TTCT - “Không nên xuất khẩu hàng thô, nên chế biến trước khi bán. Vừa được lợi nhiều, vừa tạo công ăn việc làm” - ông Detlef Kotte, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về kinh tế vĩ mô và chính sách phát triển của Liên Hiệp Quốc, đã nói như vậy trong bài “Lương thấp, phí nhân công rẻ là... “tự tử” chậm” trên TTCT ngày 3-10-2010. Phóng to Mỗi năm cảng Quy Nhơn xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn nguyên liệu thô ra nước ngoài. Trong ảnh: tàu nước ngoài thu mua dăm gỗ tại cảng - Ảnh: Hải Luận Xuất khẩu thô đối với nước ta là vấn đề thời sự nóng hổi nhất, hầu như đâu đâu cũng xuất khẩu thô mà chưa có liều thuốc đặc trị hữu hiệu. Đua nhau xuất thô Chỉ cần đi qua dải đất miền Trung, tại cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh... tàu nước ngoài nối nhau cập cảng thu mua các nguyên liệu xuất khẩu thô của nước ta như: dăm gỗ, nông sản và các loại khoáng sản... Tàu nhỏ có trọng tải 2.000 tấn, tàu lớn lên đến 2-3 vạn tấn. Nhà nước đầu tư nhiều tiền vào nông nghiệp, nông thôn và miền núi, đặt mục tiêu nông dân sẽ sản xuất ra nhiều hàng hóa, đời sống được đổi thay nhanh chóng. Nhưng hàng hóa đa số được các doanh nghiệp thu gom lại rồi xuất khẩu dưới dạng thô hoặc chỉ qua sơ chế. Nguồn vốn bỏ ra đầu tư lớn nhưng khoản mà nông dân thu về rất ít. Không phải đầu tư cơ sở hạ tầng, cây giống... nhưng tổng lợi nhuận doanh nghiệp nước ngoài thu được sẽ lớn gấp nhiều lần so với nông dân nước ta. Hạt cà phê ở Tây nguyên là một điển hình, một số công ty nước ngoài vào đặt mua quả chín trên cây, mang về nước họ chế biến ra loại cà phê bột đạt chất lượng tốt nhất, bán đắt trên thị trường thế giới. Lẽ đương nhiên chất lượng đó gắn liền với thương hiệu nước họ. Còn một số doanh nghiệp trong nước thu gom loại cà phê trái xanh chế biến ra cà phê bột chất lượng không cao, bán với giá thành thấp. Dẫn đến từ một cường quốc xuất khẩu cà phê của thế giới, ta lại bị mang tiếng là nơi có chất lượng cà phê “thua” những nước có ít sản lượng cà phê. Bao giờ hết xuất thô? Vì sao một đất nước nông nghiệp nhưng hằng năm lại nhập khẩu nhiều loại bột để chế biến thức ăn gia súc, phải nhập giấy và nhiều nguyên liệu tinh chế khác? Một đất nước có hơn 3.000km bờ biển nhưng phải nhập khẩu muối? Mục tiêu của Đảng ta đề ra đến năm 2020 là nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp. Việt Nam là nước có số lượng xuất khẩu lúa gạo và nhiều loại nông - lâm - thủy sản lớn trên thế giới, nhưng thử hỏi có bao nhiêu nhà máy tinh chế đạt tiêu chuẩn quốc tế? Bao nhiêu năm nữa đất nước sẽ chấm dứt tình trạng xuất khẩu thô? Trung Quốc, một đất nước rộng bao la, giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng những năm gần đây họ đã chi ra hàng trăm tỉ USD để thu gom tài nguyên toàn cầu. Trong khi nước ta vẫn còn đang loay hoay như “ăn gạo đong”. Về tổng thể chiến lược lâu dài, ta chưa có chính sách mạnh mẽ về thu gom cất giữ nguyên liệu, nghiêm cấm triệt để xuất khẩu khoáng sản chưa qua chế biến và nhiều nguyên liệu thô khác. Biện pháp tối ưu là Nhà nước cần tập trung đầu tư trí tuệ và tiền của xây dựng nhiều nhà máy chế biến hiện đại, mang đẳng cấp quốc tế để tăng giá trị sản phẩm, tăng công ăn việc làm, tăng thu nhập trực tiếp cho nông dân. Chính phủ và chính quyền các địa phương cương quyết không cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài vào khai thác khoáng sản hoặc trồng rừng. Vì tài nguyên có hạn, nếu chúng ta chưa khai thác được hôm nay thì cứ để lại con cháu sau này khai thác và chế biến nhiều sản phẩm có giá trị, làm giàu cho đất nước.
'Nghe nói về phát hiện thuyền cổ, tôi 'đùng đùng' bay ra, về Bắc Ninh...' NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 16/04/2025 2774 từ
Tin tức thế giới 20-4: Ukraine tố Nga nói dối; Trung Quốc tài trợ Campuchia làm kênh Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 20/04/2025 Thái Lan bắt đầu bắt người của nhà thầu Trung Quốc trong vụ tòa nhà bị sập do động đất; Nga - Ukraine trao đổi số tù nhân lớn.
Bùi Đình Khánh: Đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng, 'sang chảnh' TIẾN NGUYỄN 20/04/2025 Bùi Đình Khánh xuất hiện trên mạng xã hội với khuôn mặt điển trai, đeo kính vẻ trí thức, mặc quần áo lượt là, đi xe sang, xài điện thoại đắt tiền. Ít ai nghĩ Khánh là một tay buôn ma túy máu lạnh.
Vì sao Đà Lạt là trung tâm tỉnh sau sáp nhập Lâm Đồng với Bình Thuận, Đắk Nông? MAI VINH 20/04/2025 Tỉnh Lâm Đồng lý giải về việc chọn Đà Lạt là trung tâm chính trị xã hội của tỉnh mới sau khi sáp nhập thêm Đắk Nông và Bình Thuận.
Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân chi cả chục tỉ hối lộ cựu lãnh đạo Điện lực Bình Thuận THÂN HOÀNG 20/04/2025 Để có thể thao túng trúng toàn bộ 26 gói thầu cung cấp thiết bị cho Điện lực Bình Thuận, chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân đã chi tiền hối lộ hai cựu giám đốc cùng một số lãnh đạo của đơn vị này.