Sương mù của chiến tranh

DANH ĐỨC 08/03/2004 02:03 GMT+7

TTCN - Đó là tựa đề của bộ phim vừa đoạt giải Oscar phim tài liệu hay nhất. Bộ phim đưa người xem đến với cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara của hai chính quyền Kennedy và Johnson, cùng những hoài niệm về các cuộc chiến tranh lớn của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Giải Oscar cho bộ phim này phải chăng phản ánh một cái nhìn nữa về chiến tranh ở Mỹ?

Phóng to
McNamara
TTCN - Đó là tựa đề của bộ phim vừa đoạt giải Oscar phim tài liệu hay nhất. Bộ phim đưa người xem đến với cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ McNamara của hai chính quyền Kennedy và Johnson, cùng những hoài niệm về các cuộc chiến tranh lớn của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Giải Oscar cho bộ phim này phải chăng phản ánh một cái nhìn nữa về chiến tranh ở Mỹ?

Nhật báo The New York Times đã giới thiệu như sau về bộ phim này: “Nếu có một bộ phim nào cần được các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự nghiên cứu về thời khắc lịch sử dối trá đó, thì đó chính là bộ phim Sương mù của chiến tranh này”. Paul Klenk, một nhà phê bình điện ảnh Mỹ, gọi bộ phim này là “những thảm kịch và hiển hách của thế kỷ 20”. I

MDb (Trung tâm Dữ kiện điện ảnh trên mạng của Hoa Kỳ) viết: “Người xem nhìn lại xem McNamara đã suy nghĩ như thế nào. Một người tự nhận là phải phần nào chịu trách nhiệm về cái chết của 3.400.000 người Việt, binh sĩ và thường dân cả Bắc lẫn Nam, và của 58.000 binh sĩ Mỹ tại VN. Cũng như về cái chết của hàng trăm ngàn (hay là hàng triệu) thường dân Nhật trong các cuộc ném bom lên các thành phố Nhật Bản năm 1945. Thật khó mà hình dung được con người có vẻ như “hiền lành” đó với những kinh hoàng mà McNamara đã góp phần gây ra. Chính điều này càng khiến ông ta dễ sợ hơn”.

Nói cho ngay, nếu gán cho McNamara những trách nhiệm về cả những cuộc ném bom ở Nhật Bản có lẽ hơi quá đáng: năm 1943 khi Mỹ - Nhật bắt đầu đánh nhau kịch liệt, McNamara mới chỉ đeo lon đại úy không quân, năm 1946 giải ngũ mới chỉ lon trung tá. Thế nhưng, có lẽ những người làm phim trình bày lại McNamara trong cả cuộc đời của mình, trong đó có khoảng thời gian tham chiến chống Nhật Bản, đã muốn liên kết tất cả các cuộc chiến tranh đó lại với nhau trong điều mà họ gọi là “lớp sương mù” bao phủ sự thật về chiến tranh.

Đây là lần thứ hai công chúng được chứng kiến một sự “nhìn lại quá khứ” từ phía ông McNamara. Lần trước là quyển hồi ký Nhìn lại: thảm kịch và bài học từ VN. Lần này là một bộ phim về McNamara cùng các đoạn phỏng vấn. Lần trước chính McNamara tự ý viết ra. Lần này do thiên hạ (ở đây là đạo diễn Errol Morris) “ráp nối”. Khác biệt giữa quyển hồi ký và bộ phim là ở chỗ đó. Và còn là nay không chỉ người trong cuộc muốn cởi bỏ quá khứ mà chính xã hội (cho dù là một cá nhân đạo diễn hay nhóm làm phim) muốn giũ bỏ quá khứ đó bằng cách vén màn sự thật. Có thể tin rằng việc các giám khảo Oscar bỏ phiếu cho phim này chính là từ một sự đồng thuận của xã hội về nhu cầu giũ bỏ đó.

Có thể thấy nhu cầu giũ bỏ này qua một điện thư góp ý về cuốn phim: “Đối với những người thuộc thế hệ của tôi, bộ phim này khiến dựng tóc gáy. Ngài McNamara trong suốt bộ phim dông dài giải thích về vai trò của mình đối với một trong những thất bại chính trị - quân sự đối ngoại thê thảm nhất mà chúng ta đã phải chứng kiến. Thế nhưng ông ta đã thất bại: càng giải thích, càng tự buộc tội mình. Tôi nghĩ rằng ông ta đã không ý thức rằng chính ông ta đã tự tố cáo mình. Ông ta đã chẳng bao giờ xin lỗi…

Khi được hỏi có bao nhiêu binh sĩ Mỹ chết trận cho đến khi ông ta bị cách chức vào năm 1967, ít lâu trước cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, ông ta tự an ủi là “không đầy 50% trên tổng số 58.000 người” thuộc thế hệ của tôi đã phải chết ở đó… Bất cứ ai còn trẻ cần đi xem phim này như là một bài học ngoại khóa, cần lưu ý rằng tình hình hiện nay cũng na ná như vậy. Đáng ghi nhớ điều đó, nhất là khi đang đến tuổi quân dịch. Đó là lý do tại sao tôi dắt con trai tôi cùng đi xem. Để học hỏi từ lịch sử của (thế hệ) chúng tôi...”.

Trong những tháng qua, tại Mỹ, rồi thì tại Anh, gần đây tại Úc, đã dấy lên yêu cầu vén màn sương mù của cuộc chiến tranh Iraq. Thật ra kinh nghiệm cho thấy rồi cũng chẳng đi đến đâu, dễ gì mà truất phế một tổng thống đương quyền! Thế nhưng, tại sao những sự dối trá lại cứ được diễn ra, giá bằng máu của bao người vô tội “khi - không - bị - trở - thành - đối -phương” và cả của binh sĩ Mỹ?

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận