Tác phẩm Lộc Đỉnh ký của Kim Dung (Nhà xuất bản Tam Liên thư điếm - Bắc Kinh 1999) xây dựng thành công nhân vật Vi Tiểu Bảo thành hình tượng tiêu biểu của con người Trung Quốc hiện đại. Con người ấy đã dùng những thủ đoạn gì để cho vay và đòi nợ? Dàn cảnh đánh tình địch Vi Tiểu Bảo là một thái giám giả, được Khang Hy hoàng đế phong lên chức công tước Lộc Đỉnh Sơn, trở thành một thứ quyền thần khi chỉ mới hai mươi tuổi. Hắn say mê A Kha nhưng A Kha lại chỉ yêu Trịnh Khắc Sảng, con thứ của Diên Bình quận vương Trịnh Kinh ở Đài Loan chống đối triều đình Khang Hy. Khi gặp Trịnh Khắc Sảng, A Kha “Hai má ửng hồng ra chiều bẽn lẽn, hiển nhiên lòng rất đắc ý”. Vi Tiểu Bảo nổi ghen từ giây phút ấy, nghĩ bụng: “Lão gia phải dùng kế hoạch giết thằng này trước để thị thành gái góa rồi kết cục thị cũng về tay lão gia”. Hắn quyết tâm dàn cảnh đánh để vũ nhục họ Trịnh cho A Kha chứng kiến. Lần thứ nhất, hắn ra lệnh cho thuộc hạ trong Thanh Mộc đường đánh Trịnh Khắc Sảng. Vi Tiểu Bảo đặt hàng: “Phong đại ca hãy dạy cho hắn một bài học nhưng đừng đánh nặng quá”. Bọn Thanh Mộc đường tuân lệnh hương chủ, xưng là hảo hán núi Phục Ngưu tỉnh Hà Nam, nhào vào đánh họ Trịnh, xé áo quần khiến y gần như trần truồng. Họ dùng võ công ném Trịnh Khắc Sảng lên không, cho họ Trịnh bay như diều để mua vui cho Vi Tiểu Bảo. Phóng to Lần thứ hai, Vi Tiểu Bảo ra lệnh cho trùm mật thám Đa Long của hoàng cung: “Các vị đánh cho y một trận”. Bọn Đa Long vâng lệnh, lớn tiếng vu cáo Trịnh Khắc Sảng từng mượn chúng một vạn lạng bạc để đánh bài, chơi gái ở phủ Hà Gian. Trịnh Khắc Sảng cãi lại, bị chúng đánh tới tấp. Chịu đòn không nổi, họ Trịnh đành năn nỉ: “Vi hiền đệ có tiền cho ta mượn một vạn lạng”. Vi Tiểu Bảo rút ngân phiếu ra cho y mượn. Thế là Trịnh Khắc Sảng thiếu nợ, đành phải đem người tình A Kha gán nợ cho hắn. Lần thứ ba, thấy A Kha vẫn nhớ Trịnh Khắc Sảng, hắn nổi giận nghĩ bụng: “Con điếm thối này vẫn nghĩ tới thằng tiểu tử thối kia”. Hắn bèn đặt hàng cho bọn quần hùng Mộc vương phủ đánh họ Trịnh. Bọn này kiếm một cô gái xấu hoắc, bảo cô vu cáo Trịnh Khắc Sảng đã ngủ với cô. Rồi bọn họ đánh Trịnh Khắc Sảng, ép y phải bái đường thành thân với cô gái. Làm được ba vụ “thắng lợi” đó, Vi Tiểu Bảo mới đi công cán về Dương Châu. Tại đây, hắn gặp lại A Kha. Hắn đổ rượu có pha thuốc mê cho cô uống và chiếm đoạt cô. A Kha mang thai, trở thành vợ của hắn. Giấy nợ ảo phải trả nợ thật Trời xui đất khiến thế nào không biết, trên đảo hoang, Trịnh Khắc Sảng lại chạm mặt với hắn. Họ Trịnh rút kiếm đâm chết Trần Cận Nam mà Trần Cận Nam là sư phụ Vi Tiểu Bảo. Trước khi chết, Trần dặn Vi Tiểu Bảo không được giết Trịnh Khắc Sảng để trả thù: “Y có thể vô tình chứ ta không thể bất nghĩa”. Tuân lệnh thầy, hắn không giết Trịnh Khắc Sảng. Nhưng để trả thù, hắn xòe tay ra... đòi họ Trịnh phải trả ngay một vạn lạng bạc nợ! Trịnh Khắc Sảng nào có đồng bạc dính túi mà trả nợ, hạ mình năn nỉ hắn cho khất. Hắn đòi chặt một tay, một chân của họ Trịnh để làm vật gán nợ. Dọa cho họ Trịnh sợ đến té đái vãi phân, Vi Tiểu Bảo mới ra điều kiện. Hắn buộc Trịnh Khắc Sảng phải đem mẹ, cha, bà nội ra gán nợ; kêu giá mỗi người 100 vạn lạng bạc. Riêng bà ngoại của Trịnh Khắc Sảng đã chết; hắn bớt cho còn 80 vạn lạng. Tổng cộng Trịnh Khắc Sảng thiếu hắn 380 vạn lạng. Hắn buộc họ Trịnh viết giấy nợ tại chỗ. Trên đảo hoang làm gì có giấy bút? Hắn lấy trủy thủ cắt đứt ngón tay trỏ của họ Trịnh. Trịnh Khắc Sảng vừa sợ, vừa đau, đành dùng máu viết đại lên tấm vải xé từ áo một người chết: “Thiếu ba trăm tám chục vạn lạng bạc. Trịnh Khắc Sảng ký”. Vi Tiểu Bảo nhận giấy nợ, đưa cho vợ bé là Song Nhi cất giữ rồi đá đít cho họ Trịnh đi. Trịnh Khắc Sảng mừng vì giữ được mạng sống. Y hy vọng về Đài Loan ở thì sẽ không bao giờ chạm mặt Vi Tiểu