TTCT - Đọc cuốn sách Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam của TS Hoàng Văn Hiển, NXB Chính Trị Quốc Gia, tôi phát hiện một chi tiết thú vị về sự học của người Hàn. Đó là chi tiết về câu thành ngữ “Ngưu cốt tháp”. Trong giờ luyện thi đại học của học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Như HùngGiáo dục gắn liền với cứu nước“Sự tích” của câu thành ngữ này có bối cảnh như sau: Từ sau năm 1945, Hàn Quốc bắt đầu công cuộc tái kiến thiết đất nước trên nhiều lĩnh vực nhưng hướng trọng tâm vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và bước đầu phát triển kinh tế, ổn định xã hội dựa vào nguồn ngoại viện, chủ yếu là của Mỹ. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc tuy để lại những hậu quả to lớn, nặng nề nhưng không làm ý chí phấn đấu vươn lên của người Hàn Quốc bị giảm sút, trái lại đã giúp họ có những nhận thức sâu sắc rằng: chỉ có sự phấn đấu của chính mình mới có thể đem lại một tương lai tươi sáng cho quốc gia - dân tộc, cho cộng đồng và cho chính bản thân. Trong đó, giáo dục - đào tạo được coi trọng, được xem là một giá trị xã hội và cơ hội tiến thân lập nghiệp của mọi người. Hơn thế nữa, giáo dục gắn liền với cứu nước, là một quyết sách của phát triển. Vào thời điểm này, ở Hàn Quốc đã xuất hiện thành ngữ đặc biệt “Ngưu cốt tháp”, nghĩa là tháp làm bằng xương bò, cha mẹ bán tài sản căn bản của gia đình là con bò để đầu tư cho con cái đi vào “tháp” (ăn học) vốn trước đây chỉ dành riêng cho số ít học giả ưu tú. Việc xem giáo dục gắn liền với cứu nước, là quyết sách của phát triển đã đưa Hàn Quốc đứng vào hàng các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện nay. Chiến lược đầu tư cơ bản vào giáo dục của Hàn Quốc được tập trung thực hiện nghiêm túc, quy mô lớn ngay từ các cấp tiểu học và trung học. Người Hàn Quốc thường bảo nhau: “Ngủ năm tiếng một đêm thì thành công, còn ngủ sáu tiếng thì thất bại” để ám chỉ những người chăm chỉ, có ý chí sẽ có kết quả tốt trong công việc. Và truyền thống tôn sư trọng đạo được người Hàn đề ra gần như tuyệt đối “Không được giẫm lên dù chỉ là cái bóng của thầy”.Nước ta có “Ngưu cốt tháp” không?Lịch sử Việt Nam ghi nhận nhiều trạng nguyên xuất thân gia cảnh bần hàn, nghèo đến nỗi không có trâu, bò để bán. Nhưng ý chí ra làm quan giúp dân, giúp nước và ước vọng muốn trả xong nợ công danh đã là những động lực thúc đẩy các trạng để lại tiếng thơm lưu truyền muôn đời.Ngày nay, cứ đến mùa thi đại học, các gia đình nông thôn nghèo mong muốn con mình được đổi đời, sang trang mà chấp nhận bán thóc, bán lợn, gà... chỉ để cho con thỏa sức vượt “vũ môn”. Nhiều em đã chạm được tay vào cánh cửa đại học nhưng cũng nhiều em không với tới. Nhiều em do ham vui với chúng bạn, thích thú với ánh đèn phố phường mà quên đi cảnh bố mẹ lam lũ dưới cánh đồng trong cái nắng hạn cháy người, quên đi cái cảnh u sầu của làng xóm trong những ngày nơm nớp lo mất mùa. Nhiều em con nhà khá giả tiêu tiền không biết nghĩ, hết thì lại xin, khi cá độ, theo chân mùa World Cup rạo rực về trên từng ngõ xóm của sinh viên “về kinh ứng thí”!... Thiết nghĩ, con nhà giàu, con nhà nghèo cũng đều do bố mẹ nuôi dưỡng mà thành. Bố mẹ nào cũng phải bỏ công sức lao động ra để kiếm tiền, và tùy theo cách thức lao động nặng nhọc hay nhẹ nhàng mà cách sử dụng đồng tiền đó khác nhau. Tuy nhiên, đồng tiền thì có chung một mệnh giá và chẳng ai phân biệt đồng tiền nào của nhà nông hay doanh nghiệp để có cách tính khác nhau. Với một nước còn nhiều khó khăn như nước ta, “cần, kiệm” là việc nên làm, đừng phung phí tiền bạc cũng như thời gian vô ích. Đó là chưa kể đến việc giá thuê nhà trọ, giá cả sinh hoạt tăng cao cũng làm chi phí xây “tháp” tăng theo tỉ lệ thuận. Như vậy, hiện nay đâu phải gia đình chỉ bán đi một con bò...Nếu ai từng đọc cuốn sách Thuật ứng xử với đời của tác giả Hoàng Xuân Việt (NXB Đồng Tháp) hẳn biết chương VII với tựa đề “Mỗi người hãy tự xây kim tự tháp cho mình”, đó cũng là câu mà tôi thích nhất bởi nó cho người ta tính tự chủ trong cuộc sống. Thay vì có một cái tháp bằng xương bò, bạn hãy cố gắng từ từ thay nó bằng một cái tháp mới với chân tháp có thể bằng bất cứ chất liệu gì mà bạn đã nỗ lực tạo ra bằng sức lao động và ý chí của chính mình. Xin được kết thúc bài viết ngắn gọn bằng lời kết của tác giả Hoàng Xuân Việt: “Nghịch cảnh dù ác liệt đến đâu cũng nỗ lực tìm trong nó một tia sáng hi vọng. Luôn chồm lên chuyển bại thành thắng. Bật lên trong đêm tối bi quan một ánh lửa lạc quan, đó là chìa khóa để bạn mở các cánh cửa lập thân mà có chân giá trị trên đời”. Tags: Ngưu cốt thápThuật ứng xử với đờiQuá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Ông Trump dọa áp thuế 100% với nước nào làm ăn với Nga DUY LINH 14/07/2025 Ông Trump dọa áp thuế 100% với nước giao thương cùng Nga nếu Matxcơva không đạt thỏa thuận ngừng bắn Ukraine trong 50 ngày.
Khởi tố 18 bị can ở Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ hơn 75 tỉ đồng để cấp khống giấy tờ DANH TRỌNG 14/07/2025 Tối 14-7, Bộ Công an cho biết văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.
Giám đốc Công an Hà Nội: Ở thủ đô sẽ không có cảnh sát giao thông ngoài phố, thay thế bằng camera AI PHẠM TUẤN 14/07/2025 Giám đốc Công an Hà Nội cho biết dự kiến đến 18-12, khi lắp đủ camera AI, giao thông Hà Nội sẽ không cần cảnh sát giao thông nữa.
Cách cựu trợ lý của cựu chủ tịch Quốc hội 'tác động' cho Tập đoàn Thuận An THÂN HOÀNG 14/07/2025 Ông Phạm Thái Hà, cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu trợ lý của nguyên chủ tịch Quốc hội, bị viện kiểm sát truy tố với cáo buộc nhận 750 triệu đồng sau khi có tác động giúp Tập đoàn Thuận An trúng thầu.