Âm nhạc Công bố nhiều tư liệu mới về Trịnh Công Sơn: Hai mươi năm vơi cạn lại đầy... MINH TỰ 28/03/2021 1255 từ TTCT - 20 năm trước, ngày 1-4-2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhẹ gót rời “cõi tạm” trong sự thương tiếc khôn nguôi của bao người. Trước đó, ông đã giao cho nhiếp ảnh gia Dương Minh Long lưu giữ nhiều tư liệu, tác phẩm, kỷ vật của mình. Vào dịp tưởng niệm 20 năm nhạc sĩ đi xa, những tư liệu và hiện vật gốc quý giá ấy đã được nhiếp ảnh gia Dương Minh Long trao về lại cho gia đình nhạc sĩ để chuẩn bị cho bảo tàng Trịnh Công Sơn sẽ ra đời trong nay mai. Một tin tức tốt lành khiến người ta nhớ tới câu “Hai mươi năm vơi cạn lại đầy...” trong ca khúc Xin trả nợ người.
Văn hóa Đập bỏ các kiến trúc Pháp ở Huế: Mới hơn hay nghèo đi? MINH TỰ 26/07/2018 1832 từ TTCT - Năm 1998, một cuộc điều tra của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng Thừa Thiên - Huế cho biết ở TP Huế lúc đó vẫn còn 240 công trình kiến trúc Pháp. Năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công bố danh mục các công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu trên địa bàn TP Huế với vỏn vẹn 27 công trình. Số còn lại trong danh mục 240 công trình đó, chiếm gần 90%, đã biến đi đâu sau 20 năm?
Du lịch - Ẩm thực Hải Vân: 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan' không còn ngăn cách MINH TỰ 22/11/2016 1704 từ TTO - Cuối cùng thì ngành văn hóa của Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế đã ngồi lại với nhau bàn bạc việc bảo tồn di tích Hải Vân Quan sau bao nhiêu lời kêu cứu của báo chí về tình trạng bơ vơ và xơ xác của “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
Gặp gỡ & Đối thoại Quay về nẻo văn hóa MINH TỰ 29/01/2014 1826 từ TTCT - “Cửa đã mở từ lâu và văn minh Đông Tây tràn ngập mọi nẻo đường của nước Việt bây giờ. Nhưng đừng tưởng như thế là xã hội đã được khai trí” - dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa Bửu Ý trò chuyện cùng TTCT về câu chuyện khai trí mà ông cho rằng vẫn rất cần được đặt ra với những gì đang diễn ra trong xã hội ngày nay.
Tuổi Trẻ cuối tuần Nghệ thuật sống "kiểu Huế" MINH TỰ 23/04/2011 2284 từ TTCT - Cả ba dòng ẩm thực Huế (cung đình, dân gian và món chay) sẽ được giới thiệu trong những bếp ăn, quán ăn được tạo hình bằng cây cảnh - một không gian nghệ thuật độc đáo của “Bếp Việt trong vườn Huế” - tên gọi của Festival nghề truyền thống lần 4 (từ ngày 30-4 đến 3-5-2011).
Văn hóa Bộ sưu tập truyền đơn có một không hai MINH TỰ 14/12/2009 935 từ TTCT - Ông Lê Trường Quỳnh, một lão phu ở làng Lựu Bảo (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), đang lưu giữ một bộ sưu tập độc đáo: truyền đơn của Việt Minh với đủ chủng loại và số lượng lớn.
Tuổi Trẻ cuối tuần Họa sĩ vạn đò MINH TỰ 02/05/2009 1141 từ TTCT - Đó là trường hợp “độc nhất” của hội họa Huế, không phải ở lối vẽ tranh như “không vẽ” và gam màu “nhẹ như không”, mà ở chỗ anh là một đứa con của vạn đò.