Bảo lần nữa. Thế nhưng Khang Hy bình định được Đài Loan; Trịnh Khắc Sảng phải đầu hàng. Y bị triệu về Bắc Kinh, được Khang Hy phong cho cái tước ấm ớ Hải trừng công. Tước của y là công tước ngang tầm Vi Tiểu Bảo nhưng y chỉ là hàng thần lơ láo, ngày nào cũng nơm nớp sợ Lộc Đỉnh công Vi Tiểu Bảo tới “thăm”. Vi Tiểu Bảo không bao giờ làm chuyện đơn giản như thế. Hắn nghĩ ra cách hành hạ Trịnh Khắc Sảng cho bõ ghét. Hắn gọi ngự tiền tổng quản Đa Long tới, dạy Đa Long cách đòi nợ Trịnh Khắc Sảng giùm hắn. Hắn nói: “Thân vương hay bối lặc, thiếu nợ là phải trả tiền. Y từng làm vương gia Đài Loan, mỗi ngày liếm láp ít ra cũng một trăm vạn lạng”. Hắn đưa giấy nợ 380 vạn lạng cho Đa Long, bảo Đa Long buộc họ Trịnh “Biến nợ chẵn thành nợ lẻ, chủ nợ ghi tên các anh em thị vệ. Ai đòi được nợ, người ấy được hưởng”. Đa Long làm đúng theo kịch bản của Vi Tiểu Bảo. Thương thay cho Trịnh Khắc Sảng phải ký hàng ngàn giấy nợ lẻ. Ngày nào y cũng phải tiếp bọn thị vệ trong hoàng cung đến nhà đòi nợ. Y sống không sống được, chết chẳng chết cho, ngày đêm lo rầu, gia tài khánh kiệt. Đợi bọn thị vệ hành hạ Trịnh Khắc Sảng một thời gian dài, Vi Tiểu Bảo mới đích thân tới “thăm” họ Trịnh. Trịnh Khắc Sảng phải quỳ mà tiếp hắn. Hắn thấy “Một lão già lưng còng hông vẹo, đầu bạc hoa râm, vẻ mặt tiều tụy, đuôi mắt đầy vết nhăn” thì mừng còn hơn cả đòi được nợ. Hắn biết Đa Long và bọn thị vệ đã làm tốt công việc đòi nợ. Mà Đa Long và bọn thị vệ làm tốt công việc đòi nợ thật. Họ khiêng ra bốn rương lớn, chứa toàn vàng bạc châu báu, báo cáo với Vi Tiểu Bảo là đòi được trên 200 vạn lạng bạc! Vi Tiểu Bảo không ngờ giấy nợ ảo lại đẻ ra tiền thật nhiều đến vậy. Hắn cho Đa Long 100 vạn lạng để chia cho anh em thị vệ gọi là thảo trái phí (phí đòi nợ), lại tặng bọn kiêu kỵ doanh trong cung 30 vạn lạng để... nhậu chơi. Đa Long tuân lệnh, trích ra để chi phần ban thưởng, còn lại bao nhiêu đưa về dinh Vi Tiểu Bảo. Với thủ đoạn lưu manh, Vi Tiểu Bảo đã biến một người không hề mượn mình đồng bạc nào trở thành một con nợ tán gia bại sản. Trước hắn dùng vũ lực; sau hắn dùng quyền lực; cả hai thứ lực đều đem lại cho hắn nhiều thắng lợi lớn lao. Đó là thủ đoạn của giặc cướp ban ngày. Vi Tiểu Bảo đã chết gần 400 năm nhưng thủ đoạn cướp ngày của họ Vi thì còn lưu truyền nhiều đời, nhiều kiếp. Lộc là con hươu, tiêu biểu cho đất đai và bá tánh. Đỉnh là chiếc vạc có ba chân, tiêu biểu cho quyền lực. Trục lộc là đuổi hươu, để chỉ ý đồ chiếm đất dành dân. Tên gọi khác của trục lộc là chủ nghĩa bành trướng hay chủ nghĩa bá quyền. Lộc Đỉnh ký của Kim Dung viết về việc chiếm vùng Lộc Đỉnh Sơn - tên gọi một hòn núi phía Bắc Trung Quốc, vốn thuộc nước Nga. Người Trung Quốc đã chiếm được vùng này trước hòa ước Trung Nga 1667.
Cắt hầu bao các báo, đài công ở Mỹ: Khi khái niệm "của dân" được bảo vệ... NGUYỄN VŨ 13/05/2025 1336 từ
Xây dựng chương trình chuyển đổi xe điện cho toàn bộ tài xế công nghệ và giao hàng hai bánh ở TP.HCM THẢO LÊ 17/05/2025 Sau một tháng, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được tiếp tục làm việc với tập đoàn Vingroup để cập nhật tiến độ các đề án chuyển đổi xanh, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố AN VI 17/05/2025 Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.
444 đại biểu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác thắp sáng lý tưởng sống đẹp, sống có ích LÊ HUY 17/05/2025 444 đại biểu đến từ các tỉnh thành, đơn vị đang tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII, năm 2025 trong 3 ngày (16, 17 và 18-5) tại TP.HCM
Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm có 2,4 DƯƠNG LIỄU 17/05/2025 Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body (hộp 1 tuýp 100g) do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.