TTCT- Trên căn gác nhỏ ở phố Hội Vũ (phường Hàng Bông, Hà Nội), bà giáo già ngồi đan áo len mùa đông mải miết từ đầu thu tới giờ. Mỗi ngày, bà dành tận 5-6 giờ để ngồi kết từng sợi len thành áo. Vàng, xanh, đỏ, tím, trắng... Càng thành thạo kỹ thuật đan, bà càng có cách phối màu làm vui mắt trẻ thơ. Minh họa: Cao Thị Được Áo ấm của bà Doanh được các tổ chức thiện nguyện mang lên tận vùng biên giới Tây Bắc để tặng cho trẻ em nghèo. Những đứa trẻ nghèo, chân trần run rẩy trong nhiều trận rét, đôi má nứt nẻ vì sương giá bám quanh, ăn không đủ no, áo quần không đủ ấm. Khắc nghiệt thiên nhiên trên những bản làng làm cho những đứa trẻ cần biết bao tấm áo che thân, cần những đôi tay cần mẫn như đôi tay bà giáo. Thế cho nên, thành phố chớm lạnh, nhiều đôi tay của người già về hưu lại chăm chỉ kết len thành áo. Có nhiều người đời thường giữ một nguyên tắc: mỗi tháng để dành ra năm trăm ngàn đồng để mua len. Âm thầm và lấy việc làm vui, họ đã trao gửi không biết bao nhiêu tấm áo làm ấm người xa lạ. Như bà Doanh, ngót sáu năm rồi, 80 tuổi, bà vẫn ngồi đan áo. Trong hồi ức về thời bao cấp của bà Tâm Trinh (phường Bưởi), chiếc áo len là chiếc áo ấm nhất dành cho những đứa con của bà mỗi khi thành phố chìm vào đông. Bây giờ cuộc sống đã no đủ, bà lại ngồi đan áo với ký ức xưa, với cả những chộn rộn hôm nay nghĩ cho cả những đứa trẻ mồ côi, khuyết tật. Bao nhiêu em nhỏ ở Trại trẻ em khuyết tật Ba Vì, ở chùa Trăm Gian (Hà Tây), ở chùa Đại Thịnh (Hà Nam)... đã được mặc áo len ấm tình của bà Trinh. Hơn 10 năm rồi, bà Trinh không ngơi tay với que đan, không thôi day dứt về cái lạnh đang đến với người thiệt phận. Bà Quốc, người con gái Quảng Nam di cư ra Hà Nội từ thế kỷ trước, 87 tuổi rồi, đang sống trên một chung cư cũ kỹ. Bà thích đan áo từ thuở còn xuân. Một chiếc áo tươm tất, bà phải khéo léo trong hai ngày. Bà bảo suốt bảy năm qua tự tay đan tặng gần 400 chiếc áo cho những trẻ nghèo, và đó cũng là cách bà tập thể dục cho đôi tay của mình. Còn nhiều người lặng lẽ đan áo để trao gửi hơi ấm mùa đông. Những chiếc áo không nhãn mác nhưng gói trong từng chiếc là một tấm lòng đáng trân quý. Cứ “để gió cuốn đi”. Cứ lặng lẽ sẻ chia dù là việc làm rất nhỏ. Họ hoàn toàn không màng đến tranh cãi ồn ào như một câu hỏi nổi sóng truyền hình dạo trước: “Làm từ thiện để làm gì?”.■
'Nghe nói về phát hiện thuyền cổ, tôi 'đùng đùng' bay ra, về Bắc Ninh...' NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 16/04/2025 2774 từ
Cục Quản lý dược chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng DƯƠNG LIỄU 17/04/2025 Tối 17-4, Cục Quản lý dược cho hay vừa chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương TP Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.
Trung ương đã nghiên cứu rất kỹ khi hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM TIẾN LONG 17/04/2025 Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị cho hay Trung ương đã nghiên cứu rất kỹ để quyết định phương án hợp nhất hai địa phương Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM.
Trung Quốc nhắn Mỹ: 'Muốn tháo chuông thì phải tìm người buộc chuông' THANH BÌNH 17/04/2025 Ngày 17-4, Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng gây áp lực cực độ lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và yêu cầu sự tôn trọng trong bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào.
Phó thủ tướng: Kỹ sư giỏi, tư nhân trả 100 triệu, mình chỉ trả 10 triệu/tháng, sao thu hút được? THÀNH CHUNG 17/04/2025 Về vấn đề tiền lương để thu hút nhân tài, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh phải có cơ chế trả lương như tư nhân và giao quyền tự quyết cho doanh nghiệp.