TTCT - Khi hội nhập sâu, hệ thống ngân hàng (NH) VN đang khoác lên mình thêm đặc tính của các NH khu vực, và một ngày không xa sẽ mang thêm “đồng phục” của hệ thống NH quốc tế. Những khó khăn của các NH Mỹ trong cơn khủng hoảng tín dụng hiện nay đã chứng minh sự xuất hiện các quan hệ phức tạp, đa chiều hoàn toàn mới của các hệ thống NH toàn cầu. Nhận thức tư duy quản lý hiện đại dựa trên các quan hệ hoàn toàn mới này rất đáng để các nhà lãnh đạo và quản lý NH VN lưu tâm. Cho dù Chính phủ Mỹ đã nỗ lực bơm hàng trăm tỉ USD giải cứu các nhà băng thua lỗ, nhưng ảnh hưởng của chúng đã sớm lan ra khắp thế giới, nay quay lại ảnh hưởng ngược lên hệ thống tài chính và nền kinh tế của Mỹ khiến Mỹ vô cùng bị động và lúng túng. Các giải pháp trước đây dường như không còn phát huy tác dụng. Các nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ đang phải xét lại và vạch ra những chiến lược mới đối phó với nhiều vấn đề chưa từng xảy ra trong lịch sử tài chính: sự toàn cầu hóa các hoạt động nội địa, sự xuất hiện và tầm quan trọng của các nguồn vốn mới. Trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn toàn cầu, mọi hoạt động tài chính của Mỹ giờ đây buộc phải chịu sự chi phối từ các trung tâm tài chính mới từ châu Âu, Trung Quốc và Trung Đông. Đồng USD thặng dư mậu dịch từ các nền kinh tế này (được gọi là đôla châu Á và đôla dầu) đã được bơm vào thị trường vốn thế giới mà không phải do Chính phủ Mỹ hay NH Mỹ bơm vào như trước đây. Chỉ trong 20 năm, lượng USD trên thị trường vốn quốc tế đã gia tăng gần 20 lần, từ 12.000 tỉ USD lên 195.000 tỉ USD. Sự dư thừa USD ở mức độ toàn cầu đã góp phần kéo lãi suất đồng USD xuống thấp hơn các đồng tiền nội tệ. (Ví dụ: lãi suất USD là 6% trong khi lãi suất huy động VND là 18-19%). Hơn thế nữa, các đồng USD “không từ Mỹ” này còn len vào các hoạt động thu mua, sáp nhập các NH Mỹ. Ví dụ Citibank và Merrill Lynch bán tổng cộng 12,5 tỉ USD cổ phần cho Singapore và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Trung Quốc mua 5 tỉ USD cổ phần Morgan Stanley. Ngay cả NH Thụy Sĩ như Union Bank of Switzerland cũng phải bán 10 tỉ USD cổ phần cho Singapore để tái cấu trúc vốn. Nhà đầu tư quốc tế bây giờ sở hữu trái phiếu của các thành phố Mỹ, của các chính quyền tiểu bang, của hệ thống FED và các NH Mỹ. Hơn 50% dư nợ bất động sản của Mỹ hiện do các nhà đầu tư châu Á, châu Âu và Trung Đông chi phối. Có thể nói, từ lãi suất NH đến giá trị của các cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đều bị chi phối bởi cung cầu của thế giới, không còn là của “riêng” nước Mỹ nữa. So với các nguồn vốn truyền thống (các NH, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí), các nguồn vốn mới này cũng xuất hiện khá lâu nhưng với vai trò khá mờ nhạt. Chỉ trong vài năm gần đây, tầm quan trọng của chúng mới thật sự phát triển vượt bậc. Đó là các quỹ đầu tư rủi ro (hedge fund), các quỹ đầu tư cá nhân vốn lớn (private equity fund), các công ty vốn nhà nước (sovereign fund) và các công ty quốc doanh đa quốc gia (multi national SOE). Phần lớn nguồn vốn này là từ các quốc gia thặng dư đôla châu Á và đôla dầu đã nói ở trên. Các nguồn vốn cực lớn này có những tiêu chí hoàn toàn khác nhau và có sở hữu chủ là tư bản tư nhân hay tư bản nhà nước, hoặc cả hai. Singapore có Temasek đang quản lý 160 tỉ USD. Trung Quốc có CIC vốn 200 tỉ USD. UAE quản lý 900 tỉ USD, Na Uy 400 tỉ USD, Kuwait 265 tỉ USD... Các công ty quản lý vốn nhà nước có ảnh hưởng gần giống như NH trung ương nhưng hoạt động như một công ty tư nhân nhắm vào lợi nhuận. Với quy mô vốn hàng chục, trăm tỉ USD, các công ty này hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng lên thị trường quốc gia, khu vực, thậm chí thế giới. Với thị trường tài chính tự do rộng mở, các quy định quản lý tài chính hiện nay ở Mỹ rõ ràng chưa thể “quản lý” hết các nguồn đầu tư này. Các quy định và luật lệ Mỹ chỉ áp dụng giới hạn lên các công ty Mỹ hoặc có trụ sở ở Mỹ. Nhận diện các yếu tố mới xuất hiện trên, Chính phủ Mỹ hiểu ra lý do tại sao các chính sách quản lý tài chính, kinh tế, tiền tệ đơn phương của Mỹ gần đây không phát huy tác dụng. Từ đó đề ra nhu cầu cấp thiết phải có những chính sách mới mang tư duy hoàn toàn mới. Các NH Mỹ cũng nhận định những biện pháp quản lý rủi ro trước đây vốn được xem là “tiên tiến” đã thật sự tụt hậu so với phát triển ngày càng phức tạp của thị trường vốn quốc tế.
Ông Trump chỉ trích ông Biden lạm quyền khi ân xá cho con trai TRẦN PHƯƠNG 02/12/2024 Ông Trump chỉ trích việc ông Biden ân xá cho con trai là "một sự lạm dụng và sai phạm công lý".
'Không cứu được cháu thì cứu những người khác' THU HIẾN 02/12/2024 Không may chấn thương sọ não, gia đình bệnh nhân N.P.K. (18 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) đã quyết định hiến tạng cứu 7 người.
Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM làm bí thư Huyện ủy Bình Chánh CẨM NƯƠNG 02/12/2024 Ông Nguyễn Thanh Nhã - giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM, được chỉ định làm bí thư Huyện ủy Bình Chánh nhiệm kỳ 2020-2025.
Bạn trẻ đua theo thói 'phông bạt': Vũ trụ nào đây, sao ai cũng giỏi lạ lùng? YẾN TRINH 02/12/2024 "Phông bạt" có thể hiểu là từ diễn tả cách sống làm màu, thiếu trung thực về cuộc sống, trình độ... nhằm khoe khoang.