TTCN - Cung An Định được vua Đồng Khánh xây dựng cho con trai trưởng - hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo và đặt tên là phủ Phụng Hóa. Năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị giặc Pháp bắt đi đày, Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định. Năm 1917, vua Khải Định cho xây dựng lại phủ Phụng Hóa thành một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ nhất VN thời đó, gọi là An Định cung và tặng cho hoàng tử Vĩnh Thụy (Bảo Đại). Phóng to Cung An ĐịnhTTCN - Cung An Định được vua Đồng Khánh xây dựng cho con trai trưởng - hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo và đặt tên là phủ Phụng Hóa. Năm 1916, sau khi vua Duy Tân bị giặc Pháp bắt đi đày, Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định. Năm 1917, vua Khải Định cho xây dựng lại phủ Phụng Hóa thành một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ nhất VN thời đó, gọi là An Định cung và tặng cho hoàng tử Vĩnh Thụy (Bảo Đại). Cung An Định nằm bên dòng An Cựu (hiện mang số nhà 97 Phan Đình Phùng) được xây trên diện tích 2,5ha, gồm nhiều công trình khác nhau, trong đó lầu Khải Tường ba tầng là kiến trúc chính. Tại sảnh đường tầng 1 Phóng to có sáu bức tranh trang trí có tuổi gần 90 năm. Những bức bích họa này được vẽ bằng sơn dầu trực tiếp lên các mảng tường và có khung gỗ ốp viền, chạm khắc hoa mai, lá sen cách điệu rất đẹp. Khổ khung tranh có hai loại: 1,8m x 1,1m và 1,6m x 1,4m. Sáu bức tranh này không đề tên, nhưng nhìn hình vẽ ai cũng có thể nhận ra phối cảnh thật của năm lăng: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh; còn một tranh chưa rõ vẽ công trình gì. Nét vẽ rất điệu nghệ, nêu bật đặc điểm phong cảnh và nét đẹp của từng lăng, chứng tỏ trình độ có hạng của tác giả. Sau khi Bảo Đại thoái vị (tháng 9-1945), ông về sống ở cung An Định cùng mẹ là bà Từ Cung, vợ là hoàng hậu Nam Phương và con cái, người hầu. Đầu thập niên 1950, bà Nam Phương cùng các con qua Pháp, bà Từ Cung ở đây cho đến năm 1955 cung An Định bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu. Từ 1975 - 2001, cung An Định được sử dụng làm nhà văn hóa lao động tỉnh. Có thể nói suốt gần 60 năm, tòa lâu đài này không được trùng tu bảo dưỡng gì nên đã xuống cấp nghiêm trọng, sáu bức tranh tường cũng bị sứt mẻ, phai nhạt sắc màu. Năm 2001, cung An Định được trùng tu nhân tổ chức lễ hội Festival Huế 2002. Năm 2003, Đại sứ quán Cộng hòa liên bang Đức đã tài trợ 17.000 euro để phục chế sáu bức tranh tường cổ quí hiếm ở cung An Định. Năm chuyên gia phục chế di tích người Đức, bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại đã nghiên cứu, phân tích và phục chế trong suốt ba tháng trời, nhờ đó các bức tranh mới hiện lên sinh động như hiện nay (nhưng liệu có đúng như nguyên tác?). Tuy nhiên, chung quanh sáu bức tranh này đến bây giờ còn có hai câu hỏi chưa ai giải thích thỏa đáng. Thứ nhất, bức tranh thứ sáu vẽ phủ đệ hay khu lăng mộ nào? Thứ hai, ai là tác giả của sáu bức tranh này? Về câu hỏi thứ nhất, theo ông Phùng Phu, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, do cung An Định được vua Khải Định xây dựng khi mới lên ngôi, lúc đó ông chưa xây lăng cho mình nên tranh thứ sáu không thể vẽ lăng Khải Định mà có thể vẽ một phủ đệ nào đó có tầm quan trọng đặc biệt với triều đình và bản thân Bửu Đảo (?). Còn tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, giám đốc Bảo tàng Cổ vật Huế, cho rằng có thể bức tranh đó vẽ lăng Khải Định khi đang ở dạng phác thảo trên bản vẽ. Theo ông Sơn, lúc khánh thành cung An Định, vua Khải Định 33 tuổi, đã bắt đầu cho thiết kế lăng. Sở dĩ bức họa không giống với lăng Khải Định hiện nay vì sau chuyến đi Pháp về, Khải Định đã cho thay đổi thiết kế lăng theo kiểu phương Tây, đồ sộ hơn nên không còn giống với bức tranh đã vẽ. Câu hỏi sau càng khó lý giải hơn. Theo các tác giả sách Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 1992), những tác phẩm này là của họa sĩ Lê Quang Duyệt. Còn sách Mỹ thuật Huế (Viện Mỹ thuật và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế xuất bản, 1992) lại cho rằng đây là tranh của các họa sĩ VN đương thời (thế kỷ 20) như Lê Duy Hiến, Tôn Thất Sa... Do trên tranh không có chữ ký họa sĩ, thật khó biết căn cứ vào đâu để xác định tác giả. Chỉ đến khi trùng tu sáu bức tranh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ở góc một trong sáu bức tranh có chữ ký tên Nguyễn Văn Ngoan (hay Ngoãn?). KTS Phùng Phu cho biết nếu đúng là họa sĩ Nguyễn Văn Ngoãn thì đây là một trong những họa sĩ đã tốt nghiệp Trường cao Phóng tođẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội trong những khóa đầu tiên. Nhưng vấn đề rắc rối ở chỗ họa sĩ Nguyễn Văn Ngoãn tốt nghiệp năm 1934, khi cung An Định đã được xây xong từ lâu và Khải Định cũng đã qua đời; và ông Ngoãn sẽ không bao giờ ký tên của mình vào bản vẽ của người khác nếu được mời sửa chữa hay vẽ lại. Còn nếu như những bức tranh này được vẽ sau năm 1934, do ý tưởng của Bảo Đại chẳng hạn, thì bức tranh thứ sáu phải được vẽ đúng như nó chứ! Lại có ý kiến rằng cũng có thể họa sĩ Nguyễn Văn Ngoãn khi chưa đi học Trường Mỹ thuật Đông Dương đã được triều đình Huế trưng dụng... Hai câu hỏi trên nhất định sẽ được làm sáng tỏ. Đây là công việc của các nhà nghiên cứu văn hóa Huế cũng như các nhà nghiên cứu mỹ thuật.
Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành 'đại gia' NGUYỄN TRÍ 26/11/2024 Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi 'chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'.
Bất động sản, ai ai cũng... khóc ÁI NHÂN 26/11/2024 Lâu nay nhiều người cứ nghĩ làm bất động sản dễ ăn lắm, giá nhà đất cứ lên vù vù mới có chuyện "một người cười, chín người đau".
Những triền đồi phủ hồng khiến du khách xôn xao đến Đà Lạt M.V 26/11/2024 Mùa nắng lạnh, Đà Lạt lung linh những triền đồi phủ hồng khiến du khách xôn xao tìm đến.
Viện kiểm sát đề nghị xem xét lại tình tiết 'thành khẩn khai báo' của cựu vụ phó Nguyễn Lộc An TUYẾT MAI 26/11/2024 Chiều 26-11, đối đáp với luật sư, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM cho rằng việc đưa tiền, tài sản của bà Hạnh đều gắn với các việc làm cụ thể của các bị cáo nhận hối lộ và đề nghị xem lại tình tiết thành khẩn khai báo của ông Nguyễn Lộc An.