Tim Page: "Thực tế phải được kiểm chứng bằng hòa bình"

TRẦN ĐỨC TÀI 11/04/2004 01:04 GMT+7

TTCN - Tim Page là một huyền thoại của làng báo thế giới trong chiến tranh VN: ông bị trúng đạn bốn lần thập tử nhất sinh, bị thương không biết bao nhiêu lần, mất một miếng não to bằng trái cam, có lúc tưởng chừng đã mất trí. Nhưng cái di sản bất tử của ông lại là những hình ảnh khắc khoải của xung đột, đau khổ và sự tồn tại của một tinh thần nhân bản.

 Tim Page ở TP.HCM năm 2002

Mái tóc xám bạc. Giọng nói trầm trầm nhẹ nhàng. Đôi mắt xanh tinh nhanh. Chiếc khăn rằn Khơme choàng quanh cổ và trước ngực là chiếc máy ảnh Leica. Đó là hình ảnh người ta sẽ nhớ mãi về Tim Page, phóng viên ảnh người Anh nặng tình với VN. 16 tuổi, Tim Page bị một tai nạn giao thông nặng đến mức khi đưa vào bệnh viện người ta đã báo tử. Bàn tay trái và xương chậu của Tim Page bị dập nát. Vì tai nạn đó mà sau này suốt đời ông đi khập khiễng. 

Năm 1965, Tim Page được Hãng thông tấn UPI phái sang Sài Gòn.

Nhiếp ảnh cũng là một “tai nạn” đối với Tim Page – một “tai nạn hạnh phúc” như lời ông. Trưởng phòng đại diện của UPI ở VN khi đó là phóng viên ảnh mang hai dòng máu Pháp-Việt Henri Huet. Người thầy dạy ông về ảnh màu là phóng viên người Anh Larry Burrows.

Lính Mỹ ở Khe Sanh, 1968

Cả hai đều là những phóng viên chiến trường thượng thặng và sau này cùng tử nạn trên một chiếc trực thăng bị rơi trên đất Lào. Ở Sài Gòn, Tim Page sống chung căn hộ với phóng viên ảnh tự do Sean Flynn, thân thiết như anh em ruột thịt. Năm 1970, Sean Flynn cùng một phóng viên ảnh khác, Dana Stone, đi xe gắn máy từ Sài Gòn sang Campuchia và mất tích. Tim Page dành cả 30 năm sau đó để đi tìm những người bạn này. 

Khi VN chào đón hòa bình thì cũng là lúc Tim Page phải vào một bệnh viện tâm thần ở California với 200cc não bộ bị đạn bắn văng mất. Suốt một thời gian dài, Tim Page bị liệt hẳn phân nửa mặ

của LEONARD RAY TEEL – RON TAYLOR

Trần Quang Giư và Kiều Anh biên dịch 

Giới thiệu kiến thức cơ bản và kinh nghiệm của nghề viết báo, làm báo; kỹ năng, phương pháp lấy tin, phỏng vấn, ghi chép, biên tập, phong cách viết... Hi vọng đây là một tài liệu hữu ích dành cho những ai có ý hướng bước vào nghề báo, các sinh viên ngành báo chí, cũng như những nhà báo muốn tham khảo thêm về nghiệp vụ. Sách có bán khắp nơi trong toàn quốc. Giá bìa 40.000 đồng.

t và người bên phải. Đến năm 1979 ông mới hồi phục tinh thần lẫn thể chất và cống hiến những năm tháng còn lại để làm bất tử những người cầm máy ảnh VN và quốc tế đã hi sinh vì cuộc chiến ở Đông Dương (1954-1975). 

Tim Page trở lại VN năm 1980 chụp ảnh cho tờ The Observer, đi cùng đoàn du lịch Anh đầu tiên kể từ khi VN thống nhất. Chính chuyến đi này đã giúp Tim Page đương đầu với mặc cảm tội lỗi của mình - nỗi đau đớn lâu nay luôn giày vò Tim Page vì “lẽ ra mình phải chết rồi!”. 

Năm 1991, ông sang Campuchia làm một bộ phim tài liệu về tông tích của Sean Flynn và Dana Stone, và khám phá hai người bạn của mình đã bị giết hại trong trại tập trung của Khơme Đỏ. Tim Page trở về quê nhà với những chiếc răng còn sót lại của những người bạn đã mất.

Cuối năm ấy, Tim Page thành lập tổ chức Quĩ truyền thông Đông Dương (IMMF), bán đấu giá những bức ảnh của các phóng viên đã từng tường thuật cuộc chiến 30 năm ở khu vực này để quyên góp tiền đào tạo các nhà nhiếp ảnh trẻ VN (*). 

Cùng với Horst Faas, phóng viên ảnh của Hãng AP, Tim Page đã hợp tuyển và xuất bản tập sách ảnh phi thường Requiem giới thiệu tác phẩm của những nhà nhiếp ảnh đã hi sinh vì nghề nghiệp ở VN nói riêng và Đông Dương nói chung. 

Những bức ảnh do Tim Page hợp tuyển giờ đây đã được trưng bày vĩnh viễn tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP.HCM. Tác phẩm của Henry Huet và Larry Burrows - hai người thầy của Tim Page - cũng hiện diện trong số đó. “Đó là cách ghi nhớ công ơn những người đã dạy tôi”- Tim Page nói. 

Tim Page hiện nay định cư ở Úc và giảng dạy môn ảnh báo chí ở Đại học Kent. Chiếc máy ảnh Leica vẫn đồng hành cùng ông. Nhưng sau 30 năm, con người từng nỗ lực ghi nhận những hình ảnh chiến tranh ở VN vẫn không thể chấp nhận những thực tế của chiến tranh. 

Với Tim Page, thực tế phải được kiểm chứng bằng hòa bình. “Reality check with Peace - Hoa Binh”. Đó là lời đề từ mà Tim Page thường ghi tặng những người hâm mộ xin chữ ký của ông.

(*) Tác giả bài viết này dự khóa học về nhiếp ảnh của IMMF tổ chức tại Bangkok và Chiang Mai (Thái Lan) từ 24-4 đến 15-5-2004.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận