Tag:

Nobel vật lý

TTCT - Giải Nobel vật lý 2022 vinh danh những công trình mở ra một kỷ nguyên mới về ứng dụng công nghệ lượng tử trong đời sống, điển hình là "cuộc gọi lượng tử" kéo dài 75 phút, qua một khoảng cách dài hơn 7.600km giữa Áo và Trung Quốc, được "bảo mật tuyệt đối" vào năm 2017.

TTCT - Như vậy là giải Nobel vật lý năm nay đã được trao cho ba nhà khoa học Anh, Đức và Mỹ. Một nửa giải thưởng dành cho nhà toán - lý học Roger Penrose (Anh) bởi ông đã “phát hiện rằng sự tạo thành lỗ đen là một dự đoán chắc chắn của lý thuyết tương đối rộng”, nửa còn lại được trao cho hai nhà vật lý thiên văn Reinhard Genzel (Đức) và Andrea Ghez (Mỹ) cho “phát hiện về sự tồn tại của vật thể nén siêu khối lượng ở trung tâm của dải Ngân Hà”.

TTCT - Khi Nobel vật lý 2018 xướng tên ba nhà khoa học trong lĩnh vực quang vật lý cho những công trình về tia laser, sự tò mò đã dẫn tôi đến những điều thú vị không chỉ từ công trình đoạt giải, mà còn là sự kế thừa tinh hoa của khoa học.

TTCT - Khoảng 1,4 tỉ năm trước, hai lỗ đen khổng lồ đơn độc va vào nhau, xoáy ốc và sự suy sụp hấp dẫn xảy ra, tạo ra một trong những hiện tượng vật lý thiên văn mãnh liệt nhất mà con người từng biết tới. Sự kiện đó gửi đi thông điệp của riêng nó, điều mà giờ chúng ta gọi là sóng hấp dẫn vẫn đang du hành qua vũ trụ với tốc độ ánh sáng…

TTCT - Năm 1916 nhà bác học Albert Einstein nói ông tin vào sự tồn tại của sóng hấp dẫn. 101 năm sau Giải Nobel vật lý 2017 được trao cho Rainer Weiss, Barry C. Barish và Kip S. Thorne vì đã phát hiện được sự tồn tại của sóng hấp dẫn.