Đường đi của cơn bão

NGÔ ĐƯỢC 02/10/2005 19:10 GMT+7

TT - Ngày nay, với các vệ tinh khí tượng và các vệ tinh địa tĩnh nằm dày đặc trên không gian, các nhà khí tượng đã có thể dự báo khá chính xác và khá sớm, nhờ đó giúp phòng chống bão tốt hơn. Chúng ta thử truy cập vào những trang web và có thể chọn xem hình ảnh từ vệ tinh về nhiều cơn bão cùng những dự báo. (www.goes.noaa.gov; www.mssl.ucl.ac.uk).

Current Satellite Images

Region

Image Type

Atlantic

IR

Visible

Atlantic

WV

IR En

NE Pacific

IR

Visible

NW Pacific

IR

W Vapour

Indian Ocean

IR

Visible

W Australia

IR

W Vapour

E Australia

IR

W Vapour

S Pacific

IR

W Vapour

Ngay từ lúc cơn bão chưa bắt đầu, mới chỉ là vùng áp thấp nhiệt đới, các chuyên gia đã đưa một bản đồ dự báo hướng đi của bão, gọi là track of storm. Trên bảng này, người ta chia màu và cấp độ của bão theo chuẩn quốc tế để mọi người có thể đọc và hiểu. Ta có thể quan sát ở hình sau:

Phóng to

Bảng sau sẽ cho chúng ta biết cấp độ, vị trí cùng màu sắc tương ứng của bão:

Phóng to

Dữ liệu của bão nhiệt đới Damrey (bão số 7)

Phóng to

Ghi chú: Áp thấp nhiệt đới (Tropical Depression) có ký hiệu TD; bão nhiệt đới (Tropical Storm) có ký hiệu TS

Và một số hình ảnh về đường đi cũng sẽ thể hiện qua các ảnh như sau. Hoặc chúng ta có thể bấm chuột vào các ký hiệu To 12 hrs hoặc To 24 hrs, hình ảnh sẽ xuất hiện đường đi và cường độ cơn bão thể hiện qua màu sắc tùy từng cấp độ.

Bão dự báo vào đảo Hải Nam có cấp độ 3 vì lúc này vùng biển ở gần Hải Nam nhiệt độ khoảng 27,5 - 280C. Do biển ấm, cơn bão được tiếp thêm năng lượng và đã mạnh lên thành bão cấp 2. Và dự báo khi bão vào Việt Nam sẽ giảm xuống thành một cơn bão nhiệt đới (TS).

Phóng to

Phóng to

Một hình ảnh chi tiết khác của bão đổ bộ vào nước ta như sau: tâm bão đi vào tỉnh Thanh Hóa và các vùng ảnh hưởng với những tỉ lệ sức mạnh của bão:

Phóng to

Khi đổ bộ vào đất liền bão sẽ suy yếu và tan dần. Đó có phải vì bị ma sát với cây cối, địa hình? Trong thực tế bão bị mất đi nguồn năng lượng rất lớn là độ ẩm và nhiệt độ do đại dương cung cấp. Đây chính là nguồn năng lượng chủ yếu gây mưa dông, kích thích hình thành cơn bão nên khi bão vào đất liền sẽ bị yếu và tan dần.

Như đã nêu ở trên, Trái đất càng ấm đi do hiệu ứng nhà kính, bão càng xảy ra thường xuyên trên cục diện toàn cầu. Còn ở từng khu vực, địa phương, khi rừng phòng hộ, rừng tự nhiên càng “trụi lá”, thậm chí bị con người đánh bật gốc, bão càng bớt bị cản, càng hung hãn. Chúng ta phải gánh chịu sự trả thù của thiên nhiên một khi chúng ta không tôn trọng nó và hậu quả để lại sau một cơn bão thật là khủng khiếp.

Trong thập niên vừa qua, các nhà khoa học luôn cảnh báo thế giới: khí thải ngày càng nhiều càng gây hiệu ứng nhà kính làm cho băng hai cực tan nhanh và Trái đất ấm dần. Trái đất đã tăng từ 1 - 20C, trong khi đó nhiệt độ của đại dương chỉ cần tăng thêm 0,50C, tức là trên 260C ở những vùng nước sâu trên 50m, là bão có thể xảy ra. Do vậy, những năm gần đây bão ngày càng nhiều và cường độ càng ác liệt hơn. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, cơn bão số 7 ở VN (còn có tên Damrey) là cơn bão 18 ở khu vực tây Thái Bình Dương. Đây được xem là cơn bão mạnh nhất từ năm 1973 đến nay đổ bộ vào Hải Nam (Trung Quốc) và cũng là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào nước ta trong 10 năm qua.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận