"Cùng nhau tìm kiếm bản sắc" - cuộc chạy đua vô vọng?

ĐÀO MINH HIỆP (PHÚ YÊN) 18/06/2012 08:06 GMT+7

TTCT - Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái từ ngàn đời nay và ở bất cứ xã hội hay thời đại nào luôn là một vấn đề làm bận lòng các bậc phụ huynh. Chính mối quan hệ này là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên tính cách của con người.

Bọn trẻ sẽ dắt ta đi?

LTS: Khác với những ý kiến khá đồng thuận ở số trước, tham gia cuộc tranh luận “Bọn trẻ sẽ dắt ta đi?” (xem TTCT từ số 3-6) kỳ này là hai ý kiến ở hai chiều đối nghịch, xuất phát từ những góc nhìn khác nhau.

Theo chứ không bị dắt

Phóng to
Minh họa: Bích khoa

Trong quá trình trưởng thành, vốn kiến thức của con cái cũng được nâng lên qua trường lớp và môi trường giao tiếp, cùng với những nhu cầu riêng của cuộc sống bản thân, con cái dần dần có xu hướng tách khỏi vòng tay cha mẹ và tổ ấm gia đình để tạo lập một cuộc sống riêng cho bản thân và gia đình mình. Đó là quy luật xã hội tất yếu mà không một vòng tay tình cảm nào của cha mẹ có thể níu giữ và cũng không nên níu giữ, vì mỗi con người phải có cuộc sống riêng của chính mình. Cùng với sự trưởng thành, con cái sẽ hình thành nên bản sắc và cá tính riêng. Vấn đề là trong quá trình tìm kiếm và gìn giữ bản sắc riêng đó, mối quan hệ tình cảm truyền thống giữa con cái và cha mẹ sẽ bị ảnh hưởng ra sao.

Trong bài “Bọn trẻ sẽ dắt ta đi?”, tác giả Lê Thanh Hải đặt vấn đề thế hệ con cháu ngày nay chịu ảnh hưởng từ nhiều mối quan hệ khác nhau, tiếp thu được nhiều kiến thức và có nhiều niềm đam mê mới, nên các bậc phụ huynh “nếu không học hỏi con cháu để tạo mối dây gắn kết thì đến một ngày bọn già chúng ta sẽ cô đơn ngồi tranh cãi trên mảnh đất không còn đơm hoa kết trái”. Và kêu gọi cha mẹ cùng với con cháu phải “cùng nhau tìm kiếm bản sắc”?!

Theo chúng tôi, đặt vấn đề như vậy là hơi cường điệu và không thực tế. Bởi lẽ mỗi thế hệ, mỗi lứa tuổi đều có những thế mạnh, sở thích, khả năng và những mối quan tâm riêng của mình. Chẳng hạn cha mẹ thích nhạc cổ điển, không thể vì con cái mà suốt ngày phải nghe pop, rock hay hip hop, con cái thích chat thì cha mẹ cũng phải chat theo... Không ai có thể bắt mình phải sống khác đi để theo kịp người này người nọ, để giữ cái này cái kia, vì như vậy sẽ đánh mất chính bản thân mình.

Vấn đề cần xem xét ở đây là với quy luật xã hội tất yếu như vậy, cha mẹ có cần phải “vượt qua cái tôi - ego” của mình (lời tác giả), phải chấp nhận “trứng khôn hơn vịt” để chạy đua với con cái trong việc cập nhật các kiến thức và những đam mê của con cái như Walkman, game online, chat, blog, Internet... để “tạo mối dây gắn kết” với chúng, như bài báo đã đặt ra? Theo chúng tôi, điều này chỉ phù hợp với một số ít cộng đồng người Việt di dân ở nước ngoài, vì ở đó giới trẻ chỉ có duy nhất mối dây liên hệ với truyền thống dân tộc là qua cha mẹ, nhưng nếu sống tại quê hương thì còn nhiều mối dây tình cảm khác nữa.

Mối dây gắn kết - nói một cách dễ hiểu hơn là mối quan hệ tình cảm giữa con người với con người, trong đó có cha mẹ và con cái, không chỉ dựa trên cơ sở là sự giống nhau về sở thích hay kiến thức, mà chủ yếu dựa trên một yếu tố khác quan trọng hơn nhiều: đó là nền tảng đạo đức. Chính nền tảng đạo đức này mới là yếu tố quyết định trong mối quan hệ tình cảm giữa con cái với cha mẹ và với cộng đồng xã hội. Tư cách đạo đức của con cái phải được dạy dỗ, vun đắp từ khi còn nhỏ tới khi trưởng thành. Con cái có đạo đức, dù bằng cấp, kiến thức đầy mình, có đam mê tìm hiểu thế giới đến đâu cũng không bao giờ xa lánh, ruồng bỏ cha mẹ, dù họ chỉ là những nông dân chân lấm tay bùn hay làm nghề sửa móng tay để nuôi chúng ăn học. Còn nếu con cái đã không được dạy dỗ đến nơi đến chốn về mặt tư cách đạo đức, thì dẫu cha mẹ có cố gắng “nâng cấp” kiến thức của mình đến mấy cũng vô ích.

Việc con cái phải thường xuyên trau dồi kiến thức, học hỏi nhiều điều ở thế giới xung quanh là xuất phát từ nhu cầu của chính mình để có cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm vững chắc, nuôi sống bản thân và gia đình mình, để hòa nhập với xã hội nước sở tại (đối với cộng đồng Việt kiều). Còn đối với các bậc phụ huynh, nếu họ có muốn cập nhật những kiến thức này nọ của cuộc sống đương đại thì phải bắt nguồn từ nhu cầu hiểu biết và khả năng sử dụng chúng trong đời sống thường nhật của chính mình, chứ không phải để chạy đua trong một cuộc marathon không cân sức với con cái.

__________

Năm 2010, khi sang Nhật Bản tôi gặp một cô gái Nhật lấy tên Việt là Na. Cô cho biết ở Nhật có rất nhiều trẻ em gốc Việt, hoặc bố mẹ cùng người Việt, nhưng phần nhiều là bố Tây mẹ Việt, trong trường hợp này ngôn ngữ là một vấn đề lớn của gia đình. Trẻ con nói tiếng Nhật, bố nói tiếng Anh, mẹ nói tiếng Việt, và kết quả là trong một mái nhà họ trò chuyện với nhau được rất ít. Ở Nhật, trẻ em gốc Việt không có điều kiện tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Cô Na đang vận động vài tổ chức làm một số sách tiếng Nhật và Việt cho trẻ em Việt với nội dung văn hóa Việt Nam.

Câu chuyện của cô Na cũng rất chung cho nhiều nước có trẻ em gốc Việt theo nhiều cách. Song cái chính là bây giờ người ta hiểu văn hóa dưới lăng kính thiên về kỹ thuật và kinh tế, mà hai cái đó người Việt chưa có mấy thành tựu, nên không có gì để khuyến dụ thanh thiếu niên tìm về văn hóa Việt, nhất là văn hóa truyền thống. Ở trong nước tình hình cũng không mấy khả quan, rất ít sách soạn riêng cho lớp trẻ tìm hiểu một cách chân xác và phổ thông về văn hóa Việt Nam. Các bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến bồi dưỡng tiếng Anh, vi tính, kỹ thuật, thương mại và coi văn hóa như là một thứ tranh ảnh, có thì càng tốt, không có cũng không sao.

Sự thất vọng về hoàn cảnh thực tại cũng là một nguyên nhân khiến thanh niên không tha thiết với văn hóa truyền thống, và tại sao họ lại không nghĩ chính họ muốn làm ra cái gì mới mà cha anh không làm được, bởi cái nền văn hóa giàu tính huyền hoặc, luôn kết hợp với tín ngưỡng, ít tính thực chứng hơn rất nhiều với xã hội khoa học phương Tây"

Ở Mỹ, nhiều trẻ em gốc Việt đăng ký học tiếng Việt như là một thứ ngoại ngữ, song không có cách gì ứng dụng được tiếng Việt trong thế giới kỹ thuật hiện đại, ví dụ như ngay các lệnh trong máy tính dùng tiếng Anh vẫn chính xác hơn, chưa kể tiếng Việt của họ không để đọc được văn học hay sách nghiên cứu. Một ngôn ngữ không dùng để đọc văn chương, hay không dùng được, thì thật khó khăn để nhận biết những cái thuộc nguồn gốc văn hóa. Một quan niệm đang phổ biến là văn hóa Việt hiện tại đã không nâng được dân tộc lên trên trường quốc tế. Chưa kể nó đầy hạn chế bởi các tâm tính truyền thống trong xây dựng một xã hội công nghiệp hiện đại.

Người ta sinh ra và lớn lên trong một môi cảnh tự nhiên, không lựa chọn được. Giống như người ta thường nói không thể lựa chọn được cha mẹ, nơi sinh ra và lúc sinh ra. Văn hóa lại bắt đầu từ cái không thể lựa chọn này. Cho nên dù là người Việt sinh ở Mỹ thì văn hóa Mỹ mới là những tiếp xúc ban đầu, trở về cội nguồn là một câu chuyện hoàn toàn khác, có thể có, có thể không. Trong hơn 20 năm phát triển kinh tế thị trường, môi trường sống, làng xã cổ và nhiều di sản văn hóa ít nhiều bị tàn phá. Sự cảm nhận văn hóa bằng hình ảnh còn quan trọng hơn là đọc, hay ít nhất nó thay thế cho ngôn ngữ khi người ta không thông thạo. Sự thất vọng về hoàn cảnh thực tại cũng là một nguyên nhân khiến thanh niên không tha thiết với văn hóa truyền thống, và tại sao họ lại không nghĩ chính họ muốn làm ra cái gì mới mà cha anh không làm được, bởi cái nền văn hóa giàu tính huyền hoặc, luôn kết hợp với tín ngưỡng, ít tính thực chứng hơn rất nhiều với xã hội khoa học phương Tây. Nếu cần tiếp xúc với Phật giáo thì chính hiện tại người phương Tây đã tìm được con đường sáng sủa hơn nhiều, đi ngay đến giác ngộ trong đời sống thực tại.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận