TTCT - Tôi đã từng đến liên hệ công tác tại một cơ quan nhà nước trên đường Lê Duẩn, TP.HCM. Bước vào trong tòa nhà nói thật là còn lạnh hơn cả ở Siberia vào mùa đông, nhiệt độ ngoài trời khoảng 35 độ, nhiệt độ có sự “trợ giúp” của các loại máy lạnh chỉ khoảng 15 độ. Thử hỏi ai sẽ trả tiền điện? Nhà nước trả là câu trả lời rõ ràng, mà tiền Nhà nước là tiền của tôi và chúng ta nộp thuế cả đấy. Tôi dám khẳng định là chẳng ai sử dụng điện gia đình như vậy, chỉ có của công là xài vô tội vạ. Còn nữa, điện đèn hoặc quạt cũng xài một cách vô tư, đi ra ngoài chẳng ai “chăm” tắt cả. Tại nhiều trường đại học, việc sinh viên để hàng chục chiếc đèn sáng trong khi nếu sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ tốt hơn, lúc ra về cũng chả mấy ai để ý đến tắt cầu dao, gây lãng phí điện một cách rất “tự nhiên”. Tại nhiều cơ quan, việc các đường ống nước bị rò rỉ, chảy âm ỉ hàng năm trời cũng chẳng làm ai bận tâm, còn việc sử dụng vòi nước rẻ tiền làm cho việc tắt không cho nước chảy cũng hết sức khó khăn. Rồi việc in ấn, photo cũng gây rất nhiều lãng phí không cần thiết. Đấy là chưa kể đến việc dùng xe công đi làm việc tư là chuyện hết sức bình thường ở các cơ quan nhà nước, ai có chức quyền mà không dùng có lẽ là người “ngoài hành tinh”. Việc “nấu cháo” điện thoại cũng không phải là việc khó tìm trong các “ngài” được gọi là công bộc của dân. Có một con số đáng suy nghĩ: trong ba tháng đầu năm 2008 sản lượng điện tăng khoảng 18,5%, trong khi GDP tăng 7,4% (theo số liệu của Tổng cục Thống kê), có nghĩa là chúng ta lãng phí khoảng 3,7% lượng điện (theo một công trình nghiên cứu, tốc độ tiêu thụ điện tăng bằng hai lần tốc độ tăng của GDP, 18,5 - 7,4*2 = 3,7%). Lãng phí này do ai, nếu không là chúng ta? Đấy là đối với công chức và các cơ quan nhà nước. Còn với dân thường thì sao? Thói quen tiết kiệm trong khi nước nhà còn nghèo hình như là việc quá “xa xỉ” đối với người dân đất Việt. Có những nhà giàu một tháng trả 3 triệu đồng tiền điện, trong đó chủ yếu là dùng máy lạnh 24/24g. Đành rằng họ dùng nhiều thì tự móc túi trả, nhưng họ cũng phải có trách nhiệm đối với xã hội, số tiền này nếu tiết kiệm khoảng một nửa để làm công tác xã hội sẽ là một nghĩa cử cao đẹp biết bao. Tấm gương tiết kiệm của các triệu phú, tỉ phú ở nước ngoài, sau đó dùng tài sản của mình cho các quĩ phúc lợi xã hội, các quĩ từ thiện hoặc cho các viện nghiên cứu, trường đại học... đáng là những điều phải suy nghĩ nghiêm túc cho nhóm người giàu “mới nổi” ở đất nước hình chữ S này. Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức thực hành tiết kiệm chống lãng phí, GDP của VN không chỉ tăng bình quân 8% mà cao hơn khoảng 3-5 điểm phần trăm (tổng đầu tư khoảng 45% GDP, chỉ số ICOR của Đài Loan trong giai đoạn đang phát triển như VN hiện nay bằng 3.2-3.5, do đó tốc độ tăng trưởng phải vào khoảng 12-14%). Hãy bắt đầu bằng mỗi chúng ta và hi vọng các vị lãnh đạo các cấp hưởng ứng và làm gương cho nhân dân.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam DANH TRỌNG 19/05/2025 Hoa hậu Hòa bình quốc tế Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố với cáo buộc quảng cáo sai sự thật liên quan đến kẹo rau củ Kera.
‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào? DƯƠNG LIỄU 19/05/2025 Thời gian qua, dư luận xôn xao việc trên bao bì của sản phẩm sữa lúa mạch Nestlé Milo có nội dung quảng cáo: “Nay đã được chứng minh khoa học bền bỉ hơn. Được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng”.
Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng? LUẬT SƯ NGUYỄN THỊ THU TÂM 19/05/2025 Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.
Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách CHÍ CÔNG 19/05/2025 Anh H.D. - cán bộ Công an cửa khẩu ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) - đã bị tạm đình chỉ công tác.