TTCT - Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, số lượng vận động viên nữ chiếm hơn 300 trong số 639 VĐV của 28 môn thi đấu. Trung Quốc muốn giới thiệu hình ảnh những người phụ nữ vừa là biểu tượng của văn hóa truyền thống, vừa mang nét đẹp hiện đại trong một xã hội toàn cầu hóa.

Phóng to
VĐV Guo Jingling của Trung Quốc
TTCT - Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, số lượng vận động viên nữ chiếm hơn 300 trong số 639 VĐV của 28 môn thi đấu. Trung Quốc muốn giới thiệu hình ảnh những người phụ nữ vừa là biểu tượng của văn hóa truyền thống, vừa mang nét đẹp hiện đại trong một xã hội toàn cầu hóa.

Mao Trạch Đông từng vẽ ra viễn cảnh cho phụ nữ Trung Quốc bằng câu nói: “Phụ nữ nâng nửa bầu trời”, nhưng trong thể thao thì dường như các VĐV nữ đã làm được nhiều hơn thế. Tân Hoa xã từng mô tả: họ làm lu mờ nam giới trong các Á vận hội và Thế vận hội. Trong tổng số huy chương vàng mà Trung Quốc giành được tại sáu kỳ Olympic từ năm 1984-2004, họ đã giành được 66, nam chỉ được 44.

Thành tích của các VĐV nữ hàng đầu Trung Quốc trong thập niên 1990 là chưa có tiền lệ trong lịch sử thể thao, từ chạy đến bơi lội, từ nâng tạ và cờ vua đến bóng rổ và bóng chuyền, từ cầu lông và thể dục dụng cụ đến bóng đá. Không chỉ biến mình từ “những người không ai biết đến” thành những nhà vô địch và phá kỷ lục thế giới, họ còn vượt xa nam giới trong làng thể thao thế giới.

Chỉ riêng môn chạy, năm 1993 các VĐV nữ giành được ba danh hiệu vô địch thế giới, lập ba kỷ lục trong nước và ba kỷ lục thế giới, tham gia bốn cuộc thi marathon thế giới và chiếm bốn vị trí đầu bảng. Ở cuộc thi vô địch thế giới môn marathon tại Stuttgart, họ cũng giành bốn huy chương vàng (trong khi các nam VĐV không giành được huy chương vàng nào), đưa Trung Quốc lên hạng nhì bảng tổng sắp huy chương chỉ sau Mỹ, vượt qua Nga, Đức và Anh.

Trước Cách mạng dân chủ 1911, phụ nữ Trung Quốc chỉ đóng vai trò bên lề vì họ là những người bị áp bức, thụ động và im lặng. Chỉ đến phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) lần đầu tiên người phụ nữ đã dám xuống đường gia nhập đoàn biểu tình đòi khoa học và dân chủ.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền vào năm 1949, địa vị của phụ nữ đã được cải thiện nhiều (Luật hôn nhân năm 1950, Luật bầu cử năm 1953, quyền sở hữu và thừa kế tài sản bình đẳng như nam giới). Phụ nữ được khuyến khích tham gia xã hội.

Thế nhưng, cuộc sống của phụ nữ ở thành thị trong thế giới “Trung Quốc giàu” và của những phụ nữ lớn lên trong thế giới “Trung Hoa nghèo” ở nông thôn vẫn còn những khoảng cách...

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận