TTCT - Lâu nay, có một thực tế là tài nguyên quốc gia đã bị khai thác, phân phối một cách không rõ ràng. Chẳng hạn, than - một thời được coi là “vàng đen” của đất nước - bên cạnh được Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam khai thác, phục vụ nhiệm vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu thì có một khối lượng tương đương bị các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép và xuất khẩu tiểu ngạch. Trong khi đó, dầu mỏ - “vàng đen” mới - dù không bị tổ chức hay cá nhân nào khai thác trái phép, nhưng dường như mang lại quá nhiều lợi ích cho một nhóm nhỏ người làm việc trong ngành này và một số tổ chức nước ngoài liên doanh. Rõ ràng sự phân phối tài sản chung của toàn dân đối với hai nguồn tài nguyên chủ yếu của quốc gia đã rất không công bằng. Ngay cả công nhân ngành than hằng ngày vẫn phải đối mặt với nguy hiểm thì sự đãi ngộ dành cho họ vẫn chưa thỏa đáng. Trái lại, công nhân ngành dầu khí có thu nhập cao hơn nhiều; đặc biệt, những người nắm quyền lãnh đạo ngành này còn mặc nhiên được nhiều quyền lợi mà các ngành khác phải mơ ước... Tức là về chính sách và sự thừa nhận của xã hội, sự thụ hưởng đối với những người trực tiếp quản lý, khai thác tài nguyên quốc gia cũng đã có khác biệt không nhỏ. Nhìn rộng hơn, đã có không ít vụ khai thác quặng titan, quặng wolfram hay vàng... trái phép. Ngay cả những tài nguyên chưa được coi là quí hiếm và quan trọng như cát, nước ngầm... cũng bị khai thác tùy tiện, thô bạo và thiếu sự quản lý. Điều này có nghĩa là bản thân các đơn vị được giao quản lý tài nguyên quốc gia đã chưa làm tròn nhiệm vụ của mình, kể cả cấp quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp. Sự yếu kém này không chỉ gây thất thoát và lãng phí tài nguyên, làm tổn hại môi trường, gây ra những bất ổn về xã hội mà còn làm sự phân phối, thụ hưởng tài nguyên chung của người dân trở nên không công bằng. Thực tế đó đòi hỏi Chính phủ phải tính toán lại việc chia sẻ lợi ích từ nguồn tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, tài nguyên là của toàn dân, chứ không phải của riêng tổ chức hay cá nhân nào. Mà đã là của toàn dân thì dù có mức độ khác nhau, toàn dân đều phải được hưởng từ nguồn lợi đó. Không thể chấp nhận tình trạng một bộ phận nào đó lén lút khai thác tài nguyên rồi còn manh động chống lại cơ quan quản lý. Cũng như thật khó chấp nhận tình trạng những người phải đổ công sức vào khai thác tài nguyên như nhau nhưng lại không được nhận quyền lợi như nhau. Có sự bình đẳng (tất nhiên chỉ tương đối) trong phân phối tài nguyên quốc gia thì mới có sự bình đẳng xã hội.
Lãng phí từ 'mâm cơm liên hoan' đến dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 THÀNH CHUNG 23/05/2025 Đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu rõ có một hiện tượng lãng phí tưởng nhỏ nhưng lại rất lớn, đó là lãng phí các mâm cơm liên hoan, chiêu đãi... ở không ít nơi.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật DƯƠNG LIỄU 23/05/2025 Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng DƯƠNG LIỄU 23/05/2025 Nén đau thương đồng ý hiến tạng chồng sau khi chết não để cứu sống những người bệnh khác, người vợ khiến nhiều người nghẹn ngào khi quỳ gối tiễn biệt tạng chồng trước khi rời khỏi bệnh viện.
Bí thư Bình Định: Chốt danh sách lãnh đạo 58 xã phường, cho '1 năm thử thách' TẤN LỰC 23/05/2025 Ông Hồ Quốc Dũng, bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho hay Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa chốt danh sách lãnh đạo 58 xã phường và cho các lãnh đạo xã mới 1 năm thử thách.