TTCT - Vở diễn mang tên Tứ phủ khai thác văn hóa và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đang gây chú ý trong làng sân khấu thủ đô. Hầu dâng Xuân Trường - diễn viên Kim Liên (thanh đồng) - hầu dâng Văn Cường trong phần mở đầu giá Cô bé Thượng Ngàn -Ảnh do Nhà Hát Việt cung cấpCảnh những người tham dự nghi lễ hầu đồng (hay “lên đồng”) hân hoan vỗ tay theo các bước nhảy và điệu hát văn ở các cửa đền, cửa phủ được tái hiện trong các suất diễn của Tứ phủ (Four palaces).Tháng 3-2015, Việt Nam đã đệ trình UNESCO hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” ứng cử cho danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Thực hành cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu bao gồm các lễ cúng, lên đồng, hát văn và lễ hội, tiêu biểu là lễ hội Phủ Dầy ở Nam Định diễn ra ngày 3-3 âm lịch (ngày mất của Thánh Mẫu Liễu Hạnh). Các thực hành thể hiện những yếu tố văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc, múa, diễn xướng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được sáng tạo, phát triển, lưu truyền qua các thế hệ hàng trăm năm.Việc nhận thức đúng về tín ngưỡng thờ Mẫu để xây dựng đồng thuận trong nước và sự ủng hộ của quốc tế là rất quan trọng. Tôi tình cờ được xem Tứ phủ đúng lúc muốn quảng bá tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam cho bạn bè quốc tế. Vở diễn đã thể hiện ngắn gọn, súc tích nhưng rất sâu sắc những nét đẹp của hầu đồng thông qua âm nhạc, múa, diễn xướng, trang phục, bài trí...Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Nhà Hát Việt tổ chức buổi trình diễn về thờ Mẫu để mọi người hiểu hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đây cũng là dịp ta giới thiệu cho các nước thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 về hồ sơ mà Việt Nam đệ trình để họ có thông tin trực tiếp trước khi xem xét hồ sơ vào tháng 12-2016 tại kỳ họp lần thứ 11 của ủy ban tại Ethiopia.Đại sứ Phạm Sanh Châu(vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO - Bộ Ngoại giao, tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam)Cuộc du hành vào cõi tâm linhTrong 45 phút trình diễn, mỗi khi kết thúc ba chương (còn gọi là ba “giá hầu”) gồm Chầu Đệ Nhị, Ông Hoàng Mười và Cô bé Thượng Ngàn, khán giả đều tán thưởng nhiệt thành. Ở chương cuối, với hiệu ứng tăng lên cả về thị giác và thính giác, gần như toàn bộ khán phòng cùng hòa nhập thích thú, khách tây khách ta chung nhịp vỗ tay theo tiếng nhạc, điệu nhảy, lời hát của người “lên đồng”.Nghi lễ tán lộc cuối cùng của vở diễn làm tăng tính tương tác, khán giả đặc biệt thích thú khi nhận được “lộc” là những chiếc oản hay gói hạt sen xinh xắn...Trang đánh giá du lịch TripAdvisor đã có những nhận xét đầu tiên về Tứ phủ. “Đây là một chương trình không dễ hiểu hết, nhưng gây tò mò và vô cùng đẹp. Âm nhạc và những điệu nhảy thật lôi cuốn. Tôi biết đến vở diễn này nhờ có bạn giới thiệu về một nét văn hóa của đất nước cô ấy” - khán giả có tên Alberta ở tiểu bang Oregon (Mỹ) viết.Chính thức bán vé từ tháng 3-2016, nhưng Tứ phủ đã được trình diễn thăm dò từ sáu tháng trước đó với tần suất 12 ca diễn/tháng. Khoảng nửa năm nay, sảnh chính của điểm diễn cố định tại 42 Tràng Tiền (Hà Nội) luôn được sắp đặt một ban sơn trang vàng mã lớn với đủ ngựa giấy, voi giấy... gây tò mò cho người qua lại, thể hiện sự đầu tư bài bản cho vở diễn.Đạo diễn Việt Tú, người tạo dựng Tứ phủ, đã sáng lập Công ty Nhà Hát Việt (Viet Theatre) để dồn toàn tâm toàn ý cho vở diễn này. Anh đã dành ba năm tìm hiểu, một năm lên ý tưởng dàn dựng với mong muốn “sân khấu hóa” nghi lễ hầu đồng vốn đang bị nhiