TTCT - Giống như nhiều thứ ở hai bên chiến tuyến, sau một năm cuộc chiến Nga - Ukraine, sự phân kỳ đang ngày càng trở nên rõ rệt bao gồm cách thức tiến hành chiến tranh. Lúc đầu, trong những ngày tháng 2 và 3-2022, khi cố gắng chiếm được Kiev bằng một chiến thuật tốc chiến tốc thắng, Nga nỗ lực gây bất ngờ dựa trên phương tiện chiến tranh hiện đại, những lệnh điều quân cấp tốc, và các lực lượng kỳ binh, hướng tới một chiến thắng chóng vánh, dứt điểm. Nhưng chiến thuật đấy đã không thành công, và theo thời gian, các lực lượng Nga dựa vào lối đánh truyền thống hơn, với những cuộc tấn công chủ yếu bằng pháo binh và bộ binh, chiếm đóng lãnh thổ và lấn dần từng điểm mốc đô thị chiến lược.Ảnh: Grid NewsUkraine cũng đã thay đổi: quân đội của họ chiến đấu ngày càng giống phương Tây hơn, với đòi hỏi phải cơ động, kỷ luật và sáng tạo. Nhờ sự hỗ trợ của vũ khí, thông tin tình báo, và có thể là cả hỗ trợ chỉ huy chiến dịch từ nhiều quân đội tiên tiến trên thế giới, họ đã giành lại một phần lãnh thổ. Tuy nhiên, những hỗ trợ này cho tới giờ, chủ yếu do Mỹ lo ngại cuộc chiến leo thang và muốn kiểm soát không cho chiến sự lan rộng, chỉ cho phép Ukraine nhắm vào quân đội Nga. Ở chiều ngược lại, Nga có thể nhắm vào việc khuất phục hoàn toàn Ukraine: những cuộc tấn công là vào cả lực lượng vũ trang, cơ sở hạ tầng, lẫn không kích các đô thị lớn.Hồi Thế chiến II cũng đã từng diễn ra các cuộc không kích sâu trong lãnh thổ Đức, hay việc Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945, hoàn toàn nhắm vào các đô thị dân sinh. Thừa hư trực nhậpCho tới giờ, kinh nghiệm chiến trường cho thấy những chiến thắng quan trọng nhất của hai phía là ở những nơi phòng tuyến đối phương mỏng nhất. Bước tiến của Nga mạnh mẽ nhất trong khoảng 6 tháng đầu, khi lực lượng của họ có ưu thế của bất ngờ và di chuyển rất nhanh. Ở miền nam, họ hầu như không gặp kháng cự. Nơi đây phòng tuyến của Ukraine tỏ ra lỏng lẻo, đặc biệt là ở Kherson. Nhưng ở bắc Ukraine, nơi lực lượng Kiev tập trung dày nhất, Nga đã không đạt được gì đáng kể và cuối cùng phải rút lui.Về phần họ, chiến dịch ấn tượng nhất của Ukraine, ngoài trận phòng thủ Kiev, là cuộc phản công ở Kharkov hồi tháng 9. Lực lượng Ukraine tận dụng được tuyến phòng ngự mỏng và tổ chức lơ là của Nga khi các chỉ huy hiện trường phía Nga có vẻ quá tập trung cho Donesk và Kherson - những nơi trong nhiều tháng đã được đồn đại sẽ là nơi Ukraine mở chiến dịch. Nhưng ở những khu vực Nga có chuẩn bị bố phòng rồi tăng viện binh nhờ cuộc động viên sau đó, Ukraine không đạt được bước tiến nào đáng kể. Chiến dịch tái chiếm Kherson của Ukraine cũng khởi đầu chậm chạp. Dù họ tái chiếm thủ phủ tỉnh này, thành phố cùng tên, vào tháng 11, diễn tiến đó chủ yếu là do phía Nga thấy sau khi tuyến tiếp tế của họ bị cắt, việc cố gắng giữ Kherson không còn đủ giá trị nữa và chủ động rút đi.Thế bế tắc được duy trì tới nay. Cuộc chiến được dự báo sẽ còn dai dẳng. Ảnh: DWNhưng nhiều thay đổi thực tế đã khiến tư duy về chiến tranh tổng lực cũng phải được điều chỉnh. Trước hết là nguy cơ chiến tranh hạt nhân - một lần nữa hiển hiện khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21-2 tuyên bố Matxcơva sẽ đình chỉ thỏa thuận thanh tra, kiểm soát và thông tin về vũ khí hạt nhân quan trọng nhất thế giới với Mỹ - New START. Giới phân tích cho rằng việc Nga không rút hẳn khỏi thỏa thuận này cho thấy ông Putin vẫn còn muốn chừa đường thương lượng, nhưng như vậy cũng là đủ để không chỉ Ukraine hay châu Âu mà cả thế giới một lần nữa phải lạnh gáy.Thứ hai là nhận thức ngày càng tăng về đạo lý phải tránh thương vong cho dân thường. Nhưng đó không chỉ là đạo lý, mà còn là vấn đề lợi ích thực tế của các bên tham chiến. Trong chiến tranh hiện đại, bên tham chiến nào gây thương vong cho dân thường, không kể phe phái và quốc tịch, nhiều khả năng sẽ gặp bất lợi hơn là những lợi ích đạt được, về mặt hình ảnh, cả đối nội lẫn đối ngoại, huy động uy tín quốc tế, và cuộc chiến truyền thông. Chính ở Ukraine, cả hai bên đều ra sức cáo buộc nhau nhắm vào dân thường (Ukraine với Nga), hay lấy dân thường làm lá chắn (Nga với Ukraine).Cuối cùng là sự phát triển của công nghệ vũ khí, đặc biệt là vũ khí chính xác từ cuối những năm 1970 tới nay. Trên lý thuyết, khi các cường quốc quân sự đã có khả năng sở hữu vũ khí dẫn đường bằng vệ tinh với độ chính xác tính bằng mét, thậm chí là cm, thì không có lý do gì để biện minh cho thiệt hại với thường dân nữa. Thế cục xoay vần, vũ khí chính xác làm sống dậy luận thuyết chiến tranh cổ điển: một công việc chuyên nghiệp, chỉ của những người mặc áo lính, và phải có luật chơi ít ra là tương đối rõ ràng.Cả vũ khí chính xác hiện đại và chiến tranh cổ điển kiểu chiến hào đều xuất hiện ở Ukraine. Ảnh: APNhưng hy vọng về những cuộc chiến không có thương vong thường dân là chuyện xa vời. Gần đây nhất ở Iraq và Afghanistan chẳng hạn, Mỹ rút tỉa bài học quá khứ từ chiến tranh Việt Nam và cố gắng tránh thương vong cho dân thường nhằm thu hút sự ủng hộ hay ít ra là không khiến dân chúng quay ra chống lại họ. Tuy nhiên, những nỗ lực đấy vẫn rất hạn chế và cơ bản đã thất bại, nhất là khi các chỉ huy của Mỹ đánh giá rằng lực lượng của họ có thể bị đe dọa. Đó là chưa kể rất nhiều vụ bắn giết nhầm bằng máy bay không người lái. Tất cả khiến cuối cùng dân Iraq và Afghanistan vẫn không thể ưa nổi lính Mỹ."Vấn đề cơ bản với chiến tranh là bắt đầu bao giờ cũng dễ hơn nhiều so với kết thúc", tạp chí Mỹ Foreign Affairs ngày 17-2 bình luận. Ở Ukraine, cuộc chiến tiêu hao thật ra đã bắt đầu sau khi Nga bị đẩy khỏi mặt trận phía bắc trong nỗ lực bất thành hòng dứt điểm Kiev ngay những tuần lễ đầu tiên. Về cơ bản, Nga hiện dựa chủ yếu vào sức mạnh áp đảo để tấn công không chỉ quân đội mà cả cơ sở hạ tầng Ukraine, với hy vọng về lâu dài có thể đánh gục đối thủ. Ngược lại, con đường chiến thắng của Ukraine là phải chiến đấu thông minh và hiệu quả hơn, để buộc được Matxcơva ít ra là ngồi xuống bàn đàm phán với lợi thế trên chiến trường. Hai chiến lược khác nhau đó được dự báo sẽ đối mặt với thử thách khắc nghiệt nhất trong những ngày sắp tới, vào lúc tuyết đã tan và những chiếc xe tăng sẽ lăn bánh dễ dàng trở lại…■ Tuần lễ vừa qua đã diễn ra hàng loạt biến cố cho thấy cuộc chiến sắp bước vào một giai đoạn mới với nhiều lo lắng hơn là hy vọng cho hòa bình.Trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang Nga ngày 21-2, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố đình chỉ hiệp ước thanh sát vũ khí hạt nhân Nga - Mỹ (New START), dù vài giờ sau đó, Bộ Ngoại giao Nga thông báo quyết định này "vẫn có thể đảo ngược". Trong bài phát biểu, ông Putin cũng nói nước Nga đang đứng trước "thời khắc sống còn", trong khi các nước phương Tây tìm cách "đánh lạc hướng dư luận". "Họ tìm cách sử dụng những nguyên lý dân chủ và tự do để bảo vệ các giá trị toàn trị của họ và cố gắng đánh lạc hướng dư luận khỏi những vụ bê bối tham nhũng… những vấn đề kinh tế - xã hội", ông Putin nói. Ông cáo buộc phương Tây và giới tinh hoa Ukraine "phải chịu trách nhiệm" cho cuộc chiến vì đã hành động "không phải vì lợi ích quốc gia của họ, mà [phục vụ cho] các nước thứ ba sử dụng Ukraine làm căn cứ quân sự chống Nga". Ông cũng dành đôi lời ủy lạo tinh thần binh sĩ và người dân Nga. "Chúng ta đều hiểu, tôi cũng hiểu, rằng thời gian này hết sức khó khăn cho những người mẹ, người con của các binh sĩ đã ngã xuống".Cũng trong quãng thời gian đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev, nơi ông đưa ra nhiều hứa hẹn viện trợ nữa cho Ukraine, dù "mọi hỗ trợ lớn tăng thêm lúc này sẽ cần tranh đấu quyết liệt ở Quốc hội (Mỹ)", theo bình luận của Hội đồng Atlantic. Chuyến thăm của ông Biden và bài phát biểu của ông Putin "cho thấy cuộc cạnh tranh giữa hai chiến binh của thời Chiến tranh lạnh - một người 70, người kia 80 tuổi", The New York Times bình luận. "Cuộc đối đầu của ông (Biden) với ông Putin trực tiếp và quyết liệt, có lẽ là mang tính cá nhân nhất giữa các lãnh đạo siêu cường kể từ Kennedy - Khrushchev". Tags: Quân đội NgaLực lượng vũ trangBom nguyên tửTổng thống Nga Vladimir PutinChiến tranh hiện đạiNga-UkraineVũ khí chính xác
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.