TTCT - Những ồn ào trên mạng trong thời gian qua, thậm chí những thúc giục tò mò trong những ngày gần đây, những thị phi lan truyền nhanh như ánh sáng không chỉ trên báo viết, báo hình, mà còn là và nhất là trên mạng. Phóng to Những hiện tượng đó cho thấy một sự bất bình thường trong xã hội. Cái riêng tư thầm kín bị “công khai hóa” không chỉ bởi “người trong cuộc” mà bởi chính một vài cơ quan ngôn luận. Cái “tôi tính dục” thay vì phát lộ trong một cá nhân, lại thôi thúc xã hội trên mặt báo. Cái tôi hằn học, khích bác, lăng mạ đầy rẫy... Một tùy viên báo chí nước ngoài thắc mắc: “Báo chí xứ này không có chuyện gì khác để viết nữa hay sao?!”. “Thế giới blog được hoan nghênh vì bao gồm những mẩu chuyện gẫu thẳng thắn và cởi mở theo cách thức khác với báo chí dòng chính thống cùng các website do các tập đoàn kinh tế thống trị. Song nói chuyện thẳng thắn không đồng nghĩa với thiếu lịch sự. Do lẽ không có lý do gì để có thể chấp nhận cái kiểu nói chuyện mà trong mọi phòng khách chẳng ai chấp nhận. Văn hóa là một tập hợp những thuận tình chia sẻ cho phép chúng ta sống chung với nhau. Hãy đảm bảo sao cho nền văn hóa mà chúng ta đã tạo ra với thế giới blog của chúng ta là một nền văn hóa mà chúng ta có thể luôn tự hào”. Doc Searls đã nhận xét như trên trong tác phẩm kinh điển về kinh doanh trong thời đại net: The Cluetrain Manifesto (nguồn: http://www.cluetrain.com/doc.html). Doc Searls là chủ tịch Tập đoàn tư vấn truyền thông Searls kiêm chủ biên của tạp chí Linux Journal, mà tên gọi Linux chính là một “nhãn hiệu cầu chứng” về độ mở thông thoáng. The Cluetrain Manifesto là một thứ tuyên ngôn của những nhà tư tưởng về net. Một đồng tác giả của The Cluetrain Manifesto, Christopher Locke, người được Tập đoàn báo tài chính Financial Times bình chọn (2001) là một trong 50 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới về kinh doanh, trong chương “Prematurial burial” của mình cũng than: “Internet trở thành một chốn cho người người trò chuyện với nhau mà không phải e dè. Chẳng có lưỡi kéo kiểm duyệt hay trừng phạt chính thức nào, và có lẽ đây mới là đáng kể nhất, chẳng bị chen quảng cáo vào. Song ngày nay một dúm người lại có xu hướng thóa mạ lẫn nhau trên mạng. Đã mất rồi cái tâm thức thanh lịch!” (http://www.cluetrain.com/apocalypso.html). Hóa ra cái “chết yểu, chôn non”, mà Christopher Locke muốn nói đến, là của sự trò chuyện trên mạng! Trăn trở thật trong thế giới “ảo” Thời điểm đầy trăn trở ấy của The Cluetrain Manifesto là năm 1999. Tại sao các tác giả của The Cluetrain Manifesto lại tư duy trăn trở về net ngay từ trước khi thập niên trước chưa chấm dứt? Khi những người này “đẻ ra” net, thì những người khác cũng bắt đầu tư duy về net để xem xã hội sẽ đi đến đâu với nền văn minh mới này. Và rồi họ nhất trí khẳng định những ưu việt của một thế giới mới: thoải mái, tự do, không ràng buộc. Nhưng họ cũng đồng thanh cảnh báo một sự suy đồi trong quan hệ cư xử giữa người với người trong cái thế giới “ảo” đó. Giấu mặt Năm 1999 đó, những “trò chuyện trên mạng” chưa có mùi kim tiền. Chỉ vài năm sau, trên một số blog đã bốc mùi tiền. J.D. Lassica post lên trên mạng của Trường truyền thông Annenberg, thuộc Đại học Nam California (USC), một bài về mãnh lực của kim tiền trên các blog (The cost of ethics: influence peddling in the blogosphere) đại ý: “Nhiều công ty sử dụng các blogger... Hậu quả là viết thiên vị, tâng bốc vô lối...”. Tất nhiên, xung đột lợi ích không chỉ vì tiền mà còn vì lý do cá nhân (xích mích, tham vọng, tư thù), phe phái. Còn có một xu hướng khác mà CyberJournalist.net gọi là “thị hiếu xấu, thỏa mãn tính tò mò”. Xu hướng thỏa mãn tính tò mò này được làng báo Pháp cô đọng thành “qui tắc 3 chữ S” gồm sexe (tính dục), sang (máu me tội ác) và scandale (thị phi)... Việc kích thích “3 chữ S” này ngày càng “hối thúc”, nhất là qua phương tiện mới là mạng. Khi một tờ báo viết hô to trên trang nhất “video sex diễn viên X lên mạng”, thì đó cũng là phát pháo lệnh cho cuộc săn tìm. Khi một blogger tung ra những đả kích lăng mạ, thì đó cũng là khởi đầu cho một sự ném đá tập thể. Và là ném đá giấu tay. Trên báo mạng, viết là viết, khỏi cần lách. Nhân danh tự do cùng sự giấu mặt. Rachel Simmons, một nhà tư vấn về bạo hành trong môi trường giáo dục, viết trên tờ Washington Post (28-9-2003) như sau: “Internet cho phép ăn nói và làm những việc mà nếu đối diện người khác sẽ không dám làm. Nhờ đó cảm thấy không phải chịu trách nhiệm gì cả và có một cảm giác an toàn và sức mạnh giả tạo”. Đứng trước những biến thái đó, thế giới blog luôn trăn trở tìm kiếm một qui tắc đạo đức cho mình. Viết không chỉ để mà viết, mà là viết cái gì, như thế nào. Và nhất là viết để làm cái gì, cho ai. Qui tắc đạo đức của CyberJournalist.net “Các blogger có trách nhiệm nên thừa nhận rằng họ đang công khai công bố chữ nghĩa và do đó, cũng phải có một số nghĩa vụ đạo đức đối với độc giả của họ, đối với những người mà họ đề cập và đối với xã hội nói chung. CyberJournalist.net đã tạo ra một mẫu “qui tắc đạo đức của blogger” cho thế giới, bằng cách điều chỉnh “Qui tắc đạo đức của hội nhà báo chuyên nghiệp” (SPJ). Đó chỉ là những chỉ dẫn, tùy ý từng cá nhân blogger chọn sử dụng một cách tốt nhất. CyberJournalist.net tuân theo qui tắc này và kêu gọi các weblog khác tiếp nhận qui tắc này hoặc các qui tắc hành xử tương tự”. 1/ Hãy lương thiện và ngay thẳng - Khi thu thập, tường thuật và diễn giải thông tin. Không đạo văn. Nêu nguồn và đường dẫn bất cứ khi nào có thể được. - Đảm bảo rằng các entry, trích dẫn, tựa đề, hình ảnh cùng mọi nội dung khác đều không bị thể hiện sai, không bị giản lược quá đáng hay làm đậm các sự cố không trong bối cảnh xảy ra. - Không bao giờ bóp méo nội dung ảnh chụp mà không nói rõ rằng ảnh đã bị sửa đổi... - Không bao giờ công bố thông tin được biết là không chính xác. Một khi công bố thông tin “đáng ngờ”, phải nói rõ là như thế. - Phân biệt giữa biện hộ, bình luận và thông tin sự kiện. Ngay cả khi biện hộ hay bình luận cũng không được thể hiện sai sự kiện hay bối cảnh. - Phân biệt thông tin sự kiện và bình luận với quảng cáo, và tránh xa tình trạng “lẫn lộn trắng đen”. 2/ Hạn chế tối thiểu gây hại Các blogger có đạo đức xử lý các nguồn tin và đối tượng như là những con người đáng phải tôn trọng. Các blogger hãy: - Thể hiện đồng cảm đau đớn với những ai có thể bị tác hại bởi nội dung của weblog. Cực kỳ nhạy cảm khi đề cập đến trẻ em và các nguồn tin hoặc đối tượng chưa có kinh nghiệm (tiếp xúc với giới truyền thông). - Nhạy cảm khi tìm cách phỏng vấn hoặc sử dụng phỏng vấn (hay hình ảnh) những ai đang bi thương trong thảm họa. - Nhìn nhận rằng việc thu thập và tường thuật thông tin có thể gây phương hại hay bất lợi cho người khác. Việc đeo đuổi thông tin không là giấy phép cho phép ngạo mạn. - Thể hiện một thị hiếu tốt, tránh thỏa mãn tính tò mò gớm ghiếc... 3/ Hãy chịu trách nhiệm - thừa nhận sai sót và chỉnh sửa ngay - công khai khi có xung đột lợi ích, lệ thuộc tổ chức nào, hoạt động và lịch trình cá nhân nào... Nhà báo blogger Do ngày càng có nhiều nhà báo lập blog riêng, nên từ đầu năm 2005, Đài BBC (“mẹ”) đã đề ra một bảng hướng dẫn nhân viên như sau về việc viết blog (tóm lược): “- Khi một blogger xác định rõ rằng là nhân viên BBC và/hoặc viết về công việc của mình, hãy hành xử đúng đắn và tuân thủ các chính sách cùng các chuẩn mực tòa soạn của đài. - Nếu đã có sẵn hay sắp mở một blog hay website cá nhân cho biết đang làm việc cho đài, hãy báo cho cấp trên... và ghi rõ rằng “đây là quan điểm cá nhân của tôi chứ không phải của đài”. - Không sử dụng blog để tấn công hay lăng mạ đồng nghiệp. Hãy tôn trọng riêng tư và cảm xúc người khác. Hãy nhớ rằng nếu vi phạm luật pháp trên blog (tỉ như lăng mạ), sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân. - Nếu nghĩ rằng có điều gì trên blog hay website có thể liên quan đến xung đột lợi ích, đến tính khách quan, hãy thảo luận với cấp trên...”. Viện báo chí Poynter của Mỹ giải thích như sau về việc các nhà báo nặc danh viết blog: “Nhà báo chuyên nghiệp cần chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Việc bình luận một cách nặc danh trên blog có thể gây tác hại đến nguyên tắc cơ bản này”.
Tin tức thế giới 26-4: Ông Trump: Nga, Ukraine cần đàm phán trực tiếp; Chiều nay an táng Giáo hoàng NGHI VŨ 26/04/2025 Thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis được thực hiện vào 15h chiều 26-4, giờ Việt Nam; Đồng minh Anh không đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Tin tức sáng 26-4: Dự kiến 1,6 triệu người già không có lương hưu nhận trợ cấp từ 1-7 THÀNH CHUNG 26/04/2025 Tin tức đáng chú ý: 1,6 triệu người già không có lương hưu có thể nhận trợ cấp từ 1-7; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về bỏ thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện; Khối ngoại tiếp tục 'xả' FPT...
Tình quân dân nồng ấm đêm sơ duyệt diễu binh, diễu hành tại thành phố mang tên Bác THANH HIỆP 26/04/2025 Tối 25-4, giữa lòng TP.HCM, hàng ngàn người dân đứng san sát bên đường dõi theo từng bước chân của các khối diễu binh, diễu hành trong đêm sơ duyệt. Những chờ đợi, hồi hộp vì thời tiết không ngăn được sự gắn bó mang tên tình quân dân.
Từ lối mở cơ chế chưa từng có: Người dân Hóc Môn thêm sân vận động hiện đại, trường mới, đường mới PHƯƠNG NHI 26/04/2025 Hòa trong không khí tháng 4 lịch sử, người dân Hóc Môn thêm phần phấn khởi khi trên địa bàn có thêm sân vận động hiện đại, trường học khang trang...