Vì sao Nga từ chối mở phiên tòa khi cuộc điều tra chưa hoàn tất? Những chứng cứ quan trọng đã bị phớt lờ ra sao trong cuộc điều tra? Có khá nhiều câu hỏi quan trọng từ vụ chiếc MH17 bị bắn hạ khi bay qua vùng xung đột vũ trang ở Ukraine cách nay hơn một năm. Những người mang hoa đến sứ quán Hà Lan tại Kiev tưởng nhớ nạn nhân vụ máy bay MH17 bị bắn hạ năm ngoáiĐó có thể là chứng cứ quyết định chứng minh ai, cái gì, bằng cách nào và tại sao chiếc máy bay của Hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn hạ ngày 17-7-2014, nhưng thi thể viên phi công Wan Aram đã bị che giấu ngay cả với những người có đầy đủ quyền được nhìn.Quá nhiều tồn nghiTrong thi thể viên phi công của chuyến bay MH17 có thể còn những viên đạn, hay những gì còn sót lại của các viên đạn, có thể chứng minh một chiếc máy bay quân sự phản lực của Ukraine đã bắn vào viên phi công, theo quan điểm do Nga ủng hộ; hoặc có thể chỉ có các mảnh tên lửa, điều sẽ hợp với lập luận cho rằng máy bay bị tên lửa đất đối không bắn rơi, theo ý kiến của Chính phủ Ukraine và phương Tây.Tuy nhiên, theo phóng viên điều tra Eric Zuesse của Global Research - một tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Canada, chính quyền Malaysia tới giờ đã không cho phép ngay cả những người thân của viên phi công nhìn thi thể anh ta, một trong 298 nạn nhân của chuyến bay xấu số đã nổ tung trên bầu trời Ukraine hơn một năm trước.Nhưng mãi tới gần đây, ngay cả Chính phủ Malaysia cũng không được tiếp cận báo cáo khám nghiệm tử thi với thi thể viên phi công do một chuyên gia Hà Lan thực hiện ở Hà Lan. Báo cáo khám nghiệm tử thi này chỉ được phổ biến trong nội bộ ủy ban điều tra năm nước (ban đầu chỉ có Hà Lan, Bỉ, Úc và Ukraine; Malaysia được bổ sung gần đây).Việc báo cáo khám nghiệm tử thi không được công bố và thi thể viên phi công bị che giấu chỉ được tiết lộ khi truyền hình Nga phỏng vấn những người thân của viên phi công. Một phim tài liệu dài nửa giờ của Đài RT đã phỏng vấn vợ viên phi công, người xác nhận bà không được nhìn thấy thi thể chồng mình.Global Research cũng nói Chính phủ Malaysia phải ký một thỏa thuận “giữ bí mật” vào ngày 8-8-2014 để được phép gia nhập ủy ban điều tra. Thỏa thuận này nói Ukraine sẽ có quyền phủ quyết bất cứ báo cáo nào mà ủy ban điều tra có thể đưa ra, điều khiến cuộc điều tra đã kéo dài lâu như thế.Cũng trong bộ phim tài liệu của RT, phóng viên đã tới hiện trường và thấy các mảnh vỡ từ ghế ngồi của viên phi công chiếc MH17 với những dấu hình tròn đồng nhất có đường kính 30mm chỉ có thể là vết đạn bắn, chứ không thể là vết do mảnh vỡ tên lửa, vốn lớn hơn và không thể đều như thế.Tuy nhiên, cũng phải nói riêng các vết đạn đó chưa thể nói lên điều gì khi thảm kịch đã xảy ra một năm và chỉ việc công bố kết quả khám nghiệm tử thi với thi thể viên phi công xem trên người anh ta có dấu vết gì, đạn bắn, mảnh vỡ do tên lửa nổ hay lành lặn mới có thể bắt đầu đưa ra các giả thuyết.Sự thiếu thốn thông tin về vụ việc, cả trong quá trình điều tra sau này, trở thành một vấn đề lớn. Hãng tin Hà Lan RTL Nieuws chẳng hạn, nói họ rất lấy làm thất vọng về việc dư luận đã không có nhiều thông tin hơn. “Tất nhiên chúng tôi hiểu không phải thông tin nào cũng công bố được. Nhưng nếu không có những dữ liệu cơ bản, chúng ta không thể rút ra được gì” - hãng tin này nói.John Helmer, một tác giả đang làm việc ở Matxcơva đã theo dõi kỹ vụ MH17, bình luận: “Tới giờ, như tôi đã đưa tin, Ủy ban An toàn giao thông Hà Lan (DSB, đơn vị đứng đầu ủy ban điều tra) đã không thể soi rọi ánh sáng vào vụ việc và phân tích cũng như giải thích tại sao ủy ban, cảnh sát Hà Lan và các công tố viên không thể làm được điều đó.Cũng không có những phân tích hình ảnh vệ tinh của Mỹ được công bố cho dư luận. Không ai biết liệu các điều tra viên Hà Lan có đòi hỏi thông tin đó không, họ nhận được gì và họ đang có những gì trong tay. Cũng không có phân tích nào về việc kiểm soát không lưu của Ukraine, không có bằng chứng khám nghiệm tử thi nào của các nạn nhân được công bố. Chúng ta đang cực kỳ thiếu thông tin”.Trong khi đó Nga và phương Tây vẫn tiếp tục màn cáo buộc lẫn nhau. Kịch bản của phương Tây và Chính phủ Ukraine là quân ly khai ở đông Ukraine đã bắn nhầm chiếc máy bay dân sự bằng tên lửa Buk do Nga cung cấp. Trong khi đó, truyền thông Nga khẳng định chiếc máy bay đã bị các máy bay phản lực chiến đấu của Ukraine bắn hạ.Những “bằng chứng” do Mỹ và Ukraine đưa ra trước đó, bao gồm một đoạn “đối thoại ghi âm” giữa các thủ lĩnh lực lượng ly khai thân Nga và “tình báo Nga”, đã được khẳng định là giả mạo.Nhưng mới đây nhất, một đoạn ghi âm khác do báo Nga Komsomolskaya Prada đăng trên trang web của họ ngày 13-8 được cho là đoạn hội thoại giữa hai nhân viên tình báo Mỹ lên âm mưu bắn rơi MH17, cũng đã ngay lập tức bị phương Tây bác bỏ là dựng chuyện lộ liễu. Trò đổ lỗi, như thế, sẽ còn chưa kết thúc.Cuộc chiến pháp lýTrong khi đó, các bên đã lại lao vào một cuộc chiến mới ở Liên Hiệp Quốc và các diễn đàn quốc tế trong nỗ lực tìm ra thủ phạm thật sự đã bắn rơi chiếc máy bay xấu số. Ngày 29-7, Nga đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc muốn thành lập một tòa án xét xử vụ MH17.Kết quả bỏ phiếu của 15 nước Hội đồng Bảo an là 11 phiếu thuận (Mỹ, Anh, Pháp, Chad, Chilê, Jordan, Lithuania, Malaysia, New Zealand, Nigeria và Tây Ban Nha), 1 phiếu chống (Nga) và 3 nước không bỏ phiếu (Trung Quốc, Venezuela và Angola). Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin giải thích việc mở một tòa án ở Liên Hiệp Quốc để xét xử một vụ tai nạn máy bay là điều chưa từng có tiền lệ và các phiên tòa hình sự không thể là vấn đề của Hội đồng Bảo an, vốn có trách nhiệm chính duy trì an ninh và hòa bình.Nhưng đằng sau lá phiếu của Nga còn nhiều nguyên nhân hơn thế. Trên RT, chuyên gia về quan hệ quốc tế Alexander Mercouris giải thích: “Tại sao lại thành lập một phiên tòa, thậm chí nói về việc thành lập phiên tòa từ trước khi chúng ta biết kết quả các cuộc điều tra?Như thế là cầm đèn chạy trước ôtô. Trước hết, chúng ta đợi kết quả cuộc điều tra vào khoảng tháng 10, rồi mới xem mở phiên tòa thế nào. Tôi cho rằng có thể những gì mà báo cáo điều tra đưa ra sẽ không có tính chất kết luận. Những ai nói tới việc thành lập phiên tòa chỉ muốn sử dụng điều đó làm phương tiện để mở rộng cuộc điều tra tới vô thời hạn”.Ông Mercouris cũng cho rằng việc dự thảo nghị quyết vẫn được đưa ra bỏ phiếu bất chấp Nga trước đó đã tuyên bố sẽ phủ quyết cho thấy đây là một động thái chính trị nhằm gây áp lực lên Nga, cũng như tấn công Nga về mặt truyền thông, khi mà lá phiếu phủ quyết của Nga sẽ ngay lập tức dẫn tới suy đoán nước này hẳn phải đang che đậy hoặc sợ hãi điều gì đó.Quả thật, ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Nga đã hứng chịu những cơn bão chỉ trích từ truyền thông phương Tây.Sâu xa hơn, vấn đề của Nga không chỉ là ngăn cản việc thiết lập phiên tòa cho vụ MH17, mà còn để đề phòng một tiền lệ nguy hiểm với nước này. Điều cũng giống như vấn đề của Mỹ trong việc chấp nhận quyền phán xử của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague, chuyên xét xử các tội ác chiến tranh và diệt chủng.ICC được thành lập năm 1998 sau khi những phiên tòa đặc biệt xét xử các cựu lãnh đạo Nam Tư và Rwanda trước đó kéo dài quá lâu và không hiệu quả. Mỹ ban đầu ủng hộ việc thành lập ICC, nhưng sau đó rút lui vì lo ngại tòa án này có thể cũng sẽ mang ra xét xử những người Mỹ tham gia hàng loạt cuộc chiến khác nhau (mà Mỹ hầu như lúc nào cũng trong tình trạng chiến tranh).Năm 2011, Mỹ ủng hộ nghị quyết 1970 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu đem các cựu lãnh đạo trong cuộc nội chiến Libya ra xét xử ở ICC, lần đầu tiên nước này làm như thế, nhưng vẫn khẳng định có “ngoại lệ” với các nước chưa chấp nhận quyền phán xử của ICC. Tức là Mỹ vẫn muốn giữ nguyên quyền xét xử các tội phạm chiến tranh theo luật pháp của nước này, thay vì trao cho một tòa án quốc tế.Nga cũng muốn quyền ngoại lệ đó của Mỹ. Tuy nhiên, nước này đã là một thành viên của Hiệp ước Rome vốn đã thành lập và thừa nhận quyền tài phán của ICC, nên không thể công khai mong muốn đó. Trên thực tế, Nga và nhiều nước khác dù ký Hiệp ước Rome, chưa bao giờ dẫn độ các công dân bị truy tố vì tội ác chiến tranh. Thừa nhận và ủng hộ một phiên tòa xét xử MH17 sẽ là một bước tiến đến việc tạo ra tiền lệ đó, điều mà một nhà lãnh đạo mạnh mẽ như Tổng thống Vladimir Putin không thể nào chấp nhận.Các nước trong ủy ban điều tra MH17 vẫn còn một giải pháp khác để thành lập phiên tòa là mang ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu. Nhưng ở đó họ sẽ cần sự ủng hộ của 2/3 các nước thành viên. Nên nhớ ngay cả nghị quyết lên án Nga sáp nhập Crimea ở Đại hội đồng cũng không thể đạt tới sự đồng thuận cao như thế (chỉ hơn 100 phiếu trong 193 nước thành viên).■Số phận kỳ lạ của MH370“Tôi tin rằng khi chiếc máy bay hết nhiên liệu, nó trượt xuống và đáp lên mặt nước, tiếp xúc nhẹ... Tôi tin rằng nó vẫn còn nguyên vẹn” - chuyên gia hàng không người Malaysia Zaaim Redha Abdul Rahman nói với Hãng tin Bernama ngày 14-8 về chuyến bay MH370 mất tích ngày 8-3-2014 với 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn khi đang bay từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Các mảnh vỡ trên máy bay chỉ dạt vào đảo Réunion ở Ấn Độ Dương trong tháng 8-2015.Ông Rahman là một thành viên trong nhóm tìm kiếm chiếc MH370, sử dụng các dữ liệu vệ tinh từ Công ty Inmarsat Anh. “Phần cánh tìm được (dài 2m) chỉ bị hư hỏng nhẹ, cho thấy không có va chạm gì mạnh với chiếc máy bay khiến nó bị bung ra khỏi phần thân chính... Nó có vẻ tách rời ra rất gọn gàng ở phần tiếp xúc. Nếu có va chạm mạnh, chúng ta sẽ thấy những mảnh vỡ nổi lên trên mặt nước ngay sau đó” - ông giải thích và cho rằng cả chiếc máy bay có thể đã “chìm sâu xuống đại dương trong một thời gian dài” trước khi phần cánh rời ra. “Tương tự, các phần khác cũng có thể rời ra và trôi dạt theo thủy triều, trước khi bị sóng đánh lên những bờ biển của các đảo như Réunion”. Tags: MH17Trò đổ lỗiNga Ucraina
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Thiếu phôi bằng lái khắp cả nước: Cục Đường bộ mở gói thầu hơn 141 tỉ đồng ĐỨC PHÚ 23/11/2024 Chuyện thiếu phôi bằng lái xe lan ra nhiều tỉnh thành dẫn đến nhiều người dân đã thi đậu vẫn chưa được cấp bằng.
Biến động ở REE: ‘Nữ tướng’ Mai Thanh rời ghế chủ tịch, sếp mới là đại diện quỹ ngoại BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Ông Alain Xavier Cany - đại diện của quỹ ngoại Platinum Victory - trở thành chủ tịch HĐQT mới của REE thay bà Nguyễn Thị Mai Thanh.
Bắt nghi phạm trộm cướp 2 ô tô, đánh chết cụ ông ở Hà Nội DANH TRỌNG 23/11/2024 Nghi phạm Ma Vũ Duy bị công an bắt giữ với cáo buộc sử dụng ma túy rồi trộm cướp 2 ô tô, tông vào người đuổi theo ngăn chặn và dùng xẻng đánh chết cụ ông 69 tuổi ở Hà Nội.
Mỹ hé lộ lý do được Nga thông báo trước khi bắn tên lửa Oreshnik vào Ukraine DANH ĐỨC 23/11/2024 Từ đây cho tới ngày 20-1-2025, thời điểm ông Trump trở lại Nhà Trắng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine dự kiến sẽ có nhiều diễn biến khó lường.