TTCT - 28 thạc sĩ kinh tế thể thao đầu tiên của VN đã hoàn tất khóa học kéo dài hai năm, trong một chương trình phối hợp đào tạo của Trường ĐH TDTT 2 (Thủ Đức, tp.hcm) với ĐH Thể thao quốc gia Đài Loan. Tuần đầu tháng 8-2009, tất cả đã bảo vệ thành công luận án của mình tại ĐH Thể thao quốc gia Đài Loan... Phóng to Anh Trịnh Viết HàTTCT - 28 thạc sĩ kinh tế thể thao đầu tiên của VN đã hoàn tất khóa học kéo dài hai năm, trong một chương trình phối hợp đào tạo của Trường ĐH TDTT 2 (Thủ Đức, tp.hcm) với ĐH Thể thao quốc gia Đài Loan. Tuần đầu tháng 8-2009, tất cả đã bảo vệ thành công luận án của mình tại ĐH Thể thao quốc gia Đài Loan... Cách đây hai năm, cũng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần, chúng tôi đã có hẳn một chuyên đề bàn về vấn đề kinh tế thể thao. Có thể nói đó là một vấn đề vĩ mô của chuyện quản lý thể thao nước nhà. Từ nhiều năm rồi các quốc gia tiên tiến đã hình thành một thị trường thể thao, chứng minh thể thao không chỉ là một lĩnh vực chỉ biết xài tiền mà còn biết làm ra tiền, thậm chí làm ra rất nhiều tiền. Và một điều ai cũng biết là tiền tỉ lệ thuận với bộ mặt thể thao. Nó là điều kiện không thể thiếu nếu muốn thể thao phát triển. Và đó là cái gốc của câu chuyện vì sao thể thao VN vẫn còn mờ nhạt khi ngành này chưa đủ sức làm ra tiền một cách đúng nghĩa, còn trông chờ quá nhiều vào bầu sữa ngân sách. Một lý do rất quan trọng trong nhiều lý do khiến thể thao VN chưa biết kiếm tiền, đó chính là đội ngũ quản lý không được đào tạo đến nơi đến chốn về lĩnh vực này. Tiến sĩ Lâm Quang Thành - hiệu trưởng Trường ĐH TDTT 2 - cho rằng các nhà quản lý thể thao VN xưa nay chỉ là những cán bộ phong trào, được đào tạo quản lý theo kiểu cũ - khoanh tay chờ ngân sách rót xuống để làm thể thao. Và đó là lý do mà ông bắt tay với ĐH Thể thao quốc gia Đài Loan mở khóa đào tạo thạc sĩ ngành kinh tế thể thao đầu tiên. Song song đó là thành lập khoa kinh tế thể thao tại trường cách đây hai năm và khóa cử nhân kinh tế thể thao đầu tiên đã đi được nửa chặng đường đào tạo. Nhân sự kiện 28 thạc sĩ đầu tiên về lĩnh vực “cũ người mới ta” hoàn tất khóa học, TTCT đã có cuộc trò chuyện với anh Trịnh Viết Hà - trưởng phòng dịch vụ Trung tâm TDTT quận 1, một học viên giỏi của khóa đào tạo này. * Xin chúc mừng những người đi tiên phong trong lĩnh vực kinh tế thể thao. Theo anh, đã có thể lạc quan nói rằng kinh tế thể thao VN bắt đầu hình thành với 28 thạc sĩ đầu tiên? - Xin lỗi, không dám đâu! Để thể thao VN thật sự thay đổi, trở thành một ngành làm ra tiền chứ không chỉ “phá” tiền như hiện nay, có lẽ cần phải đợi thêm một thời gian khá dài nữa. Theo tôi, ý nghĩa lớn nhất của khóa thạc sĩ kinh tế thể thao đầu tiên nằm ở chỗ một số vị lãnh đạo của ngành đã ý thức được tầm quan trọng của chuyện làm kinh tế trong thể thao. Người ta đã thấy được thể thao VN không thể phát triển nếu cứ theo kiểu cũ là khoanh tay chờ rót kinh phí. Vì vậy, nếu gọi là sự kiện - như cách nói của bạn - thì tôi cho rằng tất cả chỉ mới là manh nha. * Anh có thể cho biết đề tài của mình khi bảo vệ luận án thạc sĩ kinh tế thể thao? - Đề tài của tôi là “Thực trạng thể thao giải trí tại các quận trung tâm TP.HCM”. Phóng to 28 thạc sĩ kinh tế thể thao đầu tiên của VN trong chuyến đi bảo vệ luận án ở Trường ĐH Thể thao quốc gia Đài Loan - Ảnh do tác giả cung cấp* Hình như anh muốn nói đến việc giải trí - một chức năng quan trọng trong thể thao nhưng lâu nay chúng ta vẫn xem nhẹ? - Đúng vậy. Xưa nay thể thao ở VN được khoác lên mình cái áo ý nghĩa chính trị quá lớn. Khi nhắc đến thi đấu thể thao, chúng ta vẫn thường nghe mục tiêu là quan hệ quốc tế, là phát triển sức khỏe toàn dân, là nhiệm vụ này nọ..., trong khi một chức năng quan trọng của nó là giải trí thì không mấy ai nói đến. Chúng tôi không phủ nhận những mục tiêu mang ý nghĩa chính trị, nhưng cũng không nên bỏ qua chức năng giải trí của thể thao. Một khi chúng ta nhìn nhận chức năng giải trí, nó sẽ làm thay đổi nhận thức, hành vi khi làm công tác thể thao. Xin lấy ví dụ thế này cho dễ hiểu: khán giả vẫn thường kêu ca rằng đi xem bóng đá ở VN như cực hình. Với một trận đấu hay, khán giả vất vả từ việc kiếm cho được chiếc vé vào sân. Đến ngày diễn ra trận đấu phải lo đi thật sớm kẻo không có chỗ. Đến nơi thì gặp phải nạn chém đẹp của bãi giữ xe, rồi đội nắng xếp hàng vào sân. Một trận đấu chỉ 90 phút, nhưng từ khi ngồi được trên khán đài nóng bỏng mong chờ đợi đến khi trận đấu bắt đầu, khoảng thời gian ấy mất đến gấp đôi trận đấu! Nghỉ giữa hiệp, muốn đi vệ sinh cũng trải qua lắm nỗi tra tấn... Tại sao khán giả xem bóng đá VN lại khổ như thế? Chính là vì chúng ta không chú trọng đến chức năng giải trí của thể thao. Nếu xem thể thao là giải trí thì người quản lý phải tìm mọi cách để làm người xem thật sự thoải mái, nếu không người ta sẽ chẳng thèm đến sân. Và có tạo sự thoải mái mới thu tiền cao được. Việc gắn thể thao với vô số nhiệm vụ to tát đã khiến người quản lý mang cảm giác ban phát cho người xem, dẫn đến việc trừ những trận đấu quá hấp dẫn đành phải chịu khổ để đi, chứ nếu chỉ tầm tầm thì người ta sẵn sàng ở nhà. * Ví dụ của anh khiến tôi liên tưởng lĩnh vực chiếu phim. Những rạp nhếch nhác nhằm làm nhiệm vụ này nọ đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó là những rạp chiếu tư nhân hoành tráng, sang trọng để lôi cuốn khán giả đến rạp. Thể thao VN tương lai có lẽ phải như thế? - Chính xác. * Cách đây trên chục năm, một số công ty tiếp thị thể thao ra đời và đã được kỳ vọng sẽ mang lại cho thể thao bộ mặt mới chuyên nghiệp hơn, cũng là sự khởi đầu của kinh tế thể thao. Nhưng đến nay số thì biến mất, số thì chuyển hăn sang lĩnh vực quảng cáo để tồn tại. Theo anh vì sao? - Sự phát triển nếu muốn hiệu quả thì phải thay đổi song song. Bên ngoài thay mà bên trong ngành không thay thì không chuyển được. Vì vậy, tôi xin nhắc lại ý đã nói, đó là phải thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý thể thao. * Có lẽ anh ngại nên không nói thẳng. Tôi xin lý giải thế này nhé: các công ty tiếp thị thể thao ở VN chưa thể sống được vì cán bộ quản lý thể thao muốn ôm khư khư miếng bánh tài trợ. Không biết tôi nói thế có đúng không? - (Cười) * Theo anh, sự chậm chạp chuyển biến của thể thao VN là do cơ chế ràng buộc hay do thiếu thốn con người có trình độ, kiến thức quản lý thể thao đúng nghĩa? - Cơ chế có một phần nào. Nhưng theo tôi, yếu tố con người quan trọng hơn. Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ quản lý Cơ chế quản lý thể thao ngày càng thoáng hơn. Điều đó thể hiện qua Luật thể thao, các quyết định từ Thủ tướng Chính phủ về xã hội hóa thể thao. Nhưng rõ ràng người làm thể thao đã không đáp ứng được sự đòi hỏi thay đổi đó. Chính vì vậy chúng tôi phải đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý thể thao hiện đại. Sau khi thành lập khoa kinh tế thể thao cách đây hai năm, hiện chúng tôi vừa mới thành lập thêm khoa thể thao giải trí trong năm học 2009-2010. Về đào tạo thạc sĩ kinh tế thể thao, sau khóa 1 đã hoàn tất, hiện nay bắt đầu khai giảng khóa 3 (phối hợp với Sở VH-TT&DL TP.HCM). Tôi hi vọng các khóa đào tạo này sẽ góp phần giúp cán bộ ngành thể thao thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ để quản lý ngành được hiệu quả hơn.
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.