TTCN - Từ nhiều năm nay, càng chống ngập thì năm sau con số những điểm ngập trong nội thành TP.HCM lại càng cao hơn năm trước (!), gây bao khó khăn cho người dân vì cảnh “sống chung với lũ ngay trong lòng TP”. Trò chuyện với TTCN chung quanh chuyện chống ngập mùa mưa, ông Nguyễn Trọng Luyện, phó giám đốc Công ty Thoát nước đô thị, cho biết: Phóng toTTCN - Từ nhiều năm nay, càng chống ngập thì năm sau con số những điểm ngập trong nội thành TP.HCM lại càng cao hơn năm trước (!), gây bao khó khăn cho người dân vì cảnh “sống chung với lũ ngay trong lòng TP”. Trò chuyện với TTCN chung quanh chuyện chống ngập mùa mưa, ông Nguyễn Trọng Luyện, phó giám đốc Công ty Thoát nước đô thị, cho biết: Toàn thành hiện có 91 điểm ngập, còn những điểm khác thì phải theo dõi hết mùa mưa và có khi phải qua mùa mưa năm sau nữa để xác định có phải chính xác là ngập hay vẫn nằm trong chu kỳ tràn cống cho phép (hai năm). Có bốn dự án lớn đã triển khai nhằm giải quyết cơ bản việc ngập lụt ở nội thành, toàn bộ từ nguồn vốn ODA. Đó là các dự án vệ sinh môi trường tuyến Nhiêu Lộc - Thị Nghè; dự án đại lộ đông tây và môi trường nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé; dự án kênh Hàng Bàng ở quận 5, 6 và 11; dự án Tân Hóa – Lò Gốm để giải quyết cơ bản cho các quận 11, 6, Tân Bình và Tân Phú. Bốn dự án lớn này khi hoàn thành sẽ cơ bản giải quyết được khoảng 61 điểm ngập thường xuyên ở nội thành, ngoài ra còn một dự án đập ngăn triều ở khu vực Bình Thạnh do TP đầu tư khoảng trên 200 tỉ đồng, nhưng khổ nỗi các dự án hiện đang gặp trục trặc đủ thứ. Theo tôi được biết, dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang làm tuyến cống bao thu gom nước, hệ thống ống nước và trạm bơm nước thải ở khu vực cầu Văn Thánh. Dự án đại lộ đông tây và vệ sinh môi trường nước đã chuẩn bị thi công trạm xử lý nước thải. Dự án Hàng Bàng đang thi công tuyến ống thoát nước ở đường Ngô Nhân Tịnh quận 6. Còn dự án Tân Hóa - Lò Gốm đang gặp khó khăn vì còn thiếu khoảng 300 triệu USD để làm hệ thống dẫn nước, trạm bơm và xử lý nước thải… Vì phải chờ quá lâu nên TP đang có dự án khơi thông tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm đoạn từ cầu Ông Buông đến cầu Bà Lài phía hạ lưu trước khi dự án ODA chính thức sẽ giải tỏa rộng hơn và kè bờ, làm đường ống thu gom nước thải..., nhưng ngay ở cả dự án này cũng đang vướng khoảng 400 căn nhà cần giải tỏa chưa có chỗ tái định cư nên từ năm 2002 tới giờ vẫn chưa làm xong... *Cứ ngập là dân kêu trời, họ không hiểu tại sao chuyện thoát nước không giải quyết được rốt ráo? - Cái khó là những dự án ODA đều nằm ngoài tầm tay của ngành thoát nước. Hơn nữa, Công ty Thoát nước đô thị chỉ quản lý khoảng 600/1.400km toàn bộ hệ thống thoát nước của TP, còn lại khoảng 800km cống tuyến các loại do quận huyện quản lý, một số khu vực trực thuộc Khu Đường sông... Cơ chế vậy, phân cấp vậy nên cũng đang có nhiều vấn đề bất cập vì mỗi quận huyện đều có một đội duy tu thoát nước, và trên 20 đội đó nơi làm trước nơi làm sau, chưa nói nhiều đội cũng không thống nhất với công ty... *Chẳng lẽ không có ai quản lý chung? - Tất nhiên có cấp sở điều phối chung nhưng... khó lắm, vì mỗi quận đều có công trình riêng với bao nhiêu việc phải làm, có quận thì “chịu” công ty, quận thì không nên chuyện phối hợp thật gian nan! Phân cấp là chủ trương của thành phố ai cũng ủng hộ nhưng phải phân cấp như thế nào để không có tình trạng phân tán và việc duy tu nạo vét được tiến hành đồng bộ vì hệ thống cống chung liên thông của cả thành phố nằm dưới lòng đất không phải ai cũng có thể nhìn thấy như một con đường trên mặt đất… *Việc tận dụng các hồ trong nội ô để điều tiết nước mưa gần đây đã được đề cập tới , nhưng đã làm được gì chưa, thưa ông? - Giải pháp này đã được áp dụng tại điểm ngập đường 3/2. Sau khi làm hệ thống dẫn nước, nạo vét lòng hồ để chứa nước thì tình trạng ngập ở khu vực này đã giảm. Riêng điểm ngập nặng ở quãng đường ngang công viên Hoàng Văn Thụ và các đường Phan Đình Giót, Phổ Quang… lân cận ngay cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, Sở Giao thông – công chánh cũng đã tính toán sử dụng hồ trong công viên hiện có (diện tích khoảng 7.500m2 có khả năng chứa 18.000m3 nước) nhưng chưa thể thực hiện được vì gặp phản ứng của của một số đơn vị liên quan. Tương tự, hồ công viên Đầm Sen với diện tích khoảng 6ha cũng đã được tính toán để có khả năng chứa được khoảng 60.000m3 nước mưa, giảm ngập trong khu vực cho quận 11 rất lớn nhưng cũng không thể triển khai vì khu vực lân cận có nhiều nhà máy, xí nghiệp nên nước bẩn sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều… Ngoài ra, còn một số hồ như hồ công viên cư xá Thanh Đa (Bình Thạnh), hồ Phú Lâm (quận 6)… nếu tính toán và thỏa thuận được thì sẽ làm giảm ngập ở những khu vực này. Đúng là cho đến bây giờ mới thấy trong một đô thị lớn như TP.HCM vai trò của những hồ điều tiết nước mưa quan trọng như thế nào: hồ còn là nơi điều hòa môi sinh môi trường, tạo cảnh quan đẹp và giảm chi phí cho hệ thống chống ngập rất lớn. Chính vì vậy ở những dự án mới ở các vùng ven các nhà quản lý cần nhìn xa hơn, phải giữ ngay những cái hồ và hệ thống kênh rạch nếu không sau này việc thoát nước sẽ thật nan giải… Tình trạng đáng báo động hiện nay là thiếu trầm trọng hệ thống cống và cơ sở hạ tầng trong khi quá trình xây dựng và đô thị hóa lại phát triển quá nhanh. Điển hình là Bình Chánh, trước đây hầu hết nước mưa đều được thoát tự nhiên ra hai bên đường, đồng ruộng, hiện tại nhà phố đã tràn ra hết mặt đường, trong khi hệ thống thoát nước không có, các tuyến đường trở thành nơi chứa nước sau mỗi trận mưa. Đó là chưa kể đến tình trạng lấn chiếm, san lấp vô tội vạ kênh rạch để xây nhà khiến nước mưa không còn đường thoát… Hầu hết những dự án các khu đô thị mới đều chỉ quan tâm việc san lấp cốt nền, cao độ riêng khu vực của mình còn thì không quan tâm nước chảy đi đâu vì thế cứ có hai dự án thì bên cao, bên thấp… tất cả gánh nặng thoát nước lại dồn lên vai cơ quan chuyên môn, trong khi công ty không có ngân sách để làm những dự án lớn.
Nhiếp ảnh gia chiến trường Thomas Billhardt: Cô ấy chỉ mơ một cốc nước chanh đá… CODET HANOI 30/04/2025 2202 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân THÀNH CHUNG 05/05/2025 Nghị quyết mới của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành nhấn mạnh kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.
Chính thức trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 TIẾN LONG 05/05/2025 Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Đề nghị có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức phải di chuyển nơi ở khi sáp nhập tỉnh THÀNH CHUNG 05/05/2025 Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức phải di chuyển nơi ở đến làm việc ở trung tâm hành chính mới.
Ukraine phóng drone vào Matxcơva, Nga tấn công drone gây nổ lớn ở Kiev THANH BÌNH 05/05/2025 Sáng 5-5 (giờ địa phương), thị trưởng Matxcơva cho biết các đơn vị phòng không của Nga đã phá hủy 4 máy bay không người lái (drone) của Ukraine bay về phía Matxcơva.