Thể thao Một huyền thoại của bóng đá Huế: Chàng thủ môn xe thồ MINH TỰ 06/11/2005 2245 từ TTCN - Đó là cách gọi thân mật của người dân Huế đối với một người được xem là huyền thoại của bóng đá cố đô - một trong vài nơi đầu tiên của Việt Nam du nhập trò chơi túc cầu. Và có lẽ cho đến tận bây giờ, chàng thủ môn có cái tên mộc mạc ấy vẫn là tượng đài duy nhất của bóng đá Huế; bởi ngay cả “thế hệ vàng” từng đoạt ngôi á quân Sea Games năm 1995 vẫn không có cái tên nào vượt qua nổi Rớt, cả về tài năng lẫn tâm tánh.
Tái hiện một đám rước cung đình hoành tráng MINH TỰ 16/05/2004 2041 từ TTCN - Tại Festival Huế 2004 sắp diễn ra tới đây, lễ hội Nam Giao là một trong số vài chương trình mới được xem là đặc sắc và độc đáo nhất.
Tìm lối ra cho "làng di sản" MINH TỰ 04/04/2004 621 từ TTCN - Làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên – Huế) đã trở nên “nổi tiếng” sau khi Hội Kiến trúc sư VN tiến hành một chương trình nghiên cứu công phu về nó. Ngày 30-3 có cuộc hội thảo khoa học về ngôi làng cổ này.
Tuổi Trẻ cuối tuần Phố... chài Lăng Cô MINH TỰ 21/03/2004 866 từ TTCN - Thị trấn Lăng Cô rộng 10.548ha, trong đó có 2.700ha đất sử dụng, còn lại là mặt nước đầm và rừng, kéo dài từ chân đèo Phú Gia lên đến đỉnh đèo Hải Vân, tiếp giáp Đà Nẵng, ngoài ra còn có đảo Sơn Chà rộng 4km2. Theo qui hoạch chi tiết giai đoạn 1 (đang làm), thị trấn này sẽ có ba khu chức năng: khu du lịch và khu dân cư; khu hành chính, văn hóa và dân cư xen cài; khu thương mại và làng chài truyền thống.
Một Huế của nghệ thuật sắp đặt MINH TỰ 28/12/2003 343 từ TTCN - Vẫn là dòng Hương giang lững lờ trôi với những ngọn hoa đăng huyền ảo, vẫn núi Ngự Bình, vẫn cồn Hến, vẫn kinh thành trầm mặc và những mái nhà cổ xưa chìm đắm dưới cơn mưa Huế... nhưng lại là một Huế rất khác, bất ngờ và thú vị, hiển hiện trong cuộc triển lãm sắp đặt (installation) của sinh viên và giảng viên mỹ thuật Trường đại học Nghệ thuật Huế.
Tin vui nhã nhạc MINH TỰ 16/11/2003 340 từ TTCN - Tin nhã nhạc triều Nguyễn vừa được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đã làm nức lòng những người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc truyền thống ở đất cố đô.
Lịch sử Hai thầy Phan nghiên cứu Huế MINH TỰ 26/10/2003 1916 từ TTCN - Ở Huế có một "cặp bài trùng" rất độc đáo, đó là hai thầy giáo có cùng tên Phan, tuổi cùng ngoài sáu mươi, cùng làm nên tạp chí Nghiên Cứu Huế được đánh giá rất cao, do Trung tâm Nghiên Cứu Huế (mà họ là hai thành viên nòng cốt) xuất bản. Và một sự trùng hợp thú vị nữa, cả hai thầy Phan đều mê sách, sống chết với sách, như thể số phận đã ràng buộc họ với những trang giấy thơm mùi mực in và những con chữ cổ kim đông tây ấy.
Gặp gỡ & Đối thoại Gặp tác giả Từ điển tiếng Huế MINH TỰ 14/09/2003 1040 từ TTCN - Tác giả cuốn Từ điển tiếng Huế không phải một nhà ngôn ngữ học hay một nhà nghiên cứu Huế mà là bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng hiện sống ở Mỹ. TTCN trò chuyện với bác sĩ Bùi Minh Đức nhân chuyến về Huế của ông để đi điền dã, thu thập thêm tài liệu nhằm hoàn thiện cuốn từ điển phương ngữ này, chuẩn bị tái bản.