TTCT - Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép triển khai các lực lượng quốc tế can thiệp chống lại hải tặc Somalia. Một cái nhìn từ bên trong: Vì sao những ngư dân lương thiện có thể tấn công các tàu hàng lớn chở vũ khí, chở dầu? Phóng toTTCT - Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép triển khai các lực lượng quốc tế can thiệp chống lại hải tặc Somalia. Một cái nhìn từ bên trong: Vì sao những ngư dân lương thiện có thể tấn công các tàu hàng lớn chở vũ khí, chở dầu? Sau 10 giờ lầm lũi miệt mài, từ xa đã thấy xuất hiện bóng dáng “hoành tráng” của các con tàu Hi Lạp, Nhật Bản và Ukraine bị bắt giữ từ mấy tuần qua đang đậu gần làng Hobyo, trên bờ biển phía đông Somalia. Cuộc hẹn dự định sẽ diễn ra ở phía bắc tại một bờ biển vắng, nơi đã có một xe tải chở đầy lính, lăm lăm súng máy trên tay và lưng đeo đầy đạn. Phía bên dưới một canô màu trắng chở bảy người trùm kín mặt xuất hiện. Sau một cuộc trao đổi bằng điện thoại di động với nhóm trên bộ, thủ lĩnh hải tặc đi nhanh về phía bờ, một khẩu phóng lựu B-40 gỉ sét đeo trên bờ vai xương xẩu của ông ta. Được mệnh danh “Người không bao giờ ngủ” từ ba năm qua, Abdullah Hassan chỉ huy một băng đảng khoảng 350 quân hỗn hợp gồm dân chài và đám dân quân vô công rỗi nghề, mang cái tên mỉa mai lính tuần duyên. “Chiến công” của họ từ đầu năm 2008 đến nay: 30 lần tấn công, trong đó có chiếc tàu chở xe tăng Ukraine Faina, liên minh với một băng đảng khác. Ông ta giải thích: “Trước đây tôi là một ngư dân lương thiện, nhưng từ khi tàu đánh cá nước ngoài vét sạch vùng biển của chúng tôi, chúng tôi phải làm cái gì khác để tồn tại chứ!”. Dưới dáng vẻ bèo nhèo này, Abdullah lại rất “nặng ký”: thu nhập 10 triệu USD/năm, thừa sức trả lương hậu hĩnh cho quân tướng của ông ta, mua thêm vũ khí hiện đại và cuộc sống gia đình ông ta khỏi đói nghèo. Phóng to Tàu Sirius Star bị rơi vào tay hải tặc ngày 15-11-2008Gã thủ lĩnh tỏ ra khó chịu khi bị hỏi đến kỹ thuật tác chiến. Nhưng với hơn 90 vụ tấn công mà Văn phòng hàng hải quốc tế ghi nhận được kể từ đầu năm 2008, cách làm ăn của hải tặc Somalia chẳng còn gì bí ẩn nữa. Từ một tàu mẹ xuất phát, những chiếc hors-bord cực mạnh áp sát mục tiêu chỉ trong vài phút. “Bí quyết một cuộc tấn công thành công là tốc độ hành động” - Abdullah Hassan đáp và quả quyết người của ông ta được huấn luyện kỹ để có thể tấn công lên tàu chưa đầy 15 phút. Tàu mẹ thật ra cũng là một con tàu bị đánh cướp. Từ lúc dùng máy định vị vệ tinh đời mới nhất phát hiện tàu, bắt giữ đến lúc thương lượng đòi tiền chuộc 1-2 triệu USD và lấy tiền xong, quy trình làm ăn của hải tặc Somalia đã trở nên rất thuần thục, song gần đây cũng bị rối loạn phần nào do sự can thiệp của quân Pháp vào tháng 9-2008 để giải thoát tàu buồm Carré d’As. Mặc những lời lẽ huênh hoang của Abdullah khi nói: “Bọn Pháp chẳng làm ai sợ”, lính của ông ta từ nay chỉ ngủ trên mặt biển vì sợ bị đánh úp bất ngờ. Do báo chí đã phanh phui đầy đủ về ngôi làng ven biển vùng Eyl, xem đó như trung tâm của hải tặc Somalia, chúng buộc phải di chuyển sâu hơn về hướng nam, thuộc vùng tự tuyên bố độc lập Galmudug. Thủ phủ Galcaio trở thành sào huyệt mới của bọn hải tặc. Chúng ở đây để được tiếp tế lương thực và cây khat (loại cây khi nhai gần giống như nhai cần sa). Phóng to Hải tặc băt thủy thủ đoàn Trung Quốc trên tàu Tian Yu 8 làm con tin và đòi 3 triệu USD tiền chuộc Ngồi phía sau bàn giấy sạch sẽ của mình, tổng thống Galmudug nhún vai một cách an phận: đó là chuyện đã rồi, chẳng ai dám động đến bọn hải tặc cả. Ông tố giác cả bang Puntland đối thủ là “đồng mưu với chúng”, cũng như các cường quốc phương Tây và những “nhóm du khách nghiệp dư” khi nhượng bộ những hăm dọa trấn lột đã khiến nghề cướp biển trở nên phát đạt. Đối với vị tổng thống này, giải pháp cho vấn đề rất đơn giản: ném bom chiếc tàu Faina và lô hàng xe tăng trên đó, mặc kệ các thủy thủ. Phương pháp này không làm “các du khách phương Tây” vây quanh chiếc tàu Ukraine bận tâm, và họ vẫn tiếp tục thương lượng thông qua điện thoại di động để tránh thảm cảnh khi quân đội ồ ạt đổ bộ bờ biển Somalia... Giải pháp này gợi lên những thèm khát và tạo ra căng thẳng giữa bọn hải tặc và quân du kích của nhóm Tòa án Hồi giáo (TAHG) vốn cũng đang muốn xí phần. Bởi thay vì hợp tác dưới trướng Al-Qaeda, hai nhóm này có những mục tiêu hoàn toàn khác biệt. Thủ lĩnh bọn hải tặc nói: “TAHG chỉ muốn lấy vũ khí để chiến đấu với quân chính phủ, còn chúng tôi chỉ muốn lấy tiền để nuôi gia đình”. Phóng to Hải tặc chuẩn bị tấn công băng cách thuê thêm canô cao tốc Như vậy, không có hợp tác giữa những “đứa con điên của Thượng đế” và bọn hải tặc, không có các nhà doanh nghiệp mặc veston thăt cà vạt, cũng không có những nhà hàng với hồ bơi và khách sạn dành cho con tin trong các ngôi làng ven biển Somalia. Một nhà báo địa phương mới đến Eyl kể lại: “Ở đây chỉ có súng AK, khat và dê cái!”. Nhưng không có nghĩa là hải tặc nghèo đói. Trái lại. Viện nghiên cứu Chatam House (Anh) cho biết doanh thu hằng năm của chúng lên đến 30 triệu USD. Đó là chưa kể những số tiền chi thêm của các chủ tàu trong những tháng vừa qua. Nếu người ta không nhìn thấy sự giàu có hiển nhiên, đó chính là vì bọn cướp biển đầu tư vào những ngôi làng quê hương của mình, ở cách xa bờ biển hàng trăm kilômet nơi chúng gây án. Với số tiền chuộc thu được từ chiếc tàu buồm Pháp Le Ponant trong tháng 4-2008, Ali Ahmad, 27 tuổi, xây cho mình một căn nhà hoành tráng tại Galcaio để sống với cả gia đình. Trong số 2 triệu USD cả nhóm thu được, hắn được chia 100.000 USD. Ngoài căn nhà, hắn còn mua được một xế hộp 4x4 cáu cạnh, cưới thêm cô vợ thứ nhì và mua dự trữ mấy ký khat! Hắn còn mua thêm vũ khí và một chiếc hors-bord để cho thuê, đi đánh cướp một chiếc tàu buôn Nhật với giá... 30.000 USD! Tên cướp trẻ tuổi bây giờ chỉ muốn ngồi không thu hoạch hí hửng nói: “Dịch vụ này rất ngon ăn”. Không thiếu thanh thiếu niên và đàn ông khác muốn bắt chước chúng để làm giàu cấp kỳ trong một đất nước nghèo đói xơ xác. Phóng to Nhờ tiền chuộc, hải tặc đã có cuộc sống khấm khá hơn, trở thành một điển hình thoát nghèo cho những người dân nghèo Như trường hợp Mohammad, 40 tuổi, có sáu con. Từ hơn 20 năm qua, anh ta sống trong căn nhà đổ nát tại trung tâm thành phố Galcaio. Tuần trước, anh ta nhận tiền từ “bạn của một thằng bạn” để đi đến Hobyo, tham gia một vụ tấn công tàu “địch”. Anh ta thú nhận: “Con tôi đang chết đói. Tôi không có chọn lựa nào khác. Mọi người đều biết cướp biển là cách kiếm ăn duy nhất tại đây”. Hơn nữa, cả xã hội Somalia xem chúng như người hùng: vừa có tiền vừa được các nhà buôn sẵn sàng cho vay tiền, lại được các trạm gác cho qua dễ dàng! Nhưng đánh cướp những chiếc tàu chở lương thực mà 40% dân chúng đang cần để được cứu trợ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến “uy tín” của hải tặc! Thái độ nhiệt tình chống hải tặc của chính quyền địa phương cũng không làm chúng sợ hãi và các vụ tấn công vẫn tiếp diễn ngày càng ác liệt hơn. Người ta lo ngại bọn hải tặc tại Somalia ngày càng trở nên chuyên nghiệp giống như buôn thuốc phiện của Taliban tại Afghanistan. Phóng to Những du khách nước ngoài được bảo vệ khi di chuyển Thủy thủ đoàn tàu Stolt Valor được thả sau hai tháng bị giam giữ Dù bị tàu chiến bao quanh, bọn hải tặc vẫn liều lĩnh tấn công lên tàu băng những chiếc canô cao tốc Tàu chiến ấn Độ đi bảo vệ tàu hàng trong vịnh Aden Fatima Yusuf từ lâu sống tại Eyl, nói thanh niên trai tráng trong làng tụ tập từng nhóm 7-8 người, trang bị súng AK và súng phóng lựu B-40 để tấn công các tàu dầu ngoài biển. Khi muốn tấn công một chiếc tàu phải đi từng nhóm 6-7 người, không được nhiều hơn. Không phải chúng làm liều, mà là một cuộc hành quân thật sự. Thân nhân ở nhà đọc kinh cầu nguyện cho chúng. Lúc chúng mở máy canô khởi hành, người ta cắt cổ một con dê dâng cúng thần linh theo nghi thức cổ truyền. Một nền công nghiệp ra đời. Chẳng hạn như nhà hàng để cung cấp thức ăn cho con tin. Đó là món hàng quý giá, phải chăm sóc kỹ lưỡng. Bọn cướp trở thành anh hùng. Giống như hầu hết con gái tại Eyl, Sadiya Samatar Haji rất muốn lấy... một tên cướp biển! Cô ta thú nhận: “Không hề có chuyện từ chối. Tôi phải lấy một tên cướp, bởi nhờ thế tôi sẽ sống trong căn nhà đẹp và có rất nhiều tiền”. Mohamed Bishar Adle, 12 tuổi, sống tại thủ phủ Garoowe của bang Puntland, biết mình sẽ làm gì khi lớn lên: “Khi nào học xong tú tài em sẽ làm... cướp biển! Em sẽ nuôi cả gia đình và có rất nhiều tiền!”. Với 3.300km bờ biển, Somalia có lãnh hải dài nhất châu Phi. Ở đó có vô số cá thu, cá kiếm, cá mập, tôm và cua... Sau khi chính phủ Syad Barre sụp đổ năm 1991, vùng biển Somalia trở thành nơi vô chủ. Tàu đánh cá có vũ trang của 16 quốc gia khác nhau lùng sục kiếm ăn. Theo một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc, những tàu đánh cá châu Âu hợp đồng với các công ty tư nhân để khai thác hải sản. Xung đột giữa những tàu đánh cá lớn của nước ngoài và tàu đánh cá nhỏ của dân Somalia vào cuối thập niên 1990 đã khởi đầu cho phong trào cướp biển. Những con tàu rơi vào tay hải tặc từ tháng 8-2008, dồn dập trong tháng 11 5-8-2008: YENEGOA OCEAN Từ khi bị bắt, tàu kéo này được bọn cướp sử dụng để tấn công các tàu khác. 25-8-2008: ARENA Chiếc tàu này cũng được bọn cướp sử dụng để tấn công các tàu khác. 21-9-2008: CAP.STEFANOS Treo cờ Bahamas, dài 215m, chở than. Chủ tàu: Osmum Shipping, Hi Lạp. 25-9-2008: FAINA Treo cờ Belize, dài 152m. Chủ tàu: Waterlux tại Ukraine. Thủy thủ đoàn: 21 người. Chở: 33 chiến xa Panzer T-72 của Nga. 15-10-2008: AFRICAN SANDERLIN Treo cờ Panama. Chủ tàu: N.C. tại Hàn Quốc. Thủy thủ đoàn: 21 người. Chở: phân bón. 29-10-2008: YASA NESLIHAN Treo cờ đảo Marshall. Dài 225m. Chủ tàu: Yasa Holding, tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thủy thủ đoàn: 20 người. Chở: quặng sắt. 7-11-2008: CEC FUTURE Treo cờ Bahamas. Chở thép, dài 101m. Chủ tàu: Clipper Project, tại Đan Mạch. 10-11-2008: STOLT STRENGHT Treo cờ Philippines, dài 174m. Chở photpho. Chủ tàu: Sagana Shipping, tại Panama. 12-11-2008: KARAGOL Treo cờ Thổ Nhĩ Kỳ, chở hóa chất, dài 107m. Chủ tàu: YDC Denizcilik, Thổ Nhĩ Kỳ. 14-11-2008: TIAN YU 8 Treo cờ Trung Quốc, chở thiết bị điện tử, dài 115m. Chủ tàu: Tianjin Ocean Shipping Corp, Trung Quốc. 15-11-2008: CHEMSTAR VENUS Treo cờ Panama, chở hóa chất, dài 148m. Chủ tàu: Celis Navigation, Nhật Bản. 18-11-2008: DELIGHT Treo cờ Hong Kong, chở lúa mì, dài 195m. Chủ tàu: Starry Shine International, Iran. 18-11-2008: EKAWAT NAVA Treo cờ Cộng hòa Kiribati, chở hóa chất. Chủ tàu: Sirichai Fischerie Co. Thái Lan.
Đấu giá đất ngoại thành Hà Nội: Trả tới 30 tỉ/m² rồi xin rút vì 'sợ quá', công an vào cuộc PHẠM TUẤN 29/11/2024 Tại phiên đấu giá 58 thửa đất ngoại thành Hà Nội, nhóm này trả giá 30 tỉ đồng/m2 rồi xin rút vì 'sợ quá'. Công an huyện Sóc Sơn đang vào cuộc.
Tạm giữ bốn vệ sĩ dẹp đường cho xe đám cưới ở Thanh Hóa TRÀ PHƯƠNG 29/11/2024 Công an tỉnh Thanh Hóa đã tạm giữ hình sự bốn nhân viên vệ sĩ phân luồng tại ngã tư để đoàn xe đám cưới đi qua.
Black Friday chỉ thực sự sôi động buổi tối, người bán lo không đủ doanh số NHẬT XUÂN 29/11/2024 Dù hàng loạt cửa hàng tung ra chương trình khuyến mãi lớn dịp Black Friday nhưng nhu cầu mua sắm dịp này chủ yếu nhộn nhịp vào buổi tối. Với lượng khách thiếu cân đối, nhiều cửa hàng lo không đạt doanh số đề ra.
Tổng thống Pháp nói 'choáng ngợp' khi thăm nhà thờ Đức Bà Paris sau phục dựng NGỌC ĐỨC 29/11/2024 Tổng thống Pháp lần đầu đến thăm nhà thờ Đức Bà Paris sau phục dựng, chỉ một tuần trước khi di tích này mở cửa cho khách tham quan trở lại.