Làng phơi lá buông

TOẠI NGUYỄN 12/07/2011 10:07 GMT+7

TTCT - Làng phơi lá buông (xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) nằm kề cửa khẩu Hoa Lư. Hơn 10 năm trước, nhiều người đến đây làm thuê cho các chủ bãi được cấp chỗ ở trong những căn nhà lá tạm bợ, dần dà trở thành làng.

Phóng to
Phơi lá buông. Mùa nắng, lá buông chỉ cần phơi khoảng ba ngày là khô. Mùa mưa thì vất vả hơn, người phơi phải mất khá nhiều thời gian mang lá ra phơi khô - Ảnh: Toại Nguyễn

Lá buông được chủ bãi lá mua từ Campuchia, đưa về qua cửa khẩu Hoa Lư, sau đó được phơi trên bốn bãi: Phú Lâm, bà Hà, bà Tám Hạnh, ông Lợi. Mỗi tuần có hàng chục tấn lá tươi được chở về làng. Công việc phơi lá buông tưởng chừng đơn giản nhưng khá nặng nhọc. Người phơi lá lao động quần quật cả ngày: xé lá để phơi, khoảng ba ngày sau lá khô thì kèo lá và chuyển đi. Một người làm hết sức thu nhập khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Lá buông được dùng chằm nón, đan túi xách và làm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ.

Làng phơi lá buông ở Lộc Hòa cung cấp nguyên liệu chính cho làng nón Gò Găng (Bình Định) và nhiều làng nón ở Huế, các tỉnh Tây Nam bộ… Lá buông còn được người Khmer sử dụng để viết kinh Phật, có thể lưu giữ cả trăm năm.

Ông Võ Văn Mối, quê Đồng Tháp, cho biết: “Cuối năm ngoái, những gia đình đến đây từ hơn 10 năm trước đều đã được nhập hộ khẩu, con cái được đến trường học. Nhưng tất cả nhà cửa ở đây đều tạm bợ. Chúng tôi sống với nghề phơi lá buông nhưng nghe nói vài năm nữa cửa khẩu Hoa Lư sẽ được quy hoạch hoàn chỉnh, lúc đó chẳng biết đi đâu về đâu…”

Phóng to
Sáng sớm, những xe lá buông tươi được nhập qua cửa khẩu Hoa Lư - Bình Phước. Mỗi tuần làng phơi hàng chục tấn lá tươi
Phóng to
Mùa nắng, chỉ cần phơi lá buông khoảng ba ngày là khô, mùa mưa phơi lá vất vả hơn. Lá buông được phân hai loại, lá thân và lá ngọn có giá tiền khác nhau
Phóng to
Chập tối, cha con ông Lê Văn Thân chuyển lá buông khô vào nhà
Phóng to

Cha con ông Võ Văn Mối kèo lá buông khô bằng tay

Phóng to
Anh Hoàng Văn Cao (34 tuổi, quê Quảng Trị) là một trong những người 10 năm trước lên vùng đất Lộc Hòa lập nghiệp. Anh từng có hai năm đến Tân Biên, Tây Ninh phơi lá buông, nhưng sau về lại Lộc Hòa vì số lượng lá buông tươi nhập khẩu ở Tây Ninh không nhiều, không có công việc làm
Phóng to

Lá buông được chuyển đi bán làm nguyên liệu ở những nơi làm nghề thủ công trên khắp cả nước

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận