưu trữ.

Cần số hóa kho dữ liệu lịch sử - Ảnh 1.

Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải (phải) và Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê cùng các đại biểu tham quan khu trưng bày các công trình, ấn phẩm lịch sử - Ảnh: WEB THÀNH ỦY

Kiến nghị được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm tổ chức thực hiện chỉ thị số 20 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng sáng 22-2.

Báo cáo tại hội nghị, ông Phạm Đức Hải - phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM - cho biết từ năm 2018 đến 2022, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn với tổng số 59 ấn phẩm sách. 

Các ấn phẩm xuất bản được phát hành rộng rãi từ TP đến xã, phường, thị trấn. Đặc biệt, nội dung cũng đi vào chương trình giảng dạy học sinh và các lớp bồi dưỡng chính trị… Qua đó phát huy những giá trị lịch sử, góp phần vào công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. 

Đại diện Hội Khoa học lịch sử, ông Võ Phúc Toàn nhận định với vai trò là một trung tâm, đầu tàu kinh tế của cả nước, Đảng bộ TP đã cho thấy sự năng động, đột phá trong quản lý, điều hành kinh tế. 

Nhiều mô hình đột phá, “xé rào” trước và sau đổi mới bắt đầu từ các cơ sở đảng, sau đó được TP đúc kết, triển khai trên quy mô toàn thành, nhân rộng trên cả nước.

“Xây dựng kho dữ liệu lịch sử Đảng nói riêng và lịch sử địa phương nói chung cần tiến tới hình thức dữ liệu số - thư viện số. Nếu hình thành được sẽ có nhiều thuận lợi trong viết, biên soạn lịch sử, giảm bớt các khâu trung gian trong việc sao y, trích lục văn bản lưu trữ”, ông Toàn đề nghị. 

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải cho biết công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, lịch sử Đảng luôn được TP quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả chỉ thị, ông Hải yêu cầu các đơn vị chủ động tham mưu, đề xuất, triển khai xây dựng các chương trình, kế hoạch tổng kết, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương. 

Việc giảng dạy lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng phải tạo sự lôi cuốn, thu hút cho sinh viên, học sinh, tránh tình trạng nặng về lý thuyết, thiếu thực tiễn.

Dịp này Ban Thường vụ Thành ủy tặng bằng khen cho 26 tập thể, 21 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chỉ thị số 20. 

Ra mắt thư viện số thông minh tại phố đi bộ Nguyễn HuệRa mắt thư viện số thông minh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

TTO - Hai thư viện số vừa được ra mắt tại phố đi bộ Nguyễn Huệ vào sáng 20-4 trong khuôn khổ các hoạt động nhân Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - năm 2022.

TP.HCM: phấn đấu cải cách hành chính, giảm tồn đọng hồ sơ

CẨM NƯƠNG 22/02/2023 11:59 GMT+7

Nội dung được nêu tại Hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023, do Khối thi đua I tổ chức tại UBND TP.HCM sáng 22-2.

Khối thi đua I gồm 6 đơn vị thành viên là Văn phòng UBND TP, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Thanh tra TP và Ban Dân tộc TP.HCM.

TP.HCM: phấn đấu cải cách hành chính, giảm tồn đọng hồ sơ - Ảnh 1.

6 đơn vị ký kết giao ước thi đua - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Tại hội nghị, các đơn vị trong cụm đã thông qua kế hoạch tổ chức phong trào thi đua yêu nước, công tác thi đua khen thưởng Khối thi đua I năm 2023 và góp ý dự thảo quy chế hoạt động; các chuyên đề sinh hoạt của khối; kế hoạch hoạt động của khối năm 2023.

Trong năm 2023, các đơn vị cam kết tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả chỉ thị số 34 về đổi mới công tác thi đua khen thưởng. Phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ của từng đơn vị trong năm 2023.

Trong đó, thực hiện chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2023, các phong trào thi đua, như “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”;...

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số, tập trung chỉ số cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, người lao động, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng công vụ để vụ lợi,...

Ông Đặng Quốc Toàn - chánh văn phòng UBND TP, khối trưởng Khối thi đua I - cho biết chủ đề giao ước thi đua năm nay gắn với việc nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính. Do đó đề nghị các đơn vị cố gắng giảm đến mức thấp nhất việc tồn đọng hồ sơ.

“Riêng UBND TP bình quân hằng năm mức tồn đọng là 10%, năm vừa rồi khoảng 6-7%. Năm nay sẽ phấn đấu giảm tỉ lệ hồ sơ tồn đọng, quá hạn chỉ còn dưới 3,5%”, ông Toàn chia sẻ.

5 thành phố trọng điểm kinh tế ký kết giao ước thi đua5 thành phố trọng điểm kinh tế ký kết giao ước thi đua

TTO - Sáng 19-3, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, lãnh đạo 5 TP Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ đã ký kết giao ước thi đua năm 2016 và tổng kết giao ước ước thi đua năm 2015.

Chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn

KIM ANH 11/02/2023 10:16 GMT+7

Năm 2023 sẽ gắn với chủ đề "Chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn", cũng là bước đi đầu tiên của đề án chuyển đổi số được tổ chức Đoàn tại TP.HCM xác lập.

Các bạn trẻ đăng ký ý tưởng sáng tạo tại ngày hội chuyển đổi số do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức Ảnh: - K.ANH

Các bạn trẻ đăng ký ý tưởng sáng tạo tại ngày hội chuyển đổi số do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức Ảnh: - K.ANH

Tại hội nghị ngày 10-2, nhắc lại lời Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy "Thành Đoàn phải tự so với mình và vượt qua chính mình" khi làm việc với Thành Đoàn TP.HCM mới đây, Phó bí thư thường trực Thành Đoàn TP.HCM Ngô Minh Hải nói điều đó đòi hỏi mỗi cấp và từng cán bộ Đoàn cần nỗ lực hơn nữa, phải tiến công "chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn" trong năm nay.

Cần chú ý tổ chức các hoạt động thu hút nhiều người dân cùng tham gia với tuổi trẻ, nhất là phải chú
ý nắm bắt dư luận thanh niên. Tập trung tuyên truyền để thanh thiếu nhi cùng tham gia xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, định hướng dư luận, chống lại những thông tin sai lệch, xấu độc trên mạng xã hội...

Ông NGÔ VĂN LUẬN (phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM)

Chuyển đổi số không thể chần chừ

Anh Hải nói chuyển đổi số phải được nhuyễn hóa vào từng nội dung hoạt động. Trọng tâm trong công tác giáo dục, "Nhật ký điện tử làm theo lời Bác" là nội dung mới. Cạnh đó, còn có Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, Phòng truyền thống Đoàn thanh niên TP.HCM trực tuyến... Thành Đoàn sẽ đầu tư hơn cho app "Tuổi trẻ TP Bác", tạo trào lưu sống xanh, ngày làm việc tốt, xây dựng thói quen tích cực trong thanh thiếu nhi.

Đây cũng là năm đầu tiên bắt đầu các đề án được Đại hội Đoàn xác lập cùng cột mốc 30 năm các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè, các chương trình đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp. "Thành Đoàn sẽ tham mưu Thành ủy ban hành thông tri về lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn TP nhiệm kỳ 2022-2027. Thực hiện chuyển đổi số, các cuộc họp tại Thành Đoàn sẽ không giấy, hoàn toàn sử dụng tài liệu trên app", anh Hải nói.

Thảo luận tại tổ, Bí thư Quận Đoàn 11 Đặng Hiếu trăn trở làm sao để đoàn viên, thanh niên biết chuyển đổi số là gì. Do đó, hoạt động Đoàn cần trang bị những kỹ năng nào cho bạn trẻ để nâng cao năng lực số cho các bạn. Một vài ý kiến khác cho rằng chủ đề khá mới nên sẽ lúng túng nhất định khi thực hiện.

Bí thư Huyện Đoàn Bình Chánh Nguyễn Quang Tuấn nói: "Chủ đề năm này khi chuyển tải càng về cơ sở sẽ càng khó nên cần có hướng dẫn cụ thể hơn từ cấp thành xuống cấp xã, phường. Không phải nói chuyển đổi số là nhà nhà dùng app, vấn đề là sự đồng bộ để cơ sở cùng thực hiện được chủ đề năm".

Kết nối tạo thêm sức mạnh

Ngoài việc nhấn mạnh các cấp bộ Đoàn thực hiện chuyển đổi số gắn với từng nội dung, phong trào, Bí thư Thành Đoàn TP.HCM Phan Thị Thanh Phương cho rằng việc phối hợp, kết nối giữa các cơ sở, các khu vực để tạo sức mạnh cho phong trào là hết sức cần thiết. Minh chứng rõ khi các cơ sở Đoàn liên kết tổ chức, hiệu quả của những hoạt động, phong trào luôn đạt mức cao, tạo ra công trình có giá trị.

Bí thư Ban cán sự Đoàn ĐH Quốc gia TP.HCM Phùng Thị Diệu Hương, trong tham luận của mình, chia sẻ chính việc phối hợp khi tổ chức hoạt động Đoàn trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Vừa phối hợp từ trên xuống, vừa phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ĐH Quốc gia TP.HCM.

Chị Hương nói cán bộ Đoàn nên sử dụng mạng xã hội để lắng nghe ý kiến, chủ động hơn trong tổ chức hoạt động phù hợp nhu cầu thanh niên, cũng như gia tăng hoạt động trên mạng xã hội thu hút các bạn trẻ. "Chủ động tạo ra các trào lưu dẫn dắt thanh niên, xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên với đội ngũ văn nghệ sĩ, người có ảnh hưởng trong xã hội lan tỏa các hoạt động Đoàn rộng rãi hơn nữa trong xã hội" - chị Hương ý kiến.

