TTCN - Ngày 14-12, trao đổi với phóng viên TTCN, ông Hoàng Đình Phúc - giám đốc Phân ban quản lý dự án 1 phía Nam, Bộ GTVT - cho biết chắc chắn là phải qua tết mới thi công xong đoạn quốc lộ 1A qua thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) dài khoảng 2km. Phóng to Khu vực nút giao Trung Lương vẫn còn một số căn nhà chưa tháo dỡTTCN - Ngày 14-12, trao đổi với phóng viên TTCN, ông Hoàng Đình Phúc - giám đốc Phân ban quản lý dự án 1 phía Nam, Bộ GTVT - cho biết chắc chắn là phải qua tết mới thi công xong đoạn quốc lộ 1A qua thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) dài khoảng 2km. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này là do công tác giải phóng mặt bằng quá chậm. Được biết, mấy tháng nay Bộ GTVT liên tục thúc, còn UBND tỉnh Tiền Giang thì... liên tục hứa, nhưng tới nay vẫn chưa giao xong mặt bằng. Trong những ngày này, rất nhiều hộ dân vẫn tiếp tục khiếu nại, còn chính quyền thì cấp tập tổ chức cưỡng chế. Vì sao? Kể từ khi Bộ GTVT xúc tiến dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Tiền Giang dài 58km, hàng trăm hộ dân bức xúc gửi đơn kêu cứu tới Quốc hội, Chính phủ vì cho rằng tỉnh Tiền Giang ép họ phải nhận mức đền bù bất hợp lý. Hầu như ở tất cả những địa phương có dự án mở rộng quốc lộ 1A đi qua (TP Mỹ Tho, các huyện Châu Thành, Cai Lậy và Cái Bè) đều có tình trạng dân phản ứng gay gắt về mức giá bồi thường. Khu vực ngã ba Trung Lương (TP Mỹ Tho) cũng được xem là “điểm nóng” của dự án. Sau hơn sáu tháng tiến hành áp giá bồi thường, cho tới ngày 14-12-2005 vẫn còn vài hộ chưa dỡ nhà giao mặt bằng thi công dù thời hạn hoàn thành nút giao này được ấn định là 20-1-2006. Chiều tối 13-12, chúng tôi chứng kiến cảnh rất nhiều người rơm rớm nước mắt đập nhà, dỡ nhà vì “nếu không chịu đi, họ cưỡng chế thì mất mặt”. Bà Lưu Định Phương (ở số 124B khu phố 2, phường 10) tâm sự: “Tui bị giải tỏa trắng, xin cái nền nhà tái định cư mà chẳng có. Khiếu nại chẳng được gì mà còn bị địa phương dọa nếu không nhận tiền bồi thường sẽ cưỡng chế, xử phạt vi phạm hành chính. Thiệt khổ hết sức!”. Ông Bùi Văn Của nói: “Thấy Nhà nước đền bù giá đất bất hợp lý, chúng tôi đi khiếu nại. Làm như vậy có sai luật đâu mà mấy ổng chẳng thèm trả lời mà còn xử phạt tôi 500.000 đồng”. Theo ông Của, có rất nhiều người trong khu vực này “được” nhận quyết định như ông vì... chậm dỡ nhà giao mặt bằng! Dự án mở rộng quốc lộ 1A lần này có qui mô khá lớn. Trừ phần đường hiện hữu, Nhà nước phải thu hồi thêm mỗi bên đường 5m. Tiếp xúc với chúng tôi, tất cả những người được hỏi đều khẳng định rất đồng tình với việc mở rộng quốc lộ 1A. Bà Bi nói: “Đường cũ chật hẹp lắm rồi. Tai nạn giao thông ngày càng nhiều mà làm đường chậm sẽ làm nhiều người chết oan. Vì sao tôi khiếu nại làm chậm tiến độ dự án ư? Chỉ vì chính quyền địa phương không rõ ràng gì hết”. Phóng to Đống đổ nát của căn nhà bà BiTheo bà Bi và những người dân ở đây, đến nay UBND huyện Cai Lậy đã điều chỉnh giá bồi thường tới... năm lần. Diện tích đất trước nhà lẽ ra cũng là đất thổ cư thì huyện bảo rằng đó là... đất nông nghiệp và chỉ đền bù 210.000 đồng/m2. Người dân khiếu nại, huyện lại tăng lên 450.000 đồng/m2. Dân khiếu nại tiếp, huyện điều chỉnh tăng 750.000 đồng/m2, rồi 960.000 đồng/m2 và bây giờ là 1.110.000 đồng/m2 (?). Bà Bi bảo rằng cũng chính nhờ sự điều chỉnh này mà bà được tăng thêm tới 106 triệu đồng trong vòng hai tháng. Lúc đầu huyện thông báo chi bồi thường cho bà chỉ có 25 triệu đồng, sau đó tăng lên 45 triệu, 99 triệu, 120 triệu và 131 triệu đồng. Ngoài kiểu áp giá đã nêu, người dân địa phương còn cho biết giá đất thổ cư mà huyện áp cho dân thị trấn cũng thấp hơn nhiều so với qui định của UBND tỉnh. Cụ thể là theo “Phương án bồi thường dự án mở rộng quốc lộ 1A” do UBND huyện Cai Lậy ban hành ngày 18-1-2005, đất ở khu vực từ xã Nhị Mỹ đến Chi nhánh Điện Cai Lậy có giá 1.800.000 đồng/m2, từ chi nhánh điện đến cầu Cai Lậy là 2.500.000 đồng/m2. Giá này hoàn toàn phù hợp với quyết định về giá đất áp dụng năm 2005 của UBND tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, đa số hộ dân khu vực chi nhánh điện chỉ được bồi thường 1.110.000 đồng/m2. Tương tự, khu vực nút giao Trung Lương gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng cũng là vì chính quyền địa phương không nhất quán khi ban hành các quyết định, công văn có liên quan. Ban đầu, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (HĐBTGPMB) quốc lộ 1A TP Mỹ Tho họp dân thông báo mức đền bù đất thổ cư giá 2 triệu đồng/m2, còn đất trước sân nhà gọi là... đất nông nghiệp, giá bồi thường 125.000 đồng/m2 (?). Thấy giá đất ở ngay cửa ngõ miền Tây và khu thương mại sầm uất của thành phố mà rẻ mạt như vậy, hàng chục hộ dân ký đơn tập thể gửi tới các cơ quan chức năng của tỉnh và trung ương. Sau đó hơn một tháng, HĐBTGPMB lại họp dân thông báo: “Tỉnh trích ngân sách hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/m2, tổng cộng là 4 triệu đồng/m2. Còn đất “nông nghiệp” trước nhà được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng, tức 1.125.000 đồng/m2”. Nhiều người đặt vấn đề: “Không biết tại sao UBND tỉnh Tiền Giang lại hào phóng trích ngân sách tăng mức đền bù gấp đôi như vậy?”. Theo UBND TP Mỹ Tho, có 27 hộ dân phường 10 bị giải tỏa trắng. Vậy mà có lúc UBND TP Mỹ Tho bảo có chỗ tái định cư, lúc lại cho rằng dự án này không có tái định cư, yêu cầu dân... tự lo (?). Bà Ngô Thị Đẹp bức xúc: “Ban đầu mấy ông ở HĐBTGPMB nói sẽ bố trí tái định cư cho hộ bị giải tỏa trắng ở khu vực cầu Đạo Ngạn. Tưởng giá nền nhà tái định cư thấp hơn giá Nhà nước bồi thường, vậy mà ngày 10-10 HĐBTGPMB ra thông báo đơn giá đất tái định cư tới 8 triệu đồng/m2". Như vậy, một trong những nguyên nhân chính “góp phần” làm chậm tiến độ dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn tỉnh Tiền Giang là do “vướng” trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Cũng có nhiều trường hợp người dân khiếu nại không đúng, “tranh chấp” với Nhà nước diện tích đất lề đường. Tuy nhiên, xét cho cùng tình trạng khiếu kiện kéo dài kéo theo tiến độ giải phóng mặt bằng chậm phần lớn là do chính quyền địa phương làm chưa tốt các bước tuyên truyền vận động, đặc biệt là việc áp giá đền bù, tính toán phương án tái định cư cho dân... chưa nhất quán. Nếu ngay từ đầu chính quyền tỉnh lường hết được những tình huống có thể xảy ra và đưa ra những quyết định chính xác thì dự án mở rộng quốc lộ 1A sẽ không kéo dài đến qua tết.
Quốc hội thông qua 1 luật, sửa 9 luật: 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán THÀNH CHUNG 29/11/2024 Luật mới thông qua bổ sung nghiêm cấm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, xác định rõ 6 hành vi được xem là thao túng thị trường chứng khoán.
Vụ 310 người ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Bệnh viện xác nhận 1 người đã tử vong ĐÔNG HÀ 29/11/2024 Một bệnh nhân dính ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu đã tử vong. Hiện sự vụ đang được báo cáo lên ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đẩy nhanh thủ tục để khởi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ trước 30-4-2025 THẢO LÊ 29/11/2024 Chủ tịch UBND TP.HCM vừa yêu cầu báo cáo nghiên cứu khả thi hạng mục lấn biển Khu đô thị lấn biển Cần Giờ để chủ đầu tư khởi công dự án trước 30-4-2025.
Nổ lớn trên đỉnh núi ở Làng Nủ, đang xác minh nguyên nhân CHÍ TUỆ 29/11/2024 Sáng 29-11, người dân nghe thấy tiếng nổ lớn kèm theo bụi mù mịt trên đỉnh núi Con Voi thuộc Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) - nơi xảy ra vụ sạt lở đất kinh hoàng hồi tháng 9-2024.