Kinh tế tuần hoàn

Tuổi Trẻ Cuối Tuần

Tám năm kể từ khi Ellen MacArthur, nhà sáng lập quỹ Ellen MacArthur Foundation, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại Davos 2012, nền kinh tế liên tục tái chế, tái sử dụng, dẫn đến không lãng phí tiếp tục thu hút quan tâm tại lần nhóm họp năm nay của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Kinh tế tuần hoàn bắt đầu từ thiết kế lại các chai nước tái chế

NHƯ BÌNH 23/10/2024 15:55 GMT+7

Mục tiêu của thiết kế sinh thái là tạo ra các vòng đời sản phẩm khép kín, giúp giảm thiểu tối đa nguyên liệu đầu vào, chất thải và ô nhiễm môi trường.

Kinh tế tuần hoàn bắt đầu từ thiết kế lại các chai nước tái chế - Ảnh 1.

Theo ông Erick Contreras, mỗi khi người tiêu dùng mua một thứ gì đó sử dụng một lần, hãy suy nghĩ lại về vật liệu nhựa đang được sử dụng - Ảnh: T.X.

Kiến nghị cần áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế sinh thái bắt buộc

Trong khuôn khổ Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh 2024 (GEFE) đang diễn ra ở TP.HCM, ông Hoàng Thành Vĩnh - cán bộ chương trình phụ trách Chất thải và Kinh tế tuần hoàn, UNDP Việt Nam - đã kiến nghị cần áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế sinh thái bắt buộc cho các sản phẩm và ngành có tác động lớn đến môi trường, như nhựa, dệt may, điện tử và vật liệu xây dựng.

Theo ông Vĩnh, điều này có thể tạo ra một điểm khởi đầu quan trọng cho việc thay đổi quy trình sản xuất và hành vi tiêu dùng. Chẳng hạn với thiết kế chai nhựa nước uống, hiện nhiều loại chai nhựa có nhãn dán đề can bị dính quá chặt, khó lột bỏ khỏi chai, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tái chế.

Trong khi thiết kế sinh thái là dùng nguyên liệu có thể dễ dàng tách khỏi chai mà không phải dùng hóa chất. "Bằng cách đặt ra các yêu cầu thiết kế cụ thể, như giới hạn các vật liệu nguy hại, nâng cao khả năng tái chế của sản phẩm, chính phủ có thể thúc đẩy các ngành công nghiệp hướng đến các thực hành bền vững hơn", ông Vĩnh nêu quan điểm.

Bà Betül Türel Erbay, trưởng phòng phát triển bao bì bền vững tại Huhtamaki, cho biết thêm hiện có rất nhiều chuyển đổi trong ngành bao bì. Các nhà sản xuất đang nỗ lực chuyển từ thiết kế nhiều lớp sang các giải pháp một lớp, dễ tái chế hơn.

Trong đó ưu tiên các giải pháp bao bì linh hoạt có thể tái chế, tái sử dụng và phân hủy sinh học, đảm bảo đáp ứng cả kỳ vọng của người tiêu dùng lẫn các nhu cầu về môi trường.

Tìm kiếm nguyên liệu thô mới

Theo các chuyên gia, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự bền vững, do đó Nhà nước cần đầu tư thêm nguồn lực để hỗ trợ hoạt động thu gom được tốt hơn, với mục tiêu tăng tỉ lệ tái chế và hàm lượng tái chế trong sản phẩm.

Ông Erick Contreras - tổng giám đốc của BASF Việt Nam - cho biết từ lâu ông đã hình thành thói quen sẽ không ghé mua cà phê nếu không cầm theo bình nước cá nhân hay phát hiện quán cà phê bán ly nhựa.

Giảm thiểu chất thải là một trong những trụ cột trong khung kinh tế tuần hoàn mà BASF Việt Nam đang xây dựng. Theo ông Erick Contreras, mỗi khi người tiêu dùng mua một thứ gì đó sử dụng một lần, hãy suy nghĩ lại về cách sử dụng vật liệu.

Để thực hiện kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất đang thực hiện chủ yếu theo cách tái chế cơ học. Tuy nhiên, quy trình tái chế cơ học đòi hỏi nhiều bước liên quan, bao gồm phân loại, súc rửa, tạo hạt lại và phối trộn trước khi vật liệu sẵn sàng để tái sử dụng. Mỗi bước đòi hỏi các hóa chất và công nghệ khác nhau cho các sản phẩm an toàn và chất lượng cao.

"Chúng tôi đang đặt mục tiêu cao hơn với sáng kiến phát triển các nguyên liệu thô mới từ rác thải, trong đó sử dụng nguyên liệu sinh khối để kéo dài tuổi thọ của tài nguyên và hướng đến mục tiêu tạo ra doanh thu 10 tỉ euro từ các giải pháp kinh tế tuần hoàn vào năm 2030", ông Erick Contreras nói thêm.

Theo các chuyên gia, để thực hiện hành vi hay xây dựng được kinh tế tuần hoàn, chính sách của Nhà nước không chỉ tạo ra các quy định mà còn cần phải có các biện pháp khuyến khích thị trường, không chỉ là các biện pháp về thuế mà còn là các biện pháp khác liên quan đến việc mua sắm công xanh (green public procurement).

Kinh tế tuần hoàn từ thiết kế chai nước tái chế - Ảnh 2.Chuyển đổi xanh là ưu tiên hàng đầu

Không phải ngẫu nhiên cơn siêu bão Yagi trong tháng 9 vừa qua được đề cập khá nhiều trong hầu hết các chia sẻ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024, được khai mạc ở TP.HCM ngày 21-10.

Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024 có mặt hơn 200 gian hàng từ 13 quốc gia

NHƯ BÌNH 21/10/2024 20:44 GMT+7

GEFE 2024 là sự kiện lớn nhất trong năm có ý nghĩa thúc đẩy các hợp tác chính phủ và doanh nghiệp giữa Việt Nam - EU cho hoạt động kinh tế xanh tại Việt Nam.

Việt Nam - EU: Sôi động hợp tác phát triển kinh tế xanh - Ảnh 1.

Phiên khai mạc của GEFE 2024 có sự tham gia của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, cùng nhiều lãnh đạo, đại diện cấp cao thuộc Liên minh châu Âu (EU) và các nước châu Âu vào sáng 21-10 - Ảnh: GEFE

Diễn ra từ ngày 21 đến 23-10, Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) năm 2024 gồm hoạt động triển lãm, hội thảo, cùng các phiên đối thoại cấp cao giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G), quy tụ nhiều chuyên gia, các đối tác đến từ những doanh nghiệp phát triển bền vững trong và ngoài nước.

Sự kiện thu hút hơn 200 gian hàng là các doanh nghiệp, tổ chức... đến từ 13 quốc gia, nhằm trình bày và quảng bá các sản phẩm, giải pháp đáp ứng được mục tiêu kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải tại Việt Nam.

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - EU

Trong khuôn khổ GEFE 2024, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với EuroCham tổ chức Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu với sự tham gia của gần 80 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và châu Âu.

Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú, việc triển khai các hoạt động kết nối giao thương, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh và chuyển giao công nghệ là hết sức quan trọng và cần được tăng cường. 

Ông Phú cho biết trong quan hệ hợp tác thương mại với thị trường châu Âu (EU), các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu, rộng hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng của thị trường này. 

Hiện Việt Nam trở thành quốc gia có thị phần xuất khẩu vào EU lớn nhất trong số các quốc gia khu vực ASEAN. 

Trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 24,7 tỉ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu từ EU đạt 7,7 tỉ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Về hợp tác đầu tư, EU là khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 6 tại Việt Nam với 2.450 dự án, tổng số vốn đầu tư lũy kế đạt hơn 28 tỉ euro. Thời gian qua, tuy dòng vốn FDI toàn cầu đang suy giảm, các doanh nghiệp EU vẫn nghiên cứu và triển khai các dự án đầu tư quan trọng tại Việt Nam. 

Việt Nam - EU: Sôi động hợp tác phát triển kinh tế xanh - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margaritis Schinas (giữa) tham quan các gian hàng tại GEFE sáng 21-10 - Ảnh: NGHI VŨ

Sôi động kinh tế xanh

Quan tâm đến chủ đề kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, Hà Lan mang đến GEFE 2024 gian hàng lớn nhất với hơn 50 doanh nghiệp chuyên về các lĩnh vực như quản lý nước, kinh tế tuần hoàn, logistics, nông nghiệp...

Đánh giá cao tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam, gian hàng của Anh cũng có 17 doanh nghiệp đại diện cho các lĩnh vực năng lượng như điện gió, hydrogen và lưu trữ năng lượng.

Thể hiện kỳ vọng trở thành đối tác chiến lược chủ chốt của Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi kinh tế xanh, các doanh nghiệp lớn của Pháp chuyên về mảng năng lượng và nguồn nước, cùng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, cũng tham gia bàn tròn thảo luận tại GEFE năm nay.

Đóng góp cho chuyển đổi xanh bằng yếu tố đổi mới sáng tạo, Thụy Sĩ giới thiệu đến sự kiện nhiều doanh nghiệp với các giải pháp kiến trúc đáp ứng được nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, sáng tạo tại Việt Nam như G8A Architecture & Urban Planning hay staBOO. "Cùng với các công ty Thụy Sĩ, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều hoạt động và thảo luận thú vị. Tôi trân trọng mời bạn đến cùng tôi thưởng thức cà phê và giao lưu với các công ty Thụy Sĩ, các đối tác và các khách tham quan khác", Đại sứ Thụy Sĩ Thomas Gass gửi lời mời.

Theo ông Ulrich Weigl, tham tán công sứ, trưởng phòng thương mại Phái đoàn Liên minh châu Âu, để thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh, EC đã xây dựng Thỏa thuận xanh châu Âu (EGD) theo cách tiếp cận chính sách/quy định toàn diện. Tuy nhiên, đây sẽ là những thách thức mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Việt Nam - EU: Sôi động hợp tác phát triển kinh tế xanh - Ảnh 3.

Tổng lãnh sự Hà Lan tại TP.HCM Daniel Stork trao đổi với khách tham quan gian hàng Hà Lan tại GEFE 2024 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Việt Nam - EU: Sôi động hợp tác phát triển kinh tế xanh - Ảnh 4.

Gian hàng của phái đoàn Anh tại GEFE 2024 - Ảnh: Tổng lãnh sự quán Anh tại TP.HCM

Việt Nam - EU: Sôi động hợp tác phát triển kinh tế xanh - Ảnh 5.TP.HCM tìm hợp tác công tư thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững

TP.HCM đang tái cơ cấu nền kinh tế hướng tăng trưởng xanh theo chuyển đổi số và công nghệ xanh, với mục tiêu trước mắt là giảm 10% lượng phát thải vào năm 2030.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đang đẩy mạnh chuyển đổi xanh

QUANG THẾ 27/06/2024 14:19 GMT+7

'Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đang đẩy mạnh chuyển đổi xanh phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế carbon thấp, hướng tới mục tiêu Net Zero'.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu khai mạc diễn đàn - Ảnh: VIỆT HẢI

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu khai mạc diễn đàn - Ảnh: VIỆT HẢI

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết như vậy tại diễn đàn "Nhà quản lý - nhà báo - doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường" lần thứ 8-2024 với chủ đề "Kinh tế xanh - trách nhiệm của nhà sản xuất", do báo Tài Nguyên & Môi Trường tổ chức sáng 27-6, tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã lấy kinh doanh xanh là chiến lược, lợi thế cạnh tranh. "Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đang đẩy mạnh chuyển đổi xanh phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế carbon thấp, hướng tới mục tiêu Net Zero", ông Thành nói.

Tuy nhiên, theo ông Thành, sự thay đổi này diễn ra chủ yếu ở khối các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khá nhiều nhưng chưa quan tâm thích đáng nên chưa có chuyển biến rõ nét.

Theo ông Thành, tất cả các ý kiến đóng góp, gợi ý của đại biểu sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu để phục vụ nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật về tài nguyên, môi trường.

Các diễn giả tham gia thảo luận tại diễn đàn - Ảnh: VIỆT HẢI

Các diễn giả tham gia thảo luận tại diễn đàn - Ảnh: VIỆT HẢI

Phát biểu tại diễn đàn, bà Chu Thị Kim Thanh - giám đốc vận hành Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) - cho biết: "Bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững cần sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng nhất".

Bên cạnh đó, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững chính là cách để doanh nghiệp gia tăng giá trị của mình. 

Kế hoạch năm 2024, PRO Việt Nam sẽ tổ chức thu gom, tái chế 70.000 tấn bao bì đã qua sử dụng cho các doanh nghiệp.

Bà Chu Thị Kim Thanh, giám đốc vận hành Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam - Ảnh: VIỆT HẢI

Bà Chu Thị Kim Thanh, giám đốc vận hành Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam - Ảnh: VIỆT HẢI

Phó bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Trần Quang Dũng cho biết đơn vị này luôn khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và trách nhiệm trong quá trình hoạt động.

"Chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, các công ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia. Đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ, cập nhật các công nghệ mới giúp giảm thiểu phát thải ra môi trường, hạn chế tối đa các rủi ro không mong muốn…", ông Dũng cho biết thêm.

Đáng chú ý, tại diễn đàn năm nay, lần đầu tiên Câu lạc bộ Báo chí phát triển xanh (thuộc Hội Nhà báo Việt Nam) do nhà báo Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phó chủ nhiệm thường trực câu lạc bộ - đã kêu gọi và truyền cảm hứng đến những người làm báo tham gia mạnh mẽ Giải thưởng báo chí phát triển xanh lần thứ nhất (năm 2023 - 2025).

Nhà báo Lê Xuân Trung, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, truyền cảm hứng đến những người làm báo - Ảnh: VIỆT HẢI

Nhà báo Lê Xuân Trung, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, truyền cảm hứng đến những người làm báo - Ảnh: VIỆT HẢI

Nhiều thành tựu về chuyển đổi xanh

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh. Điển hình như chuyển dịch năng lượng tích cực, trong đó năng lượng tái tạo chiếm khoảng 27,1% trong tổng công suất và 13,7% về sản lượng trong hệ thống điện toàn quốc.

Nếu so với mục tiêu đề ra đến năm 2030 đạt khoảng 15 - 20% và năm 2045 đạt khoảng 25 - 30% trong nghị quyết số 55-NQ/TW, công suất các nguồn năng lượng tái tạo có thể đạt được.

Tỉ trọng kinh tế số trong GDP của Việt Nam đến cuối năm 2023 đạt 16,5%. Tín dụng xanh tăng trưởng 20%/năm từ năm 2017 đến nay và chiếm gần 4,5% dư nợ của nền kinh tế năm 2023. Giai đoạn năm 2019 - 2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỉ USD trái phiếu xanh.

Năm 2023, Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) thu về 51,5 triệu USD. Năm 2022, cả nước có khoảng 240.000 ha canh tác hữu cơ (trong khi năm 2016 chỉ là 77.000 ha) và có 59/63 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai nông nghiệp hữu cơ…

Cần chính sách ổn định, minh bạch cho chuyển đổi xanh để phát triển bền vữngCần chính sách ổn định, minh bạch cho chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

Để tăng cường sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, Chính phủ Việt Nam nên tập trung vào việc cải cách chính sách.

Thế giới đang cần kinh tế tuần hoàn

NGUYÊN HẠNH 05/03/2020 03:03 GMT+7

TTCT - “Thế giới đang cần một nền kinh tế tuần hoàn. Hãy giúp chúng tôi biến điều đó thành hiện thực”. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) phát đi lời kêu gọi trên trang web của mình hôm 22-1, nhấn mạnh tầm quan trọng của một mô hình kinh tế có thể mang đến cơ hội làm ăn trị giá hàng ngàn tỉ USD và là một trong những giải pháp chống biến đổi khí hậu quan trọng.

 

WEF cho rằng xây dựng kinh tế tuần hoàn đóng vai trò then chốt trong việc giúp đạt mục tiêu UN Sustainable Development Goal trước hạn chót năm 2030, và lạc quan rằng ngày càng có nhiều doanh nghiêp đã nhận ra tầm quan trọng của việc chuyển dịch sang mô hình tuần hoàn.

Accenture, hãng cung cấp dịch vụ đa ngành của Ireland, dự đoán kinh tế tuần hoàn sẽ giúp sản lượng kinh tế toàn cầu tăng thêm 4,5 nghìn tỉ USD trong năm 2030. Nghiên cứu của Accenture cũng chỉ ra rằng mô hình kinh doanh tuần hoàn sẽ tách rời tăng trưởng kinh tế khỏi việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều giúp các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh của mình.

Nhưng kinh tế tuần hoàn là gì?

Không còn “tạo ra, sử dụng, vứt bỏ”

Kinh tế tuần hoàn ra đời trong làn sóng kinh tế và công nghiệp của những năm 1970. Song rất khó để truy tận gốc đâu là khởi điểm cho khái niệm về mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cách dễ nhất để hiểu mô hình mới này là đặt cạnh nó với mô hình kinh tế tuyến tính (linear economy) truyền thống. Nếu mô hình cũ có thể tóm gọn trong ba bước “tạo ra - sử dụng - vứt bỏ” (make - use - dispose), thì kinh tế tuần hoàn hướng đến việc giữ và khai thác giá trị của tài nguyên hết mức có thể, sau đó tái chế và tạo ra các sản phẩm và nguyên liệu mới khi chỗ tài nguyên đó được khai thác hết.

Năm 2012, bên lề Diễn đàn kinh tế Davos, Ellen MacArthur, nhà sáng lập quỹ Ellen MacArthur Foundation, đã cổ xúy cho ý tưởng về một hệ thống kinh tế mà vòng đời sản phẩm được kéo dài, và các thành phần được tái sử dụng liên tục.

Các nhà sản xuất trước đây vẫn theo triết lý “design for manufacturability” (thiết kế cho sản xuất) - sản xuất ra sản phẩm mới với chi phí thấp nhất càng nhanh càng tốt, và không cần quan tâm chuyện gì sẽ xảy ra khi sản phẩm dùng xong, tức hết vòng đời của nó. Với kinh tế tuần hoàn, triết lý này cần phải thay đổi thành “design for circularity” (thiết kế để xoay vòng): xem xét toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế, sản xuất đến tái chế, tái sử dụng.

Trên tinh thần đó, WEF định nghĩa nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp chú trọng việc phục hồi và tái tạo có chủ đích, thông qua các thiết kế mới. Mô hình này sẽ thay thế khái niệm “kết thúc quy trình sản xuất” bằng khái niệm “xoay vòng”, sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ chất hóa học độc hại và giảm thiểu rác thải.

Phần Lan được xem là quốc gia đi đầu trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn. Helsinki xem mô hình này là giải pháp xây dựng xã hội bền vững trên cơ sở hợp tác công - tư. Thực tế, quốc gia này đã đặt mục tiêu hàng đầu về kinh tế tuần hoàn cho đến năm 2025, theo trang Daily FT.

Với Phần Lan - cũng là nơi đầu tiên cho ra đời lộ trình phát triển nền kinh tế tuần hoàn quốc gia - hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn còn là công cụ đối phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường. Theo một số ước tính, kinh tế tuần hoàn sẽ giúp nền kinh tế Phần Lan kiếm thêm ít nhất 3,35 tỉ USD cho tới năm 2030.

Theo Bangkok Post hồi tháng 10-2019, Phần Lan đang nỗ lực động viên Thái Lan ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Trò chuyện với Bangkok Post ngay tại nhà đại sứ Phần Lan ở thủ đô Thái Lan, giám đốc dự án của quỹ sáng tạo Phần Lan Sitra, Kari Herlevi, cho biết đã trao đổi cùng các chuyên gia Thái Lan về mô hình kinh tế tuần hoàn. Ông nhấn mạnh Thái Lan đang rất cần cải thiện nguồn tài nguyên, quản lý chất thải, giao thông vận tải cũng như nâng cấp hệ thống xử lý rác nhựa của mình.

Theo Herlevi, mô hình kinh tế tuần hoàn chính là lời giải. “Đây là một mô hình kinh tế mới, nơi nguyên vật liệu không biến mất mà được dùng đi dùng lại để tạo ra sản phẩm mới. Hơn thế, tiêu dùng cũng dựa trên nền tảng chia sẻ mà không còn là sở hữu” - ông nói.

Những tín hiệu tích cực

Vào tháng 3-2019, Ủy ban châu Âu (EC) thông qua báo cáo toàn diện về việc thực thi kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn. Bản báo cáo này cập nhật tình hình thực thi 54 hành động xây dựng kinh tế tuần hoàn do EC đưa ra. Trong đó, các loại hình kinh doanh phát sinh từ mô hình này như tái chế, tái sử dụng và sửa chữa đã đem lại hơn 164 tỉ USD cho nền kinh tế châu Âu trong năm 2016. Đầu tư dành cho các lĩnh vực công nghiệp mới trên cũng đạt hơn 19,5 tỉ USD cùng năm.

Theo công bố của bộ trưởng Môi trường và biến đổi khí hậu Canada ngày 2-12-2019, Canada sẽ phối hợp cùng Sitra tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn thế giới 2020 (WCEF). WCEF dự tính diễn ra tại Toronto từ ngày 29-9 đến 1-10-2020.

Đây cũng là lần đầu tiên diễn đàn này được tổ chức tại khu vực Bắc Mỹ. Ra đời từ năm 2017, WCEF được coi là đứa con chung của Phần Lan và Sitra. Diễn đàn này đánh dấu sự tiên phong của Phần Lan trong việc đưa kinh tế tuần hoàn vào thực tiễn của hệ thống kinh tế.

Nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm luật mới về tái chế và chất thải, sẽ đại diện cho “một nửa” nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đạt được lượng khí thải carbon bằng không vào năm 2050. EU cũng coi đây là ưu tiên số 1 của Hiệp định xanh châu Âu sắp tới, theo Euractiv.

Kestutis Sadauskas - giám đốc phụ trách kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh tại Ban giám đốc môi trường thuộc Ủy ban châu Âu - cho biết kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn EU năm 2015 bao gồm lệnh cấm đối với nhựa sử dụng một lần và nhằm vào các mục tiêu mới cho lĩnh vực tái chế.

Cụ thể mục tiêu đặt ra là ít nhất 70% bao bì phải được tái chế năm 2030, gồm 55% bao bì nhựa. Theo ông Sadauskas, kinh tế tuần hoàn là ưu tiên số 1 của Thỏa thuận xanh châu Âu trong chương trình làm việc của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen.■

Kinh tế toàn cầu đã “tuần hoàn” đến đâu ?

TỊNH ANH 28/02/2020 23:02 GMT+7

TTCT - Tám năm kể từ khi Ellen MacArthur, nhà sáng lập quỹ Ellen MacArthur Foundation, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại Davos 2012, nền kinh tế liên tục tái chế, tái sử dụng, dẫn đến không lãng phí tiếp tục thu hút quan tâm tại lần nhóm họp năm nay của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

 

Theo tường thuật của Bloomberg, tại Davos 2020, nhiều tên tuổi lớn đã cam kết bắt đầu, tiếp tục hoặc tăng cường các sáng kiến kinh tế tuần hoàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Chẳng hạn như Unilever cam kết giảm lượng bao bì nhựa 14% mỗi năm, từ nay đến năm 2025, còn Adidas đặt mục tiêu tăng gần gấp đôi lượng giày sản xuất có sử dụng nhựa tái chế trong năm nay lên 20 triệu đôi (so với 11 triệu năm 2019). Nestle hướng đến mục tiêu giảm bao bì nhựa, còn Google đã bắt đầu tư vấn cho các công ty tận dụng dữ liệu để quản lý tài nguyên tốt hơn.

Câu chuyện Apple

Triết lý kinh tế tuần hoàn mà quỹ Ellen MacArthur Foundation cổ vũ đơn giản là loại bỏ rác thải bằng cách thiết kế những sản phẩm có thể thu hồi để tái sử dụng, tái sản xuất. Với một nhà sản xuất điện tử như Apple, điều này có nghĩa là làm ra sản phẩm mới với các linh phụ kiện hay nguyên vật liệu thu hồi từ sản phẩm cũ.

Công ty Mỹ này đã chọn iPhone làm sản phẩm thử nghiệm đầu tiên trên con đường trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử hoàn toàn khép kín: thành phần (linh kiện, chất liệu, vật liệu) của những sản phẩm cũ, thải loại có thể được tái sinh trong sản phẩm mới.

Tại một nhà kho ở ngoại ô Austin (bang Texas), Daisy, con robot với 5 cánh tay, đã miệt mài tháo dỡ hàng trăm ngàn iPhone cũ để thu hồi các vật liệu như lithium, cobalt và đất hiếm trong suốt năm qua, với năng suất 200 thiết bị mỗi giờ.

“Mục tiêu của chúng tôi là các sản phẩm tương lai sẽ được làm từ nguyên liệu tái chế hoặc tái tạo - Lisa Jackson, phó chủ tịch phụ trách các sáng kiến môi trường, xã hội của Apple, nói với Reuters - Điều này có nghĩa nguyên liệu của iPhone cũ sẽ quay lại chuỗi cung ứng để làm ra những chiếc iPhone trong tương lai”.

Trong thành phần của những chiếc smartphone có rất nhiều chất, từ vàng, bạc đến phốtpho, titan, đất hiếm... Trong mô hình lý tưởng nhất, việc tái sử dụng vật liệu của Apple sẽ giảm áp lực lên ngành khai thác các nguồn tài nguyên này, vốn gây hại cho môi trường.

Theo báo cáo trách nhiệm môi trường năm 2019 của Apple, cứ mỗi 100.000 iPhone tái chế bằng robot sẽ thu hồi được 32kg đất hiếm. Hồi đầu năm ngoái, Apple tuyên bố đã dùng cobalt tái chế từ iPhone cũ để sản xuất pin điện thoại mới.

FastCompany cho rằng động thái này có tác động xã hội và môi trường rất lớn, nếu biết rằng cobalt được khai thác chủ yếu thủ công từ các mỏ quặng nguy hiểm và độc hại ở Cộng hòa dân chủ Congo, và chất thải từ việc khai mỏ cũng gây ô nhiễm nguồn nước uống ở địa phương.

Các kỹ sư của Apple vẫn đang nghiên cứu để cải thiện quy trình tái chế, tái sử dụng tài nguyên khoáng sản, bất chấp các chỉ trích rằng lẽ ra Apple chỉ cần làm ra các sản phẩm dễ sửa chữa thay vì đầu tư vào mục tiêu bất khả thi là duy trì sản xuất mà không phải phụ thuộc vào ngành công nghiệp khai khoáng.

Trong kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm, linh kiện và nguyên vật liệu được tận dụng tối ưu, có thể bằng cách luân chuyển sản phẩm giữa các khách hàng khác nhau để giảm thiểu rác thải và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hãng điện tử gia dụng Hà Lan Philips áp dụng nguyên tắc này với dịch vụ cho thuê thay vì bán sản phẩm.

Theo ví dụ được WEF chọn làm điển hình cho lối tiếp cận trên, Philips cho thuê đầu dò siêu âm thay vì bán, vì tin rằng “mô hình kinh doanh tuần hoàn, chẳng hạn như cho khách hàng tiếp cận thay vì sở hữu sản phẩm, mang lại nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng và tiết kiệm chi phí, giảm nguy cơ tài nguyên và hỗ trợ quản trị tài sản thông minh”.

“Không để bất cứ thứ gì lãng phí”

Ở cấp độ ngành công nghiệp, có thể nhìn sang Tây Ban Nha, nơi có ngành nông nghiệp “chẳng xa lạ gì với kinh tế tuần hoàn”, theo bài viết trên trang tin chuyên về nông nghiệp Efeagro cuối tháng 1 vừa qua.

Theo Efeagro, với một số ngành nông nghiệp ở Tây Ban Nha, mà dẫn đầu là lĩnh vực trồng ôliu lấy dầu, áp dụng các quy tắc kinh tế tuần hoàn là chuyện thường ngày ở huyện. Tại hợp tác xã El Tejar, 30-35% alperujo, phụ phẩm rắn của quá trình chiết xuất dầu ôliu, được tái chế để thu về orujillo, sản phẩm dùng làm nhiên liệu đốt phát điện. Tro thu được từ việc đốt nhiên liệu tái chế này một lần nữa được tái sử dụng làm phân bón vì giàu kali và vi lượng.

Trong khi đó, các nhà vườn trồng quả hồng ở Tây Ban Nha mỗi mùa cung cấp khoảng 18.000 tấn quả không đạt chất lượng cho Genia Global Energy, chủ vận hành nhiều nhà máy biogas, để biến thứ lẽ ra phải bỏ đi thành năng lượng tái tạo.

Tương tự, công ty thực phẩm Cerealto Siro Foods cũng phối hợp với Tuero để biến sản phẩm không đạt chất lượng thành biogas và phân bón, không chỉ tái sử dụng tài nguyên mà còn tiết kiệm chi phí vận chuyển khoảng 30.000 tấn phế phẩm ra bãi rác mỗi năm, góp phần bảo vệ môi trường.

Một ví dụ khác là mô hình không xa lạ ở Việt Nam: tận dụng chất thải gia súc làm phân chuồng. Điển hình được Efeagro nhắc đến là Jisap, hợp tác xã chăn nuôi có quy trình xử lý chất thải từ trang trại lợn để lấy chất rắn làm phân hữu cơ và nước tưới.

Vẫn còn phải nỗ lực

WEF hồi tháng 1 cho biết “chỉ 9% nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang là kinh tế tuần hoàn” và dù đã có nhiều tiến triển trong làn sóng chuyển dịch sang mô hình tuần hoàn, quy mô áp dụng mô hình này trên thế giới vẫn chưa đủ lớn.

Vậy có cách nào để các doanh nghiệp có thể tiến hành các bước lớn hơn, táo bạo hơn và có sức ảnh hưởng hơn để hướng đến nền kinh tế tuần hoàn? Câu trả lời theo WEF là “các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn và các công nghệ đứt gãy của công nghiệp 4.0 một cách toàn diện, trải khắp chuỗi giá trị của nền công nghiệp để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng và sáng tạo mới, trong khi vẫn làm mạnh mẽ hơn mảng kinh doanh cốt lõi”. WEF gọi đây là “xoay trục thông minh”.

WEF thẳng thắn chỉ ra đa số các nỗ lực ứng dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn quan sát được trên khắp thế giới là các sáng kiến quy mô nhỏ, hoặc các chương trình được chắp vá vào môi trường kinh doanh truyền thống, từ đó không thể phát huy hoàn toàn hiệu quả của kinh tế tuần hoàn.

Tổ chức này cho rằng nếu kết hợp đúng các công nghệ mới của công nghiệp 4.0 trong 3 lĩnh vực - kỹ thuật số, sản phẩm hữu hình và công nghệ sinh học - theo đúng các “tổ hợp” sau, ảnh hưởng của việc áp dụng mô hình tuần hoàn sẽ tăng mạnh: kỹ thuật số kết hợp kỹ thuật số; kỹ thuật số kết hợp công nghệ sinh học; và kỹ thuật số kết hợp với cả sản xuất hữu hình và công nghệ sinh học.

Ví dụ, với tổ hợp kỹ thuật số kết hợp kỹ thuật số, Winnow, một công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, đã kết hợp các công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu chính xác để giúp đầu bếp cắt giảm một nửa thực phẩm thừa, giảm chi phí thực phẩm 3-8% và đạt lợi nhuận ngay trong năm đầu tiên hoạt động.

Trong khi đó, công ty nông nghiệp trong nhà AeroFarm kết hợp phương pháp khí canh (sinh học) và phân tích dữ liệu dự báo (kỹ thuật số) để giảm lãng phí tài nguyên và tăng sản lượng. Đồng sáng lập và CEO của hãng, David Rosenberg, cho biết kết hợp mô hình kinh tế tuần hoàn với các công nghệ mới là chìa khóa để công ty thu hút những tài năng hàng đầu. Dù chỉ có chưa đầy 100 nhân sự chính thức, mỗi tháng công ty nhận được hơn 2.000 đơn xin việc.

Cuối cùng, hãng lốp xe Goodyear là điển hình cho việc kết hợp công nghệ mới trong cả 3 lĩnh vực nói trên vào mô hình kinh doanh tuần hoàn của mình. Goodyear đang nghiên cứu một khái niệm vỏ xe mới có tên Oxygene, với lớp vách trong phủ rêu.

Phần rêu này sẽ hấp thụ ánh sáng khi phương tiện di chuyển trên đường, giúp tăng traction và góp phần giảm phát thải CO2. Theo WEF, nếu được ứng dụng rộng rãi ở Paris, với hơn 2,5 triệu xe cộ các loại, loại vỏ xe đặc biệt này có thể giúp giảm 40.000 tấn CO2 mỗi năm.

Đáng ngạc nhiên hơn, năng lượng thu được từ sự quang hợp của lớp rêu sẽ được dùng để phát điện cho các cảm biến bên trong vỏ xe, và nhờ công nghệ Internet vạn vật (IoT), xe cộ trên đường có thể trao đổi thông tin với nhau và với trung tâm quản lý hạ tầng giao thông. Một tương lai rực rỡ của thành phố thông minh.■

Từng bước trở thành “phong cách sống” mới trong hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh tế và cả hoạch định chính sách, kinh tế tuần hoàn nhanh chóng được nhiều quốc gia và khu vực đón nhận.

Đi vào đời sống doanh nghiệp, mô hình kinh tế tuần hoàn đã đem lại lời giải cho nhiều thách thức hóc búa. Điển hình, chất lượng nguồn nước và chất thải hóa học độc hại là vấn đề lớn mà ngành dệt may mang lại cho các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề này đã được giải quyết nhờ quy trình nhuộm mới do doanh nghiệp Hà Lan DyeCoo đưa ra, giúp công ty nhanh chóng trở thành đối tác của các nhãn hàng lớn như Nike hay IKEA.

Thay vì sử dụng nước và chất nhuộm hóa học, quá trình này sử dụng carbon dioxide (CO2) ở áp suất cao, dưới dạng nửa khí nửa lỏng, để đưa thuốc nhuộm vào sâu bên trong sợi vải. CO2 sau đó sẽ bay hơi, và tiếp tục được tái sử dụng. Quy trình này giữ lại 98% chất nhuộm trên vải vóc, giúp màu sắc sinh động hơn. Hơn thế, vì không cần sấy khô, quy trình mới của DyeCoo ít tiêu tốn năng lượng hơn, giảm 1/2 thời gian sản xuất, từ đó giảm chi phí đáng kể.

Tại khu vực Bắc Mỹ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp cũng dần đón nhận mô hình kinh tế tuần hoàn vào hoạt động sản xuất. Thực tế, Enerkem - một doanh nghiệp đến từ Canada đã lọt vào danh sách 11 công ty dẫn đầu mô hình kinh tế tuần hoàn do WEF công bố hồi tháng 2-2019.

Với công nghệ của mình, hãng Enerkem đã biến việc sử dụng rác làm nhiên liệu cho xe thành sự thật. Enerkem có thể rút carbon từ những loại rác thải không thể tái chế, và chỉ sau 5 phút, lượng carbon này sẽ được chuyển hóa thành gas để sản xuất nhiên liệu sinh học, như methanol hay ethanol.

Không dừng lại ở đó, carbon cũng là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại chất hóa học sử dụng hằng ngày. Nhờ sáng kiến này, thành phố Edmonton, Canada, đã có thể tái sử dụng 90% rác thải, tiết kiệm hơn 100.000 tấn rác mỗi năm.

NGUYÊN HẠNH

Bạn đang đọc trong chuyên đề "KINH TẾ TUẦN HOÀN"