Bí thư Thành Đoàn cho biết sẽ tiếp tục đưa cán bộ Thành Đoàn đi cơ sở, cùng góp sức nâng chất hoạt động Đoàn khu vực địa bàn dân cư. Từ nhiều sự kiện quan trọng trong năm nay và sắp tới của TP, đất nước và của Đoàn, chị Thanh Phương nói từng tuyến hoạt động, mỗi công trình thanh niên không chỉ xác định theo từng năm mà phải hướng đến 2025.

"Cột mốc 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là cơ hội và với cảm xúc của người con TP, chúng ta phải biến thành hành động cụ thể", chị Phương nhấn mạnh.

Giới thiệu Tuổi Trẻ Sao với các bạn trẻ

Tại hội nghị, Tuổi Trẻ đã giới thiệu phiên bản Tuổi Trẻ Sao đến đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt của TP.HCM ra mắt trong dịp Tuổi Trẻ Online thay đổi giao diện từ đầu năm nay.

Với Tuổi Trẻ Sao, bạn đọc sẽ không thấy phiền trong quá trình đọc báo khi tất cả sản phẩm đều không quảng cáo hiển thị. Cùng với đó, sẽ có những tiện ích khác như tư vấn pháp luật, hỏi chuyện sức khỏe, đọc báo giấy trên mạng và Tuổi Trẻ live với nhiều sự kiện khác nhau. Bạn đọc có thể đọc Tuổi Trẻ Sao với phí 180.000 đồng (6 tháng) và thao tác đăng ký tài khoản đơn giản, nhanh chóng.

Đại diện Tuổi Trẻ cho biết sắp tới sẽ có cơ chế đặc biệt khi đoàn viên tham gia Tuổi Trẻ Sao. Đồng thời báo tiếp tục cải tiến để phục vụ bạn đọc tốt hơn, trong đó có việc đồng hành cùng hoạt động Đoàn tại TP.HCM...

32 giải thưởng Ngòi bút Trẻ 2022

Thành Đoàn TP.HCM đã trao giải Ngòi bút Trẻ 2022 cho 32 tác phẩm báo chí tiêu biểu về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi TP năm 2022, chọn từ 110 tác phẩm của 16 cơ quan báo chí tham dự.

Tuổi Trẻ có một giải B và bốn giải C của các tác giả: Quốc Linh, Kim Anh, Công Triệu, Bình Minh. Nếu tính luôn một giải A, một giải B và một giải khuyến khích của Khăn Quàng Đỏ sau sáp nhập, báo Tuổi Trẻ tổng cộng có tám giải Ngòi bút Trẻ 2022.

Thành Đoàn TP.HCM "chuyển đổi số": Làm chứ không bàn nữaThành Đoàn TP.HCM 'chuyển đổi số': Làm chứ không bàn nữa

Nhiều ý kiến bàn thảo thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động Đoàn tại Hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của TP.HCM ngày 10-2.

Năm học 2022-2023 tại TP.HCM: 35% số tiết dạy bằng e-learning

HOÀNG HƯƠNG thực hiện 01/09/2022 13:28 GMT+7

TTO - "Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo (GD-ĐT), gắn với đổi mới công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy và học" là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD-ĐT TP.HCM trong năm học 2022-2023.

Năm học 2022-2023 tại TP.HCM: 35% số tiết dạy bằng e-learning - Ảnh 1.

Giáo viên tại TP.HCM dạy trực tuyến cho học sinh trong thời gian ngừng tới trường do ảnh hưởng dịch COVID-19 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Phóng viên Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, trước thềm năm học mới.

Lớp học ngày nay đã thay đổi

Nói về vấn đề chuyển đổi số, ông Nguyễn Bảo Quốc bắt đầu bằng một câu chuyện: Mùa hè năm 2021, em Nguyễn Thị Kiều Diễm vừa học xong lớp 11, quê ở Đắk Lắk đến TP.HCM thăm người thân. 

Đúng thời điểm đó, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội triệt để theo phương châm "ai ở đâu ở yên đó" do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. 

Đến khi năm học mới sắp bắt đầu, Kiều Diễm vẫn không thể trở về Đắk Lắk để nhập học lớp 12. Em rất hoang mang, lo lắng, không biết mình sẽ học như thế nào, làm sao để hoàn thành chương trình lớp 12.

Nỗi lo của Kiều Diễm cũng là nỗi lo của 825 học sinh TP.HCM bị kẹt ở các tỉnh không thể về TP và 1.097 học sinh các tỉnh thành khác kẹt tại TP.HCM. 

Đúng ngày 5-9, TP.HCM đã khai giảng năm học mới 2021-2022 theo hình thức e-learning. Cùng với những học sinh khác, Kiều Diễm cũng học tập theo hình thức e-learning và em đã hoàn thành chương trình học kỳ 1 với sự dẫn dắt của các thầy cô giáo Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1.

Tôi kể câu chuyện này chỉ để khẳng định một điều: khái niệm lớp học ngày nay đã thay đổi. Thầy trò tại TP.HCM đã có những trải nghiệm học tập với một không gian lớp học hoàn toàn khác biệt với truyền thống, là lớp học trên nền tảng số. 

Phương thức dạy - học này không chỉ giúp cho mọi tầng lớp trong xã hội dễ dàng tiếp cận mà nếu vận hành nhuần nhuyễn thì còn mang lại kết quả không hề thua kém lớp học truyền thống, nhất là tính kết nối.

BAO QUOC

Ông Nguyễn Bảo Quốc

* Thưa ông, ông đánh giá thế nào về quá trình chuyển đổi số trong ngành GD-ĐT TPHCM thời gian qua?

- Việc thực hiện chuyển đổi số đã được ngành GD-ĐT TP.HCM khởi động từ năm học 2014-2015 với việc xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản. 

Đợt dịch vừa qua, việc chuyển đổi số đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành GD-ĐT TP thực hiện phương châm "ngừng đến trường nhưng không ngừng việc học". 

Các giáo viên đã sử dụng hệ thống LMS để giảng bài và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh tự học ở nhà thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ (chia sẻ màn hình máy tính), chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến đến học sinh; đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác học liệu...

Không chỉ có thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh, quản lý dạy học qua Internet; sử dụng hiệu quả sổ điểm điện tử, số hóa hồ sơ sổ sách; sử dụng công nghệ thông tin để hội họp, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên... đã tác động tích cực và mang lại kết quả khả quan cho năm học vừa qua - một năm học rất khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nâng chỉ tiêu cao hơn quy định của Bộ GD-ĐT

* Xin ông nói rõ hơn về mục tiêu năm học 2022-2023, các trường THCS và THPT dành ít nhất 35% số tiết học để dạy theo hình thức elearning?

- Xuất phát từ đề án chuyển đổi số của Bộ GD-ĐT, từ nay đến năm 2025 các trường trung học sẽ dành 10% chương trình để giảng dạy theo hình thức e-learning. 

TP.HCM có đặc thù riêng khi sự tiếp cận với công nghệ của giáo viên, học sinh khá nhanh nên sở đã nâng tỉ lệ này lên 35% trong năm học tới.

Tuy nhiên, tôi xin nói rõ rằng không phải các trường cắt 35% số tiết của các môn học để dạy online mà là 35% bài giảng sử dụng các giải pháp của hệ thống LMS. 

Tức là các giáo viên vẫn lên lớp giảng dạy bình thường nhưng dành ít nhất 35% khối lượng bài giảng giao qua LMS để học sinh tự học. 

Hệ thống LMS không chỉ lưu giữ các yêu cầu chuẩn bị học tập trên lớp, bài giảng, bài tập, bài làm của học sinh, các trao đổi nhóm của học sinh mà còn giúp học sinh nâng cao tính tự giác trong quá trình học tập và tìm tòi.

Sau giai đoạn dịch bệnh vừa qua, sở nhận thấy rằng nếu không đẩy mạnh công tác chuyển đổi số thì sẽ bỏ qua thời gian vàng bởi các thầy cô giáo và học sinh đã có khoảng thời gian làm quen, sử dụng khá hiệu quả hệ thống LMS. 

Việc đặt ra chỉ tiêu 35% mang tính kế thừa các thành quả và thói quen mà giáo viên - học sinh đã giảng dạy - học tập trong năm học 2021-2022, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0, đồng thời phát huy năng lực tự học của học sinh.

* Định hướng chuyển đổi số sẽ được ngành GD-ĐT TP thực hiện như thế nào trong năm học 2022-2023?

- Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành đang từng bước được hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ để khai thác và tìm kiếm thông tin. 

Các chỉ tiêu thu thập mang tính đặc thù của ngành cũng đã được tích hợp trên hệ thống. Chúng tôi đang tiếp tục phối hợp xây dựng và hoàn thiện trục liên thông dữ liệu ngành GD-ĐT liên kết đến trục liên thông dữ liệu của TP.

Năm học 2022-2023, Sở GD-ĐT sẽ hoàn thành việc xây dựng bản đồ giáo dục TP, xây dựng nền tảng số, dạy học trực tuyến nhằm kết hợp hoạt động dạy học với kiểm tra, đánh giá, tổ chức thi trực tuyến và tuyển sinh...

Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh công tác số hóa học liệu điện tử, xây dựng giáo trình điện tử, sách điện tử, bài giảng - bài học trực tuyến bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó mở rộng và chia sẻ để dùng chung cho các trường.

Ngoài ra, các đơn vị vẫn sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong tuyển sinh các lớp đầu cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh học sinh trong việc đăng ký vào các trường; thực hiện rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện "Trường học không tiền mặt" và mô hình "Trung tâm điều hành giáo dục thông minh TP"...

* Thách thức lớn nhất khi triển khai chuyển đổi số trong giáo dục là gì, thưa ông?

- Tôi cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay chính là kinh phí, chứ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã tốt hơn xưa rất nhiều.

Sau mùa dịch phải thực hiện giãn cách, họ đã nhận ra chuyển đổi số là xu thế tất yếu và phù hợp.

Để xây dựng kho dữ liệu dùng chung phục vụ cho việc giảng dạy trên Internet, xây dựng nguồn dữ liệu cho thư viện thông minh... cần nguồn lực tài chính rất lớn mới có thể triển khai đồng bộ.

Chuyển đổi số nhưng chương trình cứng nhắc, giáo viên sẽ mất khả năng sáng tạo Chuyển đổi số nhưng chương trình cứng nhắc, giáo viên sẽ mất khả năng sáng tạo

TTO - Giáo viên cần được trao quyền linh hoạt thiết kế chương trình. Bởi nếu chuyển đổi số nhưng chương trình vẫn cứng nhắc, giáo viên sẽ mất khả năng sáng tạo bài học dựa trên nền tảng công nghệ.

Chuyển đổi số: Hiểu sao cho đúng?

VŨ THÁI HÀ 16/03/2021 20:00 GMT+7

TTCT - Từ hiện tượng tới bản chất và những ứng xử cần thiết trong một xã hội số hóa cao độ.

Gần đây, cộng đồng hỏi nhau về một vài “hiện tượng” lạ: một số chùa cho phép cúng dường bằng cách chuyển tiền qua một ví thanh toán điện tử, phật tử có thể tham gia lễ cầu an trực tuyến… 

Thoạt trông, đấy đều là những việc chưa từng xảy ra, và lạ hơn nữa là bởi chúng xảy ra trong lĩnh vực thực hành tâm linh, là lĩnh vực tưởng rằng cái gì cũng phải theo truyền thống.

Ảnh: Harvard Business Review

Nhưng những chuyện như thế có thật là mới, là chưa có tiền lệ? Không hẳn. Từ lâu, một cách hết sức thân thiện, người ta đã quen với việc “bắn” tiền mừng cưới, mừng sinh nhật vào tài khoản của bạn bè, thay vì đem quà đến tận nơi. 

Cũng từ lâu, người bệnh đã chụp ảnh kết quả xét nghiệm hay toa thuốc để gửi cho bác sĩ và nhận lại tin nhắn tư vấn chữa trị. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các giáo dân cũng đã quen dần với việc đứng trước màn hình để dự Thánh lễ, thay cho việc đến nhà thờ. 

Tất cả các “hiện tượng” ấy đều nằm trong một trào lưu đang nóng lên từng ngày, mà mỗi người lại đang cảm nhận nó một cách khác nhau, đó là chuyển đổi số (digital transformation).

Từ hiện tượng

Cùng với các ứng dụng di động đang tràn ngập, hiện diện trong mọi ngóc ngách của các thị trường và mọi khía cạnh của đời sống, chúng ta đang hằng ngày thay đổi hành vi của mình. 

Thay vì gặp để chúc Tết nhau, chúng ta đăng một dòng trạng thái trên Facebook hay Zalo; thay vì đi ra cửa hàng mua hoa, chúng ta tìm xem cửa hàng nào có ứng dụng di động hay website cho phép đặt mua và giao hàng tận nơi. 

Bất cứ khi nào thấy trong nhà thiếu một thứ gì đó, việc đầu tiên mà chúng ta làm là mở Google ra và tìm kiếm xem có thể mua ở đâu và mua như thế nào là tốt nhất.

Ở một mức độ khác, nhận được một lời chào tự động phát ra với tên họ chính xác là của mình, ngay khi vừa bước vào một cửa hàng nào đó, là chuyện đã bắt đầu xảy ra.

Trước đây, cửa hàng chưa biết chúng ta là ai cho đến khi nhân viên tại quầy hỏi xin số điện thoại; bây giờ, hệ thống với camera nhận diện khuôn mặt có thể nhận ra một người với độ chính xác khá cao.

Chưa kể, hằng ngày chúng ta vẫn kháo nhau rằng Facebook hình như nghe được chúng ta nói chuyện. Chỉ vừa hỏi thăm, trao đổi với đồng nghiệp ngồi bên cạnh về một loại hàng hóa nào đó thì một lúc sau quảng cáo loại hàng đó đã đầy cả màn hình!

Còn gì nữa? Một hôm chúng ta nhận quyết định xử phạt gửi đến tận nhà vì hôm trước đậu xe sai giờ trên phố hay chạy quá tốc độ trên đường, hoàn toàn không có bóng dáng anh cảnh sát giao thông nào vào lúc sự việc xảy ra. 

Rồi khi đến cơ quan công quyền để hỏi về tình trạng của một hồ sơ hành chính thì thay vì trả lời bằng thông tin, cô nhân viên tiếp đón chỉ nhỏ nhẹ hướng dẫn: “Anh quét mã QR này để kiểm tra thông tin nhé!”.

Đến bản chất

Có thể nói xã hội mà chúng ta đang sống đã và đang được số hóa mãnh liệt. Sự tiến bộ của công nghệ đã làm cho việc đó trở nên khả thi một cách rất tự nhiên mà thậm chí không cần thuật ngữ chuyển đổi số tràn ra các mặt báo. 

Dù muốn hay không, mỗi chúng ta đã và đang chuyển đổi số từng ngày từng giờ.

Ảnh: simplilearn.com

Từ nhiều thập kỷ trước, tốc độ truyền dữ liệu và kết nối Internet đã từng bước trang bị cho xã hội một năng lực tạm gọi là năng lực số, mà những bước đầu tiên chính là số hóa các thông tin vốn được lưu trữ trên giấy để chúng có thể được lưu trữ và truy cập dễ dàng trên máy tính. 

Sau khi thông tin dưới dạng số đã trở nên phổ biến và nghiễm nhiên, có thể lưu chuyển cực kỳ nhanh chóng, thì công nghệ lại tiếp tục thúc đẩy chúng ta số hóa các tương tác và giao dịch, như trong những hiện tượng ví dụ kể trên, giữa vô vàng những hiện tượng tương tự khác.

Năng lực số liên tục phát triển theo đà phát triển của công nghệ và được phát huy ở mọi lĩnh vực của đời sống, vừa là động lực thúc đẩy xã hội theo hướng số hóa tất cả mọi thứ, vừa là công cụ để hiện thực điều đó.

Nếu chỉ dừng lại ở việc chuyển thông tin sang lưu trữ dưới dạng số thì chuyện cũng không có gì đáng nói. Mọi thứ chỉ trở nên thú vị khi các quy trình thực hiện công việc và sự tương tác hằng ngày của con người đều được thực hiện trong môi trường số, giúp mọi việc trở nên nhanh gọn, thoải mái và thông minh hơn.

Chẳng hạn hiện nay, một người nào đó khi cần đến bệnh viện sẽ không phải đem theo đủ các loại giấy tờ, từ chứng minh nhân dân, hồ sơ khám chữa bệnh cũ, toa thuốc cũ cho đến thẻ bảo hiểm y tế, mà chỉ cần cầm trên tay một chiếc thẻ, hoặc chiếc điện thoại có cài sẵn một ứng dụng phù hợp.

 Tại cơ sở y tế, qua chiếc thẻ hay ứng dụng di động, sau khi người đi khám bệnh xác nhận danh tính với hệ thống của cơ sở y tế, mọi thứ lập tức trở nên sẵn sàng và tự động: toàn bộ hồ sơ sức khỏe của người đó đã sẵn sàng cho nhân viên y tế tham khảo, chính sách bảo hiểm được kích hoạt, và quan trọng là toàn bộ quá trình khám chữa bệnh được quản lý chặt chẽ, còn bản thân người khám được hỗ trợ nhanh chóng, từng bước theo một kịch bản đã được thiết kế sẵn. 

Mọi thông tin sức khỏe phát sinh, cho dù là kết quả xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh, đều ngay lập tức xuất hiện trước màn hình của bác sĩ điều trị. Trải nghiệm của người bệnh và nhân viên y tế nhờ thế mà nhẹ nhàng hơn, bớt đi những chờ đợi, chen lấn, tránh đi các va chạm không đáng có; tất cả sự cố gắng chỉ để tập trung vào chất lượng chuyên môn.

Chuyện tương tự có thể và thực sự đã diễn ra ở các nhà hàng rồi, nơi khách hàng được hướng dẫn đến chỗ ngồi, gợi ý chọn món ăn, nhận các ưu đãi và thanh toán hoàn toàn tự động trên một ứng dụng di động, hoặc ở cơ quan công quyền, nơi công dân thực hiện các thủ tục cần thiết mà thậm chí không cần phải tương tác với nhân viên nhà nước, điều giúp giảm bớt chi phí, tiết kiệm thời gian, và cả ngăn chặn tiêu cực.

Sâu xa hơn, các hệ thống quản lý dịch vụ, với kho dữ liệu khổng lồ của nó và khả năng tự học - phân tích mà công nghệ đang hoàn thiện hằng ngày, sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn, không chỉ phục vụ người sử dụng khi có yêu cầu cụ thể, mà còn dự báo và đưa ra các đề xuất trước, giúp người dùng lựa chọn nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.

Như một lẽ thường, một cơ sở y tế, một nhà hàng hay một cơ quan công quyền nếu có thực hiện một sự thay đổi hay cải tiến nào đó thì cũng chỉ để phục vụ tốt hơn những ai sử dụng dịch vụ của họ. 

Thiếu đối tượng phục vụ, các thay đổi và cải tiến không có ý nghĩa gì; nói cách khác, chuyển đổi nào cũng phải gắn liền với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của một nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ cụ thể, và chuyển đổi số cũng vậy.

Và ứng xử

Hẳn là khi đứng trước rất nhiều thông tin mới lạ, ngụ ý rằng các thay đổi lớn đang đến gần, người ta không khỏi băn khoăn, không biết bản thân mình cần tiếp nhận mọi thứ như thế nào, chuẩn bị và ứng xử ra sao cho phù hợp.

Trong môi trường số hóa cao độ, con người sẽ được phục vụ tốt hơn, nhưng không phải là vô điều kiện. Nói khác đi, chuyển đổi số đòi hỏi người sử dụng và áp dụng nó phải có một thái độ khác và các kiểu hành vi khác.

Ảnh: power-and-beyond.com

Môi trường số, dịch vụ số hay tương tác số đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dùng vào các quá trình. Muốn gửi một kiện hàng đi, ta phải thao tác trên ứng dụng, khai báo sẵn các thông tin liên quan, chọn các điều khoản cần thiết, sau đó đặt lệnh giao hàng, tất cả đều không có ai trợ giúp.

 Kỹ năng sử dụng thiết bị, đọc hiểu thông tin, lựa chọn để ra quyết định, và thao tác trên các ứng dụng từng không cần thiết lắm ở người sử dụng dịch vụ truyền thống giờ đây lại là một yêu cầu ngầm định. 

Trong môi trường số, sự tham gia của người dùng vào quá trình cung cấp dịch vụ là rất đáng kể, do đó cũng đóng góp rất lớn vào chất lượng của dịch vụ mà họ nhận.

Môi trường số cũng đặt người cung cấp và sử dụng trước các vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư. Để tham gia và nhận được dịch vụ với chất lượng tốt, người sử dụng sẽ phải đồng ý cung cấp và chia sẻ thông tin cá nhân của mình. 

Nhận thức và thực hành tốt đối với việc bảo vệ thông tin cá nhân là một yêu cầu bắt buộc cho tất cả các bên liên quan, mà trước tiên là người dùng, bởi đấy là quyền cơ bản của họ.

Công nghệ, dù là tác nhân hay công cụ trong một biến chuyển như thế, vẫn bắt đầu từ con người và phải quay lại phục vụ con người. Việc cần làm là nhận thức rõ, chuẩn bị tốt và chọn cách ứng xử phù hợp với các biến chuyển đó.■

Chuyển đổi số - Nhìn từ một cuộc thi trồng dâu

TUẤN SƠN 16/03/2021 05:00 GMT+7

TTCT - Chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội cho nông nghiệp, nhưng triển khai cụ thể thì không đơn giản, và không ai dám chắc quá trình này sẽ mất bao lâu.

Tháng 5-2020, giới nhà nông ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc được dịp xôn xao bởi một hội thi trồng dâu tây kỳ lạ. 

Tổng cộng 7 đội thi tranh tài cao thấp, chia làm hai trường phái: 3 đội đại diện cho những người trồng dâu tây truyền thống có tiếng nhất vùng và 4 đội tập hợp những chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). 

Người ta ví cuộc thi như phiên bản nông nghiệp của trận thư hùng giữa nhà vô địch cờ vây thế giới Lee Sedol với AI DeepMind của Google từng làm rúng động giới công nghệ 4 năm trước.

Các cảm biến lắp đặt để quan sát quá trình phát triển của dâu tại cuộc thi trồng dâu công nghệ - truyền thống ở Trung Quốc. Ảnh: Pinduoduo

Từ dâu tây đến sáng kiến “làng số”

Đúng như dự đoán, ban đầu phe truyền thống chiếm ưu thế hơn hẳn nhờ kinh nghiệm “nhà tôi 3 đời trồng dâu” so với những kỹ sư IT chưa một ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. 

Các đội nhà nông liên tục dẫn trước về năng suất trong thời gian đầu, nhưng nhanh chóng bị nhóm công nghệ bắt kịp và vượt mặt nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị kết nối Internet, cảm biến thông minh, phân tích dữ liệu và tự động hóa nhà kính.

Trong khi các kỹ sư sử dụng công nghệ sơ đồ tri thức để thu thập dữ liệu lịch sử canh tác và nhận dạng hình ảnh dâu tây rồi truyền dữ kiện này cho các thuật toán AI để tạo ra một chiến lược phù hợp nhất, phe truyền thống dựa vào kinh nghiệm và sức người để làm tất cả việc này.

Khi cuộc thi chấm dứt và kết quả cuối cùng được công bố vào tháng 12-2020, nhóm công nghệ thu hoạch được trung bình 6,86kg mỗi đội, cao hơn 196% so với mức trung bình của 3 đội trồng theo phương pháp truyền thống. 

Nhóm công nghệ cũng vượt trội hơn về hiệu quả kinh tế khi ghi nhận mức lợi tức đầu tư trung bình cao hơn 75,5% so với đối thủ, theo công bố của ban tổ chức. Cuộc thi do Đại học Nông nghiệp Trung Quốc và nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo tổ chức với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO).

Kết quả một cuộc thi không đủ để khái quát thành kết luận về tính ưu việt của máy móc so với sức người, nhưng phần thắng nghiêng về công nghệ một lần nữa cho thấy ngành nông nghiệp truyền thống còn dư địa rất lớn cho một cuộc chuyển đổi số - một cuộc “cách mạng công nghiệp 4.0” cho nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp Trung Quốc có đặc trưng là các trang trại nhỏ và mức độ số hóa thấp, nên việc đạt đến sự tiêu chuẩn hóa và hiệu quả kinh tế theo quy mô là những mục tiêu khó khăn, theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Quốc gia 1,4 tỉ dân còn phải đối mặt với vấn đề lực lượng lao động nông nghiệp đang già đi và trên đà suy giảm.

Nghèo cũng làm được

Chuyển đổi số trong nông nghiệp, giống như nhiều lĩnh vực khác của đời sống, là tất yếu, đặc biệt khi sự chuyển dịch lao động từ ngành này sang các ngành công nghiệp và dịch vụ đang là xu hướng không thể đảo ngược. 

Ứng dụng Smart Farm, cung cấp hướng dẫn trồng trọt cho nông dân Ấn Độ. Ảnh: leisaindia.org

Nhưng một cuộc chuyển đổi số toàn diện không thể thành hiện thực đến khi khu vực nông thôn rộng lớn được tiếp cận đầy đủ với mạng băng thông rộng tốc độ cao - thực tế vẫn còn khoảng 3 tỉ người trên toàn thế giới, chủ yếu ở các vùng nông thôn, không biết đến Internet, theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Hơn nữa, ngay cả ở những khu vực đã có Internet, người nông dân vẫn chậm triển khai các công cụ kỹ thuật số vì chưa thấy được lợi ích rõ ràng.

Đó là lý do vì sao những sự kiện như cuộc thi trồng dâu tây ở Vân Nam được chú ý như vậy. Zhi Duo Mei, một đội thi thuộc phe “hi-tech”, đã thành lập công ty để cung cấp giải pháp công nghệ cho các hợp tác xã trồng trọt sau khi tạo được sự quan tâm lớn sau cuộc thi. 

Theo trưởng nhóm Cheng Biao, cuộc thi đã giúp những người nông dân truyền thống và giới khoa học dữ liệu hiểu rõ hơn về công việc của nhau và cách họ có thể cộng tác để mang lại lợi ích cho mọi người.

Nhưng từng quốc gia tất nhiên sẽ có những thách thức rất riêng khi đi theo con đường này. Với quy mô dân số tương đồng với Trung Quốc, Ấn Độ vẫn loay hoay với số lượng người suy dinh dưỡng cao nhất thế giới, dù nông nghiệp là sinh kế của xấp xỉ một nửa dân số và đóng góp 11% vào sản lượng nông nghiệp toàn cầu, theo FAO.

Nhưng cũng ở Ấn Độ, có thể rút ra những câu chuyện cho thấy chuyển đổi số không cần phải là cái gì đó quá lớn lao.

Ở bang Bihar, nơi 98% công việc chăn nuôi dê do phụ nữ đảm nhận - họ cũng là nhóm người nghèo nhất ở bang này, không đủ tiền mua mảnh đất cắm dùi mà chỉ chăn thả dê kiểu du mục, điện thoại di động đang được tận dụng để đăng tải ảnh những chú dê lên các web bán hàng nhằm “mở rộng thị trường”, kết nối với người mua cách xa có khi đến 800km và thu về lợi nhuận nhiều hơn 20-47% cho mỗi con dê bán ra.

“Đây là một minh họa cho thấy đổi mới sáng tạo kỹ thuật số, điều mà trước giờ ta thường cho là chỉ tạo ra hiệu quả cho các hoạt động canh tác quy mô lớn, cũng đã và đang mang lại lợi ích cho những người nông dân nghèo nhất” - Purvi Mehta, người đứng đầu mảng nông nghiệp của Quỹ Bill & Melinda Gates, nói với McKinsey.

Nhìn rộng ra, tác động của chuyển đổi số với nông nghiệp Ấn Độ hay bất kỳ quốc gia đang phát triển nào không thể một sớm một chiều.

Dù có tỉ lệ sử dụng điện thoại di động trung bình cả nước cao, mức độ thâm nhập của điện thoại thông minh vào khu vực nông thôn ở Ấn Độ trên thực tế vẫn còn khá thấp, và có thể phải mất vài năm nữa nước này mới có thể mở rộng quy mô các loại hình dịch vụ số trong nông nghiệp như kỳ vọng.■

Từ “cao xa” đến gần gũi

Nông nghiệp có thể ứng dụng AI, dữ liệu lớn, blockchain để chuyển đổi, nhưng cũng có thể đơn giản là tận dụng tính năng livestream.

GoGo Chicken, được phát triển bởi một công ty con của Công ty bảo hiểm trực tuyến Trung Quốc ZhongAn, là ví dụ về ứng dụng blockchain trong truy vết thực phẩm. 

Công nghệ này ghi lại nguồn gốc xuất xứ của gà để chứng minh chúng có thật sự được nuôi bằng phương pháp hữu cơ không. Mỗi con gà được đeo một thiết bị theo dõi trên chân giúp tự động tải thông tin về cơ sở chăn nuôi, giết mổ lên một cơ sở dữ liệu blockchain. 

Các cảm biến giúp theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khác trong môi trường chăn nuôi, trong khi thuật toán AI được sử dụng để đánh giá chính xác sức khỏe của từng con gà thông qua phân tích hình ảnh video.

Mới đây trong đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc - bao gồm nhiều công ty ít hoặc hoàn toàn không có sự hiện diện trên Internet trước đây - đã chạy đua livestream để tăng doanh số bán hàng, nắm bắt thói quen mới của người tiêu dùng. 

Điều thú vị là việc bán hàng bằng livestream trên các nền tảng thương mại điện tử lại đang phát triển mạnh ở khu vực nông thôn, một phần nhờ các nền tảng này cung cấp rất nhiều công cụ phát và chỉnh sửa video dễ sử dụng, giúp những người trước đó “mù” công nghệ cũng có thể livestream để tiếp thị một cách dễ dàng.

“Làng kỹ thuật số”

Trong thời kỳ bùng nổ Internet di động của thập kỷ trước, nông dân Trung Quốc là lực lượng đã nhanh chóng làm quen và đưa kỹ thuật số vào trong đời sống, thể hiện rõ nhất qua sự ứng dụng thanh toán di động rộng rãi và sự phổ biến của các loại hình giải trí trực tuyến. 

Ở một số khu vực nông thôn, tỉ lệ người dân có kết nối Internet còn cao hơn các thành phố lớn. Đây là những điều kiện thuận lợi cho kế hoạch thí điểm mô hình “làng kỹ thuật số” (digital village) từ năm 2020 của chính quyền Bắc Kinh, hướng đến ứng dụng các công nghệ số tiên tiến vào trong nông nghiệp.

Kế hoạch đầy tham vọng này có sự tham gia của 7 bộ, ngành với lộ trình cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin thế hệ mới cho các làng tham gia thí điểm, đồng thời khám phá các mô hình mới cho kinh tế số và quản trị nông thôn.

Theo đó, việc ứng dụng cáp quang băng thông rộng, Internet di động, mạng truyền hình kỹ thuật số và Internet thế hệ mới sẽ được đẩy mạnh ở các khu vực thuộc chương trình.

Theo WEF, mô hình “làng kỹ thuật số” sẽ là tương lai của không chỉ nền nông nghiệp Trung Quốc mà còn của toàn thế giới. Phiên bản thí điểm này sẽ cung cấp một tham chiếu giá trị về cách các quốc gia khác có thể thu hẹp khoảng cách số thành thị - nông thôn ở đất nước mình.

Bệnh án điện tử: Mới 12/1.400 bệnh viện

LAN ANH (thực hiện) 16/03/2021 01:00 GMT+7

TTCT - Bệnh án điện tử là điểm khởi đầu cho mọi nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, là nguồn dữ liệu đầu vào quyết định cho sự mở rộng sau này của hệ thống.

Vấn đề là tốc độ chuyển đổi từ bệnh án - hồ sơ giấy sang dữ liệu điện tử hiện quá chậm. Tuổi Trẻ Cuối Tuần trao đổi với ông Trần Quý Tường, cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế).

Giảm thời gian với thủ tục giấy tờ là thêm thời gian thăm khám cho bệnh nhân ở Bệnh viện Châu Đốc. Ảnh: Bửu Đấu

Đâu là điểm mấu chốt của chuyển đổi số trong y tế, thưa ông?

Bệnh án điện tử là cốt lõi của chuyển đổi số, bệnh viện nào làm được bệnh án điện tử, tôi coi là chuyển đổi xong.

Có ba trụ cột chính trong chuyển đổi số y tế: chuyển đổi số trong quản trị bệnh viện và cơ quan quản lý; trong phòng bệnh và y tế từ xa; trong đăng ký và khám chữa bệnh, tư vấn qua mạng… 

Nhưng cốt lõi vẫn là bệnh án điện tử. Các nước cũng đang chuyển dần sang bệnh án điện tử, mạnh nhất vẫn là Mỹ, với 30-40% bệnh viện đang sử dụng bệnh án điện tử.

Với những bước đi vừa qua, theo ông, cơ sở y tế đã chuyển đổi số được với tỉ lệ bao nhiêu?

Nói tỉ lệ chung thì khó, nhưng ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện là 100%, 12/1.400 bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy, 23 bệnh viện dùng phần mềm để lưu trữ và chuyển tải hình ảnh không cần in phim.

 Kết quả của những chuyển đổi này là rất ấn tượng. Vừa rồi chúng tôi khảo sát hai doanh nghiệp chiếm 70% thị phần phim chụp X-quang, cộng hưởng từ, CT, thì chi phí để mua phim đã là 3.000 tỉ đồng, tức mức tổng ở Việt Nam sẽ khoảng 4.000 tỉ đồng/năm. 

Nếu chuyển tất cả sang sử dụng PACS (hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y khoa không in phim) sẽ tiết kiệm được khoản tiền này để chi cho chuyển đổi số trong bệnh viện, liên thông kết quả xét nghiệm, nâng cao chất lượng chẩn đoán, hội chẩn từ xa, quản lý lưu trữ tốt hơn, đồng thời chống lạm dụng và kiểm soát chất lượng xét nghiệm… 

Nếu đã liên thông giữa các bệnh viện, bệnh nhân vừa chụp chiếu tại Bệnh viện Bạch Mai, nếu sang bệnh viện khác lại xét nghiệm thì phát hiện ra ngay. Bộ Y tế đang cố gắng quyết tâm để đến năm 2023, toàn bộ bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên thực hiện bệnh án điện tử.

Như ông nói, lợi ích của chuyển đổi số là rất rõ, nhưng việc chuyển đổi số tại cơ sở y tế vẫn đang chậm. Vì sao?

Có hai cản trở. Cản trở thứ nhất là về tài chính, bệnh viện còn chưa dám/chưa có vốn đầu tư ban đầu. Họ thấy bộ/sở không cấp, bệnh viện phải đầu tư thì họ xót. 

Tôi đã nói nhiều rồi, bỏ ra hàng chục triệu mua điện thoại thông minh, dùng thấy thông minh, thấy tốt thì phải bỏ tiền, muốn ứng dụng công nghệ thông tin cũng vậy, muốn có thì phải bỏ tiền. 

Chi phí lớn nhất nếu đầu tư từ đầu khoảng 160 tỉ, thấp thì 20-30 tỉ, chiếm 0,6-3% tổng doanh thu của bệnh viện. Nhưng đấy là tính đầu tư từ đầu, còn hiện nay bệnh viện nào cũng đã có ứng dụng rồi, đầu tư thêm sẽ ít hơn nhiều. 

Hai là một số lãnh đạo đơn vị chưa muốn... minh bạch, do ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sẽ giúp quản lý minh bạch từ cấp độ khoa phòng đến bệnh viện, đơn vị.

Đánh giá của ông về chuyển đổi số trong bệnh viện như vậy đã đạt được mong muốn hay chưa? 

Tôi nghĩ là có tiến bộ hơn nhưng không đạt được như mong muốn. 

Hiện rất nhiều người quan tâm đến công nghệ thông tin, 100% bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối với bảo hiểm y tế, phần lớn bệnh viện đã triển khai phần mềm xét nghiệm, 12 bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử…

Đó phải là kết quả của những cố gắng thật, đầu tư thật mới được như vậy.

Nhưng buồn ở một chỗ là chưa như kỳ vọng, tức 135 bệnh viện từ hạng 1 trở lên phải triển khai bệnh án điện tử vào năm 2023, mỗi năm phải 30-40 bệnh viện triển khai, nhưng năm vừa rồi mới được 12 bệnh viện. 

Có thể năm đầu tiên còn chậm nhưng những năm sau phải tăng tốc lên.■

Bộ Y tế đã đưa ra lộ trình 2019-2023, các cơ sở khám, chữa bệnh hạng 1 trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử và giai đoạn 2024-2028, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Lúc đó, hệ thống y tế của Việt Nam sẽ không còn bệnh án giấy và tiến tới việc không cần phải sử dụng tiền mặt trong thanh toán viện phí.

12 bệnh viện đã được Bộ Y tế công nhận triển khai thành công bệnh án điện tử

1. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng

2. Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc, An Giang

3. Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh

4. Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Đồng Nai

5. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

6. Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

7. Phòng khám đa khoa Anh Quất, Bắc Giang

8. Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Nghệ An

9. Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi, Nghệ An

10. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

11. Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh

12. Phòng khám đa khoa Mediplus Tân Mai, Hà Nội

(Nguồn: Trang chủ của Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế: ehealth.gov.vn)

Đầu tiên là nhập liệu kỹ lưỡng!

TRUNG TRẦN 15/03/2021 21:20 GMT+7

TTCT - Với hầu hết các doanh nghiệp tư nhân làm sản xuất thời buổi này, chuyển đổi số không phải là chuyện mục tiêu đường lối để báo cáo, mà thực sự là vấn đề sống còn.

 
 Sản xuất công nghiệp hiện đại phải gắn liền với chuyển đổi số. Ảnh: Nam Trần

Có thể lấy một công đoạn chủ yếu trong chuỗi quá trình cung ứng - sản xuất để mô tả tiến trình phát triển của khái niệm to tát chuyển đổi số trong doanh nghiệp: quá trình đặt hàng.

Từ Excel đến mã QR

20 năm trước, đơn hàng sẽ được gửi và nhận qua fax. Nhà cung cấp định kỳ hằng tháng sẽ nhận được n tờ fax đơn hàng. Khách hàng cẩn thận sẽ đánh số từng tờ, thiếu tờ nào, phụ trách bán hàng sẽ nhấc điện thoại, alo báo tờ còn thiếu, sau đấy sẽ ký nhận đơn hàng và fax trở lại để hai bên có bằng chứng lưu.

Sau đấy 4-5 năm, bước tiến đáng kể là đơn hàng sẽ được gửi qua email bằng file Excel, tức người nhận sẽ có sẵn data số, không cần thêm công đoạn nhập tay số từ giấy fax vào file quản lý của mình. Ở trình độ này xuất hiện những quái kiệt Excel - những người có khả năng xử lý các file Excel thủ công tương đương một phần mềm quản lý xuất nhập tồn trung bình thời đó, chỉ bằng các hàm có sẵn trong Excel. Công nghệ mới và cuộc số hóa ồ ạt khiến kỹ năng này hiện tại gần như đã tuyệt chủng.

Khi tiến lên áp dụng các hệ thống phần mềm quản lý sản xuất (MRP, ERP, SAP... ), việc gửi email đơn hàng được thay thế bằng đường link vào kho dữ liệu của khách hàng. Thay vì nhận email, việc nhận đơn hàng hằng tháng sẽ chỉ là nhấp vào đường link khách hàng gửi và tự tải về thông tin đơn hàng.

Cảnh cãi nhau email chưa gửi, email không nhận được, file đính kèm không đủ... chấm dứt. Với tem nhãn mã vạch và hệ thống quét QR hiện nay, khi nhận hàng, thủ kho cũng không cần đếm kiểm từng thùng nữa, mà máy quét sẽ quét mã in trên nhãn từng thùng hàng chạy qua băng chuyền cửa kho và tự động nhập số liệu linh kiện nhận vào.

Bằng mã vạch hay mã QR, ngay khi hàng đến, hệ thống dữ liệu sẽ cập nhật và đối chiếu được ngay tức khắc việc giao hàng có đúng và đủ không. Việc đó, cách đấy 15 năm, ít nhất cần 3-5 ngày để hệ thống quản lý xuất nhập tồn kho kiểu cũ đồng bộ và cho ra báo cáo, còn nếu cách đây 20 năm, thường chỉ được cập nhật theo tuần, hoặc theo tháng bằng một báo cáo Excel có thể sửa đổi bằng tay.

Hệ thống thời gian thực

Một khái niệm quan trọng của quá trình chuyển đổi số trong nhà máy là hệ thống thời gian thực, hiểu đơn giản là số liệu có sẵn trong hệ thống phản ảnh đúng thực tế hiện tại đến mức nào. Đó là số liệu của ngày hôm qua, sáng nay, hay cách đây 1 giờ đồng hồ?

Ví dụ thị trường đang cần gấp tivi mẫu 55 inch, trong khi nhà máy đã hết tồn kho thành phẩm và đang chạy model 42 inch, giám đốc kinh doanh yêu cầu 2 ngày nữa phải có ít nhất 1.000 chiếc 55 inch. Năng lực của nhà máy tốt đến đâu có thể đo lường bằng thời gian để dây chuyền chuyển đổi sang model 55 inch theo yêu cầu thị trường, bắt đầu từ việc kiểm tra tồn kho linh kiện có đủ để chạy cho 1.000 sản phẩm 55 inch không.

Dữ liệu tồn kho phản ảnh chính xác tồn kho thực tế của ngày hôm đấy, hay của ngày hôm qua, hay thậm chí của tuần trước do kho chưa cập nhật xuất-nhập-tồn? Nếu báo cáo tồn kho in ra là số liệu hôm qua thì nghĩa là dây chuyển phải dừng một ngày. Nếu là số liệu sáng hôm nay thì có thể điều chỉnh sản xuất lập tức. Báo cáo của thời số hóa còn có thể chỉ ra loại linh kiện nào thiếu, đề xuất để bộ phận mua hàng yêu cầu nhà cung cấp thay đổi kế hoạch giao hàng, và thậm chí dự báo nhà cung cấp cần bao lâu để đáp ứng sự thay đổi đó.

Thời gian cho tất cả những chuyện này trước đây có thể là từ ba ngày đến một tuần. Hiện thì yêu cầu “Just In Time” (tức tồn kho tối thiểu và giao hàng ngay lập tức) chỉ là một ngày, hoặc một buổi. Để rút ngắn được từ một tuần xuống một buổi như thế, chuỗi cung ứng ở Việt Nam đã cần ít nhất 20 năm, tính từ năm 1998 đến nay.

Vấn đề không chỉ là năng lực chuyển đổi của dây chuyền sản xuất, hay tính kịp thời và đồng bộ của hệ thống quản lý thông tin trong nhà máy, mà còn là đồng bộ đến cả khách hàng và nhà cung cấp. Ví dụ với những hãng lắp ráp lớn kiểu Samsung, Schneider, hệ thống quản lý của họ có thể nắm được tồn kho hiện tại của nhà cung cấp - vì nhà cung cấp đang sử dụng chung một nền tảng dữ liệu số hóa với họ.

Mặt trái của việc không số hóa quản lý sản xuất là nếu bạn không có một hệ thống thông tin đủ mạnh và theo kịp trình độ của khách hàng, để có đơn hàng, bạn phải phụ thuộc vào hệ thống của họ. Đây đang là vấn đề với nhiều hãng gia công phụ trợ ở Việt Nam, vốn đóng vai trò xương sống của nền sản xuất trong nước.

Dây chuyền, máy móc đã hiện đại, trình độ tự động hóa đã cao, nhưng năng lực quản lý dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu thời gian thực không được đầu tư đúng mức, khiến dữ liệu không đủ tin cậy để làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Điều này gây ra sự phát triển bất tương xứng trong số hóa nhà máy ở Việt Nam. Điều trớ trêu là bài học thất bại của nhiều đơn vị triển khai hệ thống quản trị thông tin ở Việt Nam đơn giản chỉ do không chấp nhận bỏ thời gian, chi phí nghiêm túc cho công tác... nhập liệu, sao cho chính xác, đầy đủ từ đầu, bởi công sửa chữa bao giờ cũng gấp nhiều lần công sức nhập liệu chính xác.

Câu chuyện về chuyển đổi số trong công nghiệp, với nhiều thuật ngữ đao to búa lớn như tiêu chuẩn ISA 95, các tầng quản lý thông tin MES, ERP... thoạt nghe phức tạp và khó hiểu, song về căn bản vẫn là việc làm sao để quy trình cung ứng tạo ra sản phẩm được ghi nhận chính xác và lập tức, khác với cách làm cũ. Với công nghệ hiện đại, chỉ cần dữ liệu thô đó chuẩn, mọi thứ còn lại, đã có tri thức của hệ thống thông tin hơn nửa thế kỷ hỗ trợ.

Vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có nhu cầu cải tiến và chuyển đổi số không? Tất nhiên là có, họ thậm chí không cần đến sự hô hào kêu gọi của chính phủ. Bản thân thực tế nhà máy và yêu cầu từ khách hàng là động lực mạnh nhất. Chỉ cần giám đốc đi trình bày báo giá một dự án cho khách hàng tầm cỡ toàn cầu cùng vị trưởng phòng kinh doanh và công nghệ thông tin là sẽ biết tại sao phải chuyển đổi số.

Nhưng tỉ lệ áp dụng triển khai những nền tảng cơ bản như Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP, Enterprise Resource Planning) thành công ngay lần đầu tiên vẫn không hơn 20%, nghĩa là phải mất tiền rất nhiều lần cho một việc. Lý do vẫn nằm ở nhu cầu và quyết tâm thay đổi của toàn bộ hệ thống.

Các chiến lược số hóa, cách mạng 4.0, chuyển đổi số... cho doanh nghiệp sản xuất không thể biến không thành có, chỉ nói mà thành được, nhất là khi trước đó, doanh nghiệp chưa tự xây dựng và xác định được mình đang ở giai đoạn nào, lớp nào trong mô hình quản trị thông tin đã được đúc kết và chuẩn hóa ở quy mô quốc tế. Hay diễn giải cho đơn giản: Bao giờ có thể có một báo cáo tồn kho chính xác ngay thời điểm in ra?■

Giải thích một số thuật ngữ

Hệ thống quản trị thông tin doanh nghiệp được chuẩn hóa bằng hệ tiêu chuẩn ISA 95 - của Hiệp hội Tự động hóa quốc tế - hiểu đơn giản giống như một bộ tiêu chuẩn ISO áp dụng cho quản trị công nghệ thông tin trong nhà máy. Theo đó hệ thống thông tin được cấu trúc theo bốn lớp hình chóp với bốn cấp độ. Lớp dưới là dữ liệu đầu vào cho lớp trên.

Lớp 1: “Machines”, tức các thiết bị máy móc có khả năng số hóa, ví dụ như máy tính điều khiển số (CNC) hay hệ thống dây chuyền tự động, là lớp tạo ra quá trình sản xuất vật lý, cơ học, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

Lớp 2: PLC (Programmable Logic Controllers, tức Khối điều khiển logic có thể lập trình được) và SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition, tức Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu), có chức năng giao tiếp và thu thập dữ liệu, ghi nhận thông tin từ quá trình sản xuất vật lý của Lớp 1.

Lớp 3: MES (Manufacturing Execution System, tức Hệ thống điều hành sản xuất), có chức năng điều khiển sản xuất và phần mềm quản lý sản xuất, dựa trên dữ liệu của Lớp 2.

Lớp 4: ERP (Enterprise Resource Planning, tức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp), nơi tích hợp các modul điều khiển, quản trị sản xuất của Lớp 3.

SAP (System Application Program) là phần mềm hệ thống về quản trị nguồn lực doanh nghiệp được phát triển ban đầu bởi Công ty SAP của Đức. Sau đấy IBM, Oracle, Epicor… đều có những sản phẩm ERP tương đương dựa trên nền tảng của họ và thường được gọi là SAP ERP + tên hãng.

Chuyện chép ở một bệnh viện

SƠN LÂM - BỬU ĐẤU 15/03/2021 20:00 GMT+7

TTCT - Ghi chép về một cuộc chuyển đổi thành công sang bệnh án điện tử - bước đầu tiên quyết định của quá trình chuyển đổi số - ở Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang, thành phố Châu Đốc.

Trong lúc theo chân bác sĩ Nguyễn Tấn Huy xuống kiểm tra một bệnh nhân đang nằm ở khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang tại thành phố Châu Đốc (Bệnh viện Châu Đốc), cô y tá đưa cho chúng tôi coi một cái iPad nhỏ gọn rồi tếu táo: “Giờ gọn nhẹ thế này thôi là đủ, chớ trước đây, nữ y tá nào cũng ôm cả chồng hồ sơ đi khám bệnh đến mức bắp tay cuồn cuộn luôn”.

Thân nhân và bệnh nhân ở Bệnh viện Châu Đốc và các vùng lân cận hơn một năm nay đã quen với cảnh các bác sĩ, y tá đi thăm khám chỉ cần đem theo một cái iPad mà không cần hồ sơ bệnh án giấy.

Những người từng đi khám bệnh ở đây một lần cũng đều biết lần sau quay trở lại khám không cần đem theo giấy tờ, bởi tiền sử khám bệnh và chi tiết diễn biến sức khỏe của họ qua lần khám trước đều đã được lưu trong dữ liệu bệnh án điện tử của bệnh viện. 

Bác sĩ Huỳnh Phúc Hậu khẳng định phim X-quang bây giờ bác sĩ đều xem trên máy hết. Ảnh: BỬU ĐẤU

Đó là một hành trình dài của Bệnh viện Châu Đốc. Hơn 10 năm trước, TS.BS Lữ Quang Trạng, giám đốc bệnh viện, đã bắt đầu triển khai chương trình bệnh án điện tử ở đây. 

Dù chỉ là bệnh viện tỉnh, “Châu Đốc đã trở thành bệnh viện công lập đầu tiên, cùng Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng, được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện đã triển khai bệnh án điện tử tại Việt Nam” - theo lời bác sĩ Huy, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.

Việc số hóa dữ liệu này, tất nhiên, mới là một phần của công cuộc chuyển đổi số, nhưng là một bước đi tất yếu và đã cho thấy hiệu quả. 

Êkip bệnh viện tính toán, nếu trước nay một phòng có 20 giường bệnh, cần triển khai 20 hồ sơ bệnh án sẽ phải mất khoảng 1,5 giờ đồng hồ để lập bệnh án mới hoặc lục hồ sơ cũ mới bắt đầu khám được, thì nay chỉ cần chưa đầy 30 phút.

Với người tới khám bệnh, sự làm quen dần với hệ thống số hóa cũng đã mang lại lợi ích.

 “Tôi thích nhất là không còn phải xếp hàng, bệnh trở nặng muốn chuyển viện cũng chỉ mất tí xíu thủ tục chờ bệnh viện in hồ sơ ra đưa mình cái rẹt là xong, không như trước đây chờ làm thủ tục chuyển viện muốn bệnh nặng thêm luôn” - ông Trần Văn Tiến, 60 tuổi, ở xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, An Giang, nói.

Đường từ nhà ông Tiến đến thành phố Long Xuyên, tỉnh lỵ của An Giang, không xa, nhưng cũng như rất nhiều người, từ ngày thấy Bệnh viện Châu Đốc “ngon lành” đã lựa chọn đến đây khám thường xuyên.

Bệnh viện Châu Đốc hiện có 1.050 giường, tương ứng hơn 1 triệu hồ sơ được bệnh án điện tử cập nhật và lưu trữ mỗi năm. 

Một ví dụ cụ thể: bác sĩ Huỳnh Phúc Hậu - trưởng khoa chụp X-quang - cho biết trước đây phòng của anh sau khi chụp X-quang xong phải in ra phát cho người bệnh, còn nay toàn bộ dữ liệu đã được liên thông qua phần mềm của bệnh viện đến tận các khoa, phòng, được bác sĩ xem trên máy tính.

“Trong phần mềm này, các bác sĩ xem được bệnh án từng người và công việc đã diễn ra ở từng khoa, phòng, nhưng không được tác động chỉnh sửa gì hết. Đáng chú ý là phần mềm có tiện ích là nếu bệnh nhân chỉ bệnh nhẹ mà cho thuốc liều nặng và sai danh mục thuốc bảo hiểm y tế có thể thanh toán thì không được. Hoặc người bệnh chỉ bệnh về tay mà cho thuốc uống bị bệnh ở chân là không chấp thuận. Đây là tính ưu việt mà tôi nghĩ ai làm trong bệnh viện cũng thích hết”, bác sĩ Hậu nói.

Người bệnh và thân nhân khi đến thăm khám cũng thấy thoải mái hơn do không phải mang giấy tờ bệnh án, không phải bỏ tiền mua hồ sơ giấy, không sợ bị “hạch” các hồ sơ tiền sử bệnh khi nhỡ quên như trước nay, mà còn yên tâm không sợ mất kết quả xét nghiệm, có thể tự quản lý thông tin về sức khỏe liên tục đến suốt đời.

Vào khám bệnh, chỉ cần chờ trước màn hình khai báo thông tin của bệnh viện nhấp vào lấy số là xong. Với những người già hoặc không rành về công nghệ, có nhân viên y tế trực hỗ trợ.

Sau khi giải thích cặn kẽ nhiều ưu thế của bệnh án điện tử, thấy chúng tôi rất quan tâm đến chi phí đầu tư ban đầu, bác sĩ Huy nói chắc nịch: “Vấn đề không nằm ở kinh phí”.

Sau khi đã được tỉnh chấp thuận chủ trương, vấn đề đầu tiên của đội ngũ triển khai là tìm một đơn vị đáp ứng được về công nghệ ở mức giá vừa phải. Hai phía đã rất kiên trì và mất tới hai năm để đưa bệnh án điện tử vào triển khai, cùng quá trình mua mới thiết bị, dùng thử, sửa chữa sai sót…

“Nhiều bệnh viện khi nghe Bệnh viện Châu Đốc làm được đề án điện tử, cũng ngạc nhiên đến tham quan và hầu hết đều bất ngờ khi thấy mức chi phí chuyển đổi số rẻ đến vậy”, bác sĩ Huy cười kể. Anh cũng không ngại tiết lộ con số cụ thể: khoảng 5 tỉ đồng.

Vậy vấn đề nằm ở đâu? Theo bác sĩ Huy: “Cái khó nhất mà chúng tôi từng khắc phục để đưa vào hoạt động bệnh án điện tử thành công chính là sự đồng thuận của tất cả nhân viên y tế”. 

Họ mất rất nhiều thời gian và công sức để xây dựng sự tiếp nhận của cán bộ y tế với quy trình mới. Nhiều bác sĩ, y tá đã quen công tác theo lối hồ sơ giấy, quy trình cũ, nên ban đầu, những ý kiến bất đồng với quy trình số hóa là không ít. Họ viện nhiều lý do để từ chối cập nhật được những kỹ năng mới cần thiết. 

“Ban giám đốc đã phải rất quyết liệt, buộc đào tạo, buộc thay đổi, những người phản đối mới dần dần chấp nhận, chịu khó làm quen và thay đổi. Có người bao nhiêu năm, giờ mới lần đầu biết iPad là cái gì, giờ sử dụng được mới thấy sướng”, bác sĩ Huy kể.

Một trở ngại khác với Bệnh viện Châu Đốc đến từ bên ngoài: ngành bảo hiểm lúc đầu không chấp nhận hồ sơ điện tử.

“Họ quen với việc xác lập pháp lý trên hồ sơ giấy nên không đồng ý. Sau đó phải có sự can thiệp của Bộ Y tế, của ngành Bảo hiểm Việt Nam… và thông tư xác lập bệnh án điện tử có chức năng pháp lý thì mới giải quyết được. Mấy bệnh viện triển khai bệnh án điện tử sau thì không gặp phải chuyện này nữa”, bác sĩ Huy cười.■

Chuyển đổi số trong y tế: Tuy xa mà gần

THANH HÀ 15/03/2021 19:00 GMT+7

TTCT - Những lợi ích của chuyển đổi số trong y tế là rõ ràng và lớn lao, nhưng cần một cú hích lớn hơn nữa để thực sự trở thành một tiến trình có định hướng và dung nạp cho tất cả.

Giữa tháng 3-2020, khi đang lái xe, anh T.V.C, 32 tuổi, ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, bỗng nhiên thấy đau ngực, khó thở nghiêm trọng. 

Ảnh: Workday Blog

Anh được đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả với chẩn đoán tràn khí màng phổi phải, rồi được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, nơi anh được phẫu thuật và cho xuất viện.

Nhưng hai ngày sau khi ra viện, người bệnh đột ngột thấy khó thở trở lại và được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, phát hiện tràn khí khoang màng phổi phải, xẹp phổi phải thụ động, tràn khí dưới da. 

Thông thường với một ca bệnh khẩn cấp và phức tạp thế này, nếu tiếp tục chuyển người bệnh về các bệnh viện tuyến trên nữa ở Hà Nội, rủi ro sẽ là rất lớn.

Cuộc phẫu thuật thứ hai, do đó, phải được tiến hành ngay tại Quảng Ninh. Nhưng lần này có một khác biệt quyết định: ca phẫu thuật có sự tham gia của đội ngũ chuyên gia Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trực tiếp qua hệ thống y tế từ xa telemedicine để hỗ trợ các đồng nghiệp ở Quảng Ninh. 

Theo Bệnh viện Việt Đức, trực tiếp chỉ đạo cuộc phẫu thuật có PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, giám đốc Trung tâm tim mạch và lồng ngực; TS.BS Lưu Quang Thùy, phó giám đốc Trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa; TS Lê Việt Khánh, phó trưởng Khoa phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa.

Các bác sĩ ngồi ở Hà Nội đã góp phần quyết định vào việc cứu sống một bệnh nhân ở Quảng Ninh. Những trường hợp may mắn như của anh C. còn là hi hữu, nhưng nếu công cuộc chuyển đổi số được thực hiện triệt để ở các bệnh viện nói riêng và hệ thống y tế Việt Nam nói chung, hi vọng sẽ có ngày đó là chuyện bình thường.

Công nghệ telemedicine nhắc ở trên thực ra chỉ là một phần nhỏ của cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế đang diễn ra. Hệ thống này không chỉ giúp bác sĩ hỗ trợ phẫu thuật từ xa, như trong trường hợp của anh C., mà còn được kỳ vọng là nền tảng dữ liệu, mạng lưới kết nối, và cả một hệ sinh thái bao trùm nền y tế. 

Từ đó, bác sĩ và bệnh viện có trong tay đầy đủ thông tin về bệnh sử, kết quả thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán chức năng, hình ảnh... của một bệnh nhân, các bệnh viện được kết nối với nhau và với người bệnh tốt hơn, thông tin giữa các bên trong hệ thống sẽ được luân chuyển dễ dàng.

Một khi kết nối đủ lớn, với một nền tảng dữ liệu đủ rộng, và tài nguyên chung được số hóa triệt để từ thiết bị, chuyên gia, thông tin... thì việc chẩn đoán hình ảnh, tư vấn khám bệnh, và hội chẩn, tất cả đều có thể cá nhân hóa. 

Chuyển đổi số y tế cũng không dừng lại ở chuyên môn y khoa. Nhờ chuyển đổi số, hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS - Hospital Information System) để quản trị nhân sự, hành chính, tài chính, theo dõi bệnh nhân nội, ngoại trú thông qua bệnh án điện tử, theo dõi sau điều trị, thậm chí là dữ liệu phục vụ nghiên cứu lâm sàng, dịch tễ, tác dụng của thuốc, y tế cộng đồng... sẽ hiệu quả hơn nhiều, với những lợi ích lớn lao: giảm chi phí, kiểm soát địa bàn, giảm tải cho bệnh viện, hỗ trợ công tác y tế dự báo, dự phòng tối ưu...

Việt Nam là một nước mạnh dạn áp dụng và đã có nhiều nỗ lực trong công tác chẩn đoán và điều trị từ xa. Không phải ngẫu nhiên mà ca phẫu thuật với anh C. nói trên có sự tham gia của Bệnh viện Việt Đức. 

Từ giai đoạn 2003 - 2007, đây đã là bệnh viện trọng tâm trong dự án “Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức” của Bộ Y tế, lúc đó có mục đích cấp cứu người bệnh kịp thời, giảm bớt tình trạng quá tải ở tuyến trung ương.

Với sự phát triển của kết nối Internet ngày nay, việc truyền dẫn cáp quang để kết nối trực tiếp giữa thiết bị mổ nội soi hoặc camera quay từ phòng mổ của bệnh viện vệ tinh đến trung tâm đã là chuyện trong tầm tay.

Tất nhiên, như mọi vấn đề y tế khác, các tiêu chuẩn kỹ thuật là cực kỳ nghiêm ngặt. Những cuộc phẫu thuật từ xa kiểu này phải bảo đảm chất lượng đường truyền 100%, không cho phép có sai sót: đường truyền tốc độ cao, tiêu chuẩn dự phòng một - một (mọi thiết bị sử dụng đều có một thiết bị dự phòng)...

Vấn đề lớn hơn, tất nhiên, là xây dựng hệ thống dữ liệu và chuyển đổi số đồng bộ một cách có hệ thống. 

Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia 2020 diễn ra cuối tháng 12-2020 nêu ra một con số đáng suy ngẫm: hiện có trạm y tế xã phải theo dõi tới 78 quyển sổ khác nhau, xã ít nhất cũng trên 30 quyển, khiến mỗi ngày cán bộ y tế mất 75% thời gian để ghi chép, chỉ có 25% thời gian cho công việc chuyên môn.

Khảo sát thực tế của chúng tôi với cán bộ ở một trạm y tế xã tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn gần đây cho thấy họ phải dành nhiều thời gian ghi sổ và làm đủ kiểu báo cáo - về tiêm chủng, dinh dưỡng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm..., vì thế nhân sự trạm 7 người nhưng phải dành riêng một người chỉ để làm những công việc sổ sách.

Với khoảng 10.600 trạm y tế xã trên cả nước, sự lãng phí nguồn lực đó là khổng lồ, mà mọi chính sách chuyển đổi số sẽ không thể bỏ qua.

Then chốt ở đây, như với mọi vấn đề khác, vẫn là nguồn nhân lực. 

Thực tế hiện đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin chuyên trách y tế chủ yếu là tự đào tạo, nghề dạy nghề. Việc thu hút nhân sự giỏi về công nghệ cho ngành y tế là rất khó khăn, đặc biệt là ở các bệnh viện công lập. 

Chính sách về thúc đẩy chuyển đổi số trong y tế về cơ bản đã rộng mở, hạ tầng số hóa và “phổ cập công nghệ” ở Việt Nam cũng được đánh giá cao so với trình độ phát triển chung, cho nên nhân lực sẽ là vấn đề quyết định để đưa được sự tiện dụng công nghệ trong nhiều mặt đời sống hiện giờ vào lĩnh vực then chốt y tế.■

Cú hích… COVID

Dịch bệnh COVID-19, trong khi gây ra nhiều thiệt hại cho xã hội, cũng có những tác động tích cực ngoài mong đợi. 

Có thể coi đó như một cú hích, một cơ hội, để cả hệ thống y tế và các nhà cung cấp giải pháp công nghệ cùng đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số - khi sự thay đổi không còn là một lựa chọn nữa, mà là bắt buộc. 

Các ứng dụng nền tảng chẩn đoán bệnh từ xa của các hãng viễn thông và công nghệ Việt Nam như Viettel, VNPT, FPT phối hợp với Bộ Y tế cũng được nhìn nhận không chỉ là giải pháp cấp bách đối phó dịch bệnh, mà sẽ được triển khai lâu dài.

Một ví dụ, tháng 9-2020, nền tảng khám chữa bệnh từ xa của Viettel Telehealth chính thức khai trương, kết nối tới 1.000 điểm cầu trong cả nước.

 Một bệnh nhân bị cao huyết áp, tim mạch và tiểu đường mãn tính ở xã Quảng Trạch (Quảng Xương, Thanh Hóa) đã không thể tin nổi khi được PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trực tiếp tư vấn qua nền tảng này. 

Đến nay Telehealth đã kết nối với gần 30 bệnh viện tuyến trung ương, bao gồm 4 bệnh viện hạng đặc biệt.

Nền tảng V20

Mới đây nhất, cùng Mạng kết nối y tế Việt Nam và Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử, Nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20 đã được VNPT và Viettel phối hợp cùng Bộ Y tế chính thức đưa vào hoạt động. 

Là một bộ dữ liệu lớn áp dụng các công nghệ điện toán đám mây, V20 được trông đợi sẽ tối ưu hóa công việc của các cán bộ tại trạm y tế cơ sở, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân, đồng thời dữ liệu tại các trạm y tế sẽ được liên thông, hỗ trợ báo cáo thống kê chính xác, đồng nhất và nhanh chóng cho tất cả các cấp quản lý trong ngành y.

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với kinh nghiệm nguyên tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, khẳng định các doanh nghiệp công nghệ Việt “hoàn toàn có thể cung cấp hạ tầng cũng như các giải pháp, ứng dụng đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của ngành y tế. Nhờ vậy mà chi phí đầu tư của các cơ sở y tế, các địa phương sẽ không hề tốn kém như nhiều ý kiến e ngại. Và càng triển khai với quy mô rộng, chi phí, giá thành sẽ càng giảm”.

Bạn đang đọc trong chuyên đề "CHUYỂN ĐỔI SỐ: KHÔNG CÓ LỰA CHỌN KHÁC"