TTCT - "Bình an ở cùng tất cả anh chị em!" là những lời đầu tiên của tân Giáo hoàng Leo 14 trong phát biểu sau khi nhậm chức, về mặt cấu trúc, tương tự lời chào "Chúa ở cùng anh chị em" mở đầu các thánh lễ. Tân Giáo hoàng Leo XIV. Ảnh: ReutersĐây là ý chính của thông điệp hòa bình mà Giám mục Robert Francis Prevost của địa phận Chiclayo của đất nước Peru, nay là Giáo hoàng Leo 14, vẫn phát đi từ các bài giảng của mình.Gầy dựng bình an là gì?Trong bối cảnh thế giới đang chịu đựng chiến tranh khắp nơi, tân Giáo hoàng Leo 14 nhấn mạnh rằng bình an này là "bình an không vũ khí và buông vũ khí, khiêm nhường và kiên trì". Trong thế giới của tháng 5-2025, mà ở đây kia vẫn có những mệnh lệnh chinh phạt dựa trên ưu thế vũ khí và sử dụng ưu thế đó - không nói đâu xa, xứ Palestine mà ngày xưa Chúa Jesus rong ruổi, nay lại là lò lửa chiến tranh và hận thù - thì rõ ràng, để "buông vũ khí" càng phải khiêm nhường và kiên trì.Khiêm nhường trong ý muốn, không để ý muốn trở thành tham vọng "cho bằng được", và kiên trì trong tìm kiếm hòa bình. Trong một thế giới đối diện với những biến chuyển, sự cố, tai ương khác nhau trong từng thời điểm, "bình an cho mọi người" không phải là một khẩu hiệu, một lời rao có giá trị như "thuốc thánh" (panacea), mà là lời kêu gọi hành động thích ứng với từng thời điểm.Trước khi được cố Giáo hoàng Francis truyền chức Hồng y vào tháng 11-2023, Giáo hoàng Leo còn là Giám mục Prevost của đất nước Peru mà một năm trước là một trong những nơi mà đại dịch Covid-19 đã hoành hành dữ dội. Tính tới ngày 8-12-2020, ở đây đã có 1 triệu người nhiễm Covid; gần 8 tháng sau, đã lên tới 2 triệu người bị nhiễm, và tháng 11-2022 là 4 triệu ca (số liệu của Worldmeters)."Bình an cho mọi người" lúc đó là cùng nhau vượt qua đại dịch. Trong bối cảnh như vậy, bài giảng mừng năm mới 2021 của Giám mục Robert Francis Prevost đề cập ngay tới hiện thực bất hạnh ở Peru: "Năm 2020 vừa kết thúc đã là một năm đầy đau khổ, khủng hoảng, đau đớn và cái chết, không ai có thể tưởng tượng được".Trong bối cảnh đó, Giáo hội Peru làm gì? Ngay từ giữa năm 2020, khi dịch mới bắt đầu, Giáo hội lấp đầy phần lớn khoảng trống trong cuộc cứu trợ thông qua mạng lưới Caritas và các văn phòng phục vụ xã hội trên khắp cả nước, theo The New Humanitarian 2-6-2020, cụ thể là giải quyết tình trạng thiếu bình oxy khiến giá cả leo thang từ 150 USD/bình đến gần 1.000 USD.Xung quanh thành phố Iquitos gồm nửa triệu dân, thủ phủ của vùng Loreto, các nhân viên nhà thờ Công giáo đã tiếp nhận các cuộc gọi từ những giáo dân tuyệt vọng. Ngay đầu tháng 5, giáo phận đã thông báo trên phương tiện truyền thông xã hội về một chiến dịch gây quỹ để mở một nhà máy oxy cho bệnh viện. Ngay ngày hôm sau, giáo phận đã quyên góp được 500.000 USD, đủ kinh phí để xây dựng hai nhà máy oxy cho thành phố Iquitos và một nhà máy nữa cho thành phố Nauta gần đó, cũng như bình oxy, thuốc men và máy tạo oxy di động để chuyển đến trung tâm y tế ở các thị trấn và ngôi làng hẻo lánh dọc sông Marañón và các chi lưu.Ba giáo phận khác ở khu vực Amazon và nhiều nhóm hoạt động xã hội cũng tiến hành quyên góp thuốc men, thiết bị bảo vệ và oxy cho các cộng đồng và trung tâm y tế - cũng theo The New Humanitarian đã dẫn. Giám mục Prevost đã đóng một vai trò trong các nỗ lực đó và "được người dân địa phương ghi nhớ như là động lực thúc đẩy việc xây dựng hai nhà máy sản xuất oxy trong đại dịch virus corona", hãng tin AP sau này kết luận.Giáo hoàng người Mỹ đầu tiênTiểu sử chính thức Giáo hoàng Leo 14 ghi rõ: "Giáo hoàng sinh ngày 14- 9-1955 tại Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ". Một xuất thân dễ được hình dung ra những liên hệ với thế quyền, nhất là khi đó là thế quyền bậc nhất thiên hạ. Thành ra, không lấy làm lạ khi mẩu chúc mừng tân Giáo hoàng Leo 14 của Phó tổng thống Mỹ JD Vance trên tài khoản X, đề ngày 9-5-2025, viết: "Xin chúc mừng Leo XIV, vị Giáo hoàng đầu tiên của Hoa Kỳ, đã được bầu lên! Tôi chắc rằng hàng triệu người Công giáo Hoa Kỳ và những người theo đạo Thiên Chúa khác sẽ cầu nguyện cho công việc lãnh đạo Giáo hội thành công của ngài. Xin Chúa ban phước cho ngài!".Phải nói rõ là ông phó Vance am tường các vấn đề và chủ đề của Thiên Chúa giáo. Trong một phỏng vấn, ông đã định nghĩa Ordo Amoria (mệnh lệnh của tình yêu thương) là "tình yêu thương và lòng trắc ẩn bắt đầu từ gia đình, sau đó mở rộng đến hàng xóm, rồi đến quốc gia, và cuối cùng là đến với đồng loại", với ngụ ý đề cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa quen thuộc của lập trường cánh hữu nơi phe phái chính trị của ông.Song giải thích này đã không được cố Giáo hoàng Francis tán đồng. Trái lại, trong một thư gửi các giám mục Hoa Kỳ, Giáo hoàng Francis đã huấn thị: "Tình yêu thương Kitô giáo không phải là sự mở rộng đồng tâm của các lợi ích, mà từng chút một mở rộng ra những người và nhóm khác". Và "ordo amoris" thực sự phải được thúc đẩy là điều mà chúng ta khám phá ra bằng cách liên tục suy ngẫm về dụ ngôn "Người Samaritan nhân hậu"… nghĩa là "về tình yêu để xây dựng một tình anh em mở ra cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ".Lúc đó, Giám mục Hoa Kỳ Robert Prevost viết: "JD Vance đã sai: Chúa Jesus không yêu cầu chúng ta xếp thứ bậc tình yêu thương người khác". Giám mục đó nay là Giáo hoàng Leo 14. Xem ra, Giáo hoàng người Mỹ chưa chắc đã đồng ý với chính quyền Mỹ.■ Tags: Tân Giáo hoàng Leo XIV.Giáo hoàngCông giáo Hoa KỳĐạo thiên chúaJD Vance
Tổng Bí thư Tô Lâm: Mãi mãi, Bác vẫn cùng chúng ta hành quân TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 18/05/2025 Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lễ nhậm chức trang trọng của Giáo hoàng Leo XIV UYÊN PHƯƠNG 18/05/2025 15h chiều nay 18-5 (giờ Việt Nam), thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo hoàng Leo XIV chính thức diễn ra tại quảng trường Thánh Peter, Vatican.
Truyền hình trực tiếp: Lễ nhậm chức của tân Giáo hoàng Leo XIV 18/05/2025 Hôm nay 18-5, lễ nhậm chức của tân Giáo hoàng Leo XIV sẽ diễn ra tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican bắt đầu lúc 10h (tức 15h giờ Hà Nội). Hàng chục nghìn người sẽ tập trung tại Quảng trường Thánh Peter để tham dự thánh lễ.
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Khách đi nhầm như 'cơm bữa', lòng vòng tìm chỗ gửi ô tô, xe máy CÔNG TRUNG 18/05/2025 Ngày 18-5, tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cho thấy tình trạng khách đi nhầm lối, nhầm tầng, thậm chí nhầm cả nhà ga vẫn diễn ra phổ biến.