TTCT - Bạo hành luôn mang tới những trải nghiệm đớn đau, nhưng tác động và ảnh hưởng nhất là trong giai đoạn cá nhân ở tuổi thơ. Một nhà tâm lý học người New Zealand đang làm việc tại Việt Nam có lần chia sẻ cô sợ ăn thịt, vì lúc bé cha cô chăn cừu lấy lông và giết thịt. Công việc bình thường của người cha đã in đậm vào tâm trí non nớt của cô bé tiếng kêu đau khổ của những con cừu khi bị giết. Phóng to Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ. Điều có thể thay đổi chính là thái độ với quá khứ, nhất là những trải nghiệm đau đớn. Nếu việc tạo ra quá khứ đau thương phần lớn bị tác động bởi người khác, thì sự thay đổi thái độ đối với quá khứ lại là trách nhiệm của chính người bị tổn thương. Hành trình hơn 30 năm cuộc đời đi tìm câu trả lời cho những trận đòn roi trong quá khứ của nhân vật trong bài báo “Đứa trẻ cần được tha thứ” (TTCT 1-1-2010) là một trường hợp điển hình. Người bị tổn thương trong quá khứ dễ mang mặc cảm tội lỗi bởi hệ quả từ những tổn thương trong quá khứ gây ra như nghiện rượu, nghiện ma túy, nóng giận với người khác... Điều này khiến cá nhân bị “lạc lối” do không thấy đúng được nguyên nhân sâu xa của vấn đề mình cũng là một nạn nhân. Trong quyển sách Tiến trình thành nhân, nhà tâm lý học người Mỹ Carl Roger đã kể về một trường hợp trị liệu cho một thân chủ bị nghiện rượu do cha đánh đập và bắt ép uống rượu lúc còn bé. Quá trình trị liệu diễn ra với nhiều cuộc trò chuyện rất khó khăn giữa thân chủ và nhà tư vấn để tìm về ký ức tuổi thơ bị tổn thương, để bày tỏ những cảm xúc tâm trạng hiện tại. Quá trình này một mặt đòi hỏi sự kiên trì, hợp tác của thân chủ, mặt khác đòi hỏi nhà tư vấn phải là một “tấm gương” trong suốt giúp thân chủ soi rọi chính cuộc đời mình và xây dựng một hình ảnh mới cho bản thân. Roger là người đã sáng lập trường phái trị liệu nhân văn, yêu cầu nhà tư vấn phải có khả năng lắng nghe thấu hiểu gần như tuyệt đối để giúp thân chủ tự nhận thấy vấn đề và tự quyết định cuộc đời của chính mình. Đích đến của quá trình trị liệu là giúp thân chủ biết tha thứ cho chính mình, sau đó là khoan dung những người “gây hại”. Để có thái độ ứng xử tốt với quá khứ đau thương, nỗ lực tự thân của người bị tổn thương sẽ gặp khó khăn rất nhiều nếu xã hội không có những dịch vụ hỗ trợ phù hợp. Những chấn thương tâm lý ở tuổi thanh thiếu niên hiện nay (chán học, chán sống, không có ước mơ mục đích sống, nghiện game, nghiện sex...) ngày càng phổ biến. Một trong những nguyên nhân là do chính cha mẹ và thầy cô của các em cũng chưa được trang bị những năng lực cần thiết để đối diện những áp lực của cuộc sống hiện đại.
Đánh sập đường dây đa cấp với 107.000 người Việt tham gia, có bán thực phẩm chứa chất cấm CHÍ TUỆ 23/05/2025 Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp xuyên quốc gia, với hơn 107.000 người Việt Nam tham gia. Đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, thu lợi bất chính hàng nghìn tỉ đồng.
Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam do có dấu hiệu vi phạm pháp luật TTXVN 23/05/2025 Cơ quan công an phát hiện trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam, có tới 68% kênh, nhóm xấu độc. Nhiều hội, nhóm do các đối tượng chống đối, phản động lập ra. Xảy ra nhiều vụ lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy...
Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng DƯƠNG LIỄU 23/05/2025 Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục làm rõ các vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng.
Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa BÌNH KHÁNH 23/05/2025 Khi làm thị trường tiền số, quan trọng nhất là bảo mật, chống hacker. Nếu có sự cố bị hack mất tiền tỉ, thì tổ chức đó phải lấy vốn ra đền cho nhà đầu tư.