"Nhiều quốc gia trong quá trình nỗ lực thoát nghèo và thu nhập thấp đã phải trả giá về vấn đề môi trường. Đó là lý do tại sao tôi thấy nhiều nước hiện nay đang dành ưu tiên để ứng phó với vấn đề môi trường..." “Chúng tôi đã có những cơ hội tốt để thảo luận vai trò của lĩnh vực tư nhân, bao gồm CEO của các công ty, tập đoàn và các ngân hàng đầu tư trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu” - ông Mahmoud Mohieldin, phó chủ tịch cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách chương trình nghị sự phát triển 2030, chia sẻ với TTCT sau khi tham dự hội nghị cấp cao về phát triển bền vững tại Hà Nội mới đây. Ông đánh giá như thế nào về khả năng thực hiện chương trình nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), vốn có độ khó hơn nhiều so với các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), của Việt Nam? - 2016 là năm đầu tiên thực hiện SDGs. Các quốc gia tham gia SDGs được phân thành ba loại: 1. Các nước đang xem xét gia hạn MDGs hơn là theo đuổi SDGs. Đây là những nước kém phát triển nhất hoặc đang trải qua các cuộc xung đột. 2. Các quốc gia hoàn thành MDGs và ủng hộ SDGs, nhưng cách tiếp cận và thực hiện SDGs chưa được như kỳ vọng. 3. Các quốc gia thực hiện SDGs theo một cách tiếp cận toàn diện. Họ huy động nhiều nguồn lực để làm điều này. Trong năm 2016, 22 quốc gia - trong đó có các nền kinh tế phát triển như Trung Quốc, Đức và Pháp - đã gửi báo cáo về kế hoạch thực hiện SDGs. Năm nay, chúng tôi dự kiến có 44 nước gửi báo cáo. Năm nay, Việt Nam chưa gửi báo cáo của mình. Tuy nhiên, tôi có xem qua Báo cáo Việt Nam 2035 với sự tham gia của 50 chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế cùng với việc lắng nghe bài phát biểu của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam tại hội nghị cấp cao về phát triển bền vững mới đây ở Hà Nội, tôi có thể nói rằng Việt Nam đang có một cách tiếp cận tốt đối với việc phát triển bền vững và thể hiện sự tiến bộ. SDGs bao gồm ba lĩnh vực chính: sự tăng trưởng bao trùm, phát triển xã hội và xem xét vấn đề môi trường. Đây là những thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn nhiều nước khác. * Các chuyên gia cho rằng để đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững vô cùng tham vọng như SDGs sẽ tốn rất nhiều tiền của. Những định chế tài chính như WB sẽ hợp tác thế nào đối với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam để đạt được những mục tiêu này? - Tôi nghĩ vấn đề ở đây chính là thực thi. Bạn có thể đưa ra những tầm nhìn tốt, những kế hoạch phát triển dài hạn, nhưng cũng cần phải xem nội lực của nền kinh tế và ngân sách có thể đáp ứng được các mục tiêu này hay không. Tôi nghĩ WB có thể giúp cải thiện ba điều. Đầu tiên, là một định chế tài chính lớn, chúng tôi tài trợ vốn cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ đầu tư cơ sở hạ tầng đến xem xét vấn đề môi trường, sự kết nối và tiếp cận, hỗ trợ thiết kế các kế hoạch phát triển... Nếu có một kế hoạch phát triển tốt ngay từ ban đầu sẽ đáp ứng được kỳ vọng của người dân Việt Nam và các tiêu chuẩn toàn cầu. Chúng tôi cũng tài trợ vốn cho các dự án, không chỉ là bản thiết kế mà còn ở khía cạnh thực thi như: cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nước, an toàn, vệ sinh thực phẩm, tiếp cận giáo dục và y tế. WB có hai chức năng chính là tài trợ vốn và cung cấp kiến thức. Chúng tôi rất sẵn lòng chia sẻ thông tin và kiến thức với Việt Nam. Trong số 17 mục tiêu SDGs, hơn 1/3 liên quan đến vấn đề môi trường. Theo ông, Việt Nam cần làm gì để tránh những bước đi sai lầm về môi trường mà nhiều nước từng trả giá? - Nhiều quốc gia trong quá trình nỗ lực thoát nghèo và thu nhập thấp đã phải trả giá về vấn đề môi trường. Đó là lý do tại sao tôi thấy nhiều nước hiện nay đang dành ưu tiên để ứng phó với vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. Đó là một cách tiếp cận tốt. Tôi cho rằng giải pháp khả dĩ nhất để ứng phó với vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu chính là tăng cường ngân quỹ cho thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời đầu tư vào năng lượng sạch, cần nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, thông tin tốt là các hệ thống sản xuất năng lượng và nước sạch ngày càng có sẵn và giá phải chăng. Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức định hạng tín nhiệm toàn cầu Moody's Investors Service, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các lĩnh vực biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Vì sao, thưa ông? - Trong chuyến đi lần này đến Việt Nam, chúng tôi đã có những cơ hội tốt để thảo luận vai trò của lĩnh vực tư nhân, bao gồm CEO của các công ty, tập đoàn và các ngân hàng đầu tư trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu. Trước đây, các công ty tư nhân thường gây quỹ hay thành lập tổ chức từ thiện để đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước. Và điều này đã thay đổi. Ngày nay, hầu hết công ty đều nhất trí rằng họ tìm thấy lợi nhuận lâu dài từ việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên để thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này, Chính phủ Việt Nam cần cung cấp các gói hỗ trợ. Hai là cung cấp đầu tư công cũng sẽ dọn đường cho lĩnh vực tư nhân đầu tư nhiều hơn vào phát triển bền vững. Mô hình đối tác công tư đang phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau: từ xây dựng cầu đường đến cảng biển. Dù nó chưa phải là một mô hình hoàn hảo với những thành công xen lẫn thất bại, nhưng tất cả đều phụ thuộc vào khả năng điều tiết của chính phủ. Đâu là những định chế tài chính mà WB đang thực hiện trong bối cảnh có sự trỗi dậy của những định chế tài chính khác như Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB)? - Chúng tôi có mối quan hệ tốt với các định chế tài chính mới, bao gồm AIIB. Có những cuộc họp định kỳ giữa những lãnh đạo ngân hàng phát triển với nhau bao gồm WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), AIIB... Ở đây có hai yếu tố. Đầu tiên, WB có thể hợp tác với AIIB và các ngân hàng khác, đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, vốn đang có nhu cầu cao. Hai là, sự cạnh tranh luôn tốt cho tất cả. Liệu có sự thay đổi nào của WB đối với các điều kiện vay vốn trong tương lai không, thưa ông? Nếu có, yếu tố nào sẽ được xem xét? - Tôi nghĩ sẽ hầu như không có sự thay đổi đáng kể nào, có chăng là quy định đối với việc phát triển xã hội và môi trường sẽ ở một mức độ cao hơn so với trước đây. Về cơ bản, các điều kiện vay vốn của WB vẫn với mục đích chính là giúp các quốc gia vay vốn hoàn thành các mục tiêu phát triển của mình, trong đó ưu tiên các mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững. Nhiều người phàn nàn rằng thương mại không mang lại lợi ích công bằng cho tất cả. Một số ý kiến cho rằng giải pháp chính là cần cung cấp đào tạo cho công nhân để chuẩn bị một nền kinh tế mới. Ý kiến của ông? - Đây là một chủ đề quan trọng. Cách đây một vài tuần, chủ tịch WB đã phát động chương trình với tên gọi “Giáo dục chuẩn bị cho sự cạnh tranh dựa trên việc học suốt đời”, không chỉ là đầu tư vào giáo dục các cấp, mà còn chú trọng cải thiện kỹ năng của mọi người để giúp họ đáp ứng các thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nhiều người lo ngại khi bước vào kỷ nguyên cạnh tranh giữa con người và máy móc. Nhưng ngược lại, chúng ta cũng đang thấy nhiều lợi ích đến từ công nghệ. Nếu sự chuyển đổi này được xử lý tốt, tôi tin rằng chúng ta sẽ phát triển tốt hơn. Trước đây máy móc thách thức lao động chân tay, giờ đây các giải pháp công nghệ cao đang thách thức giới lao động trí óc. Không có giải pháp nào khác ngoài việc tăng cường đầu tư vào nguồn lực con người để cải thiện kỹ năng, nhằm giúp lực lượng lao động có năng suất lao động tốt hơn. Cảm ơn ông! ■ Tôi nghĩ có hai thách thức lớn mà Việt Nam cần đối phó. Đầu tiên chính là việc quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, ngày càng nhiều người dân di cư đến đô thị, góp phần tạo ra nhiều thay đổi xã hội, đòi hỏi nhiều đầu tư hơn vào cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế để tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Thách thức thứ hai chính là nhân khẩu học. Điều này cũng cần nhiều đầu tư vào giáo dục, y tế và các thị trường lao động. Rồi khi dân số ngày càng già đi, cần phải đầu tư vào bệnh viện và hệ thống hưu trí. Tags: Mahmoud MohieldinPhó chủ tịch cấp cao của Ngân hàng Thế giớiPhó chủ tịch WB
Phó tổng thống Philippines: Đã bố trí người ám sát Tổng thống Marcos THANH BÌNH 23/11/2024 Phó tổng thống Philippines đã chỉ thị sát thủ giết chết vợ chồng Tổng thống Marcos và chủ tịch Hạ viện Philippines trong trường hợp bà bị sát hại.
Thủ tướng: 'Chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục' THÀNH CHUNG 23/11/2024 Thủ tướng chia sẻ hoạt động doanh nghiệp nhà nước phải theo quy luật thị trường, giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
Đề xuất xây nhà thi đấu Phan Đình Phùng với 1.850 tỉ đồng, năm 2028 đưa vào sử dụng ÁI NHÂN 23/11/2024 Theo dự án, thời gian thực hiện sẽ là 5 năm và năm 2028 hoàn thiện công trình, nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Đặt hàng 2 hôm đã có 'shipper dỏm' gọi, dù đơn mới thông quan CÔNG TRIỆU 23/11/2024 Rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online liên quan đến câu chuyện bị 'shipper' mắng xối xả, lừa chuyển khoản để nhận hàng dù không đặt, cho thấy đây đúng là một vấn nạn đang tồn tại và gây nhức nhối.