TTCT - Bạn muốn có bức La Joconde để treo trong phòng khách? Đó là mơ ước có thể thực hiện mà không sợ phải vào tù vì tội ăn trộm tranh. Bởi bạn có thể đặt chép bức tranh của danh họa Leonard de Vinci này ở Đại Phiên (Dafen), một thị trấn thuộc đặc khu kinh tế Thâm Quyến, cách Hong Kong 30km về phía bắc. Phóng to Thu nhập của “công nhân hội họa” khá cao, có thể nuôi cả gia đìnhTTCT - Bạn muốn có bức La Joconde để treo trong phòng khách? Đó là mơ ước có thể thực hiện mà không sợ phải vào tù vì tội ăn trộm tranh. Bởi bạn có thể đặt chép bức tranh của danh họa Leonard de Vinci này ở Đại Phiên (Dafen), một thị trấn thuộc đặc khu kinh tế Thâm Quyến, cách Hong Kong 30km về phía bắc. Ở Đại Phiên, chỉ có hoạt động chép tranh là rôm rả nhất, đến nỗi nơi đây được đặt tên là “thị trấn tranh sơn dầu Đại Phiên”. Ngay cổng vào thị trấn cũng đặt một bức tượng người khổng lồ tay cầm cọ vẽ. 5 triệu tranh/năm Tại đây có hơn 8.000 “công nhân hội họa” sẵn sàng phục vụ bạn. Họ cần cù làm việc, miệt mài chép các bức họa nổi tiếng nhất của de Vinci, Klimt hoặc Picasso. Mỗi năm, họ “sản xuất” 5 triệu bức tranh! Xưởng chép tranh đầu tiên của Đại Phiên được thành lập vào năm 1989. Năm đó, Hoàng Giang (Huang Jiang) - một họa sĩ Hong Kong - đã đến đây để mở xưởng, nhằm tận dụng ưu điểm của Thâm Quyến: tiền công lao động thấp, tiền thuê nhà xưởng không cao. Từ năm 1990 đến nay, cứ mỗi 45 ngày, xưởng của Hoàng Giang lại cung cấp cho các siêu thị thuộc hệ thống Wal-Mart của Mỹ 50.000 bức tranh. Tính tới nay, khoảng 600 nhà kinh doanh đã mở xưởng chép tranh tại Đại Phiên. Xưởng tranh chỉ là căn nhà bình thường, tầng trệt dành làm nơi giao dịch; tầng một, xưởng vẽ, cạnh đó là nơi ngủ nghỉ của công nhân hội họa. Tranh chép xong thường được kẹp lên dây phơi áo quần trong nhà bếp hoặc buồng tắm. Chép tranh không phải là công việc nặng nhọc, mà thu nhập lại cao so với công việc đồng áng. Việc chép tranh phù hợp với cả những người khuyết tật nhẹ. Bởi vậy, họ chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong số các công nhân hội họa mà tuổi trung bình là 25. Công nhân hội họa làm việc trong mát 10 giờ/ngày, sáu ngày/tuần. Họ hưởng 290-485 euro/tháng. Người chỉ vẽ các chi tiết thì lĩnh 193-290 euro/tháng. Mức lương này cũng cao hơn so với thu nhập của công nhân làm việc trong các nhà máy Thâm Quyến. “Chúng tôi tạo công ăn việc làm cho người Trung Quốc. Khách hàng thì hài lòng. Cho tới nay, chúng tôi chỉ bị trả lại tranh hai lần” - Arnaud Duquenoy, một nhà nhập khẩu tranh chép ở Paris, cho biết. “Giá bán tùy thuộc kích thước của bức tranh và tầm vóc của danh họa. Tranh của Ingres khoảng 300 euro, đắt hơn tranh của Picasso. Với giá đó, chúng tôi không muốn thấy những bức tranh chép bình thường như kiểu tranh chép được bày bán tại Wal-Mart”. Tranh giá dễ mua Duquenoy có thể bán tranh chép với giá dễ mua bởi vì ông đặt tranh chép theo dây chuyền, mỗi người mỗi việc, giống như trong nhà máy. Tùy tay nghề cao thấp, mỗi công nhân hội họa sẽ chép một phần của bức tranh. Đối với bức La Joconde chẳng hạn, người thì vẽ cây, kẻ chuyên tô màu nâu sáng. Có công nhân chỉ vẽ khuôn mặt của nàng Mona Lisa. Tuy nhiên, vẫn có thể bắt gặp tại Đại Phiên các “chuyên gia” về Picasso hoặc thợ chép tranh ấn tượng, trừu tượng và cổ điển. Họ được trả tiền theo sản phẩm. Vũ Hán Vũ (Wu Han Wu) chẳng hạn là một trong số các công nhân hội họa tay nghề cao. Anh chỉ chép tranh hoa hoặc phong cảnh. Mỗi ngày anh có thể chép được 15-30 bức tranh phong cảnh. Một số công nhân hội họa cũng cho biết họ có thể chép tốc độ trung bình tám bức Van Gogh mỗi ngày. Trương Lý Binh (Zhang Libing) là một chuyên gia như thế. Anh cho biết trước nay đã chép được 20.000 bức tranh của Van Gogh! Nhiều hơn danh họa Hà Lan này đến 25 lần, bởi cả đời Van Gogh chỉ sáng tác có 800 bức tranh. Jean-Marc Gillet, chủ tịch Hội Những người chép tranh các bảo tàng Pháp, nghi ngờ con số trên. Theo ông, phải mất ít nhất 30 giờ để chép một bức Van Gogh. Đó là chưa kể thời gian cần thiết để tranh ráo mực từ 8-10 giờ. Ông cũng cho biết tranh chép tại Paris luôn mắc hơn tranh chép ở Đại Phiên. Một bức chép tại Paris có giá bán 2.000-3.000 euro. Người chép cũng phải vào viện bảo tàng làm việc với nguyên bản. “Các bản chép thật sự của chúng tôi luôn khác biệt. Đó là điều làm nên giá trị của bức tranh chép” - Gillet cho biết. Phóng to Công nhân nằm ngủ ngay trong xưởng chép tranh Tranh chép xong có thể được kẹp lên dây phơi chung với áo quần Trong một xưởng chép tranh, nơi mỗi người mỗi việc
200 y bác sĩ ở TP.HCM xuyên đêm ghép tạng cứu 4 người TTXVN 26/01/2025 Những ngày cận Tết bận rộn, hơn 200 y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã chạy đua lấy và ghép tạng cho 4 bệnh nhân từ một người hiến chết não.
VietinBank rao bán những khoản nợ xấu 'lạ lùng' BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu.
Vụ sầu riêng gặp khó xuất khẩu sang Trung Quốc: Tuyệt đối không sử dụng vàng O để sơ chế CHÍ TUỆ 26/01/2025 Dù có 7 trung tâm xét nghiệm chất vàng O được Trung Quốc công nhận nhưng để xuất khẩu sầu riêng được thuận lợi thì các doanh nghiệp tuyệt đối không sử dụng chất vàng O để sơ chế, đóng gói.
Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc CHÂU TUẤN 26/01/2025 Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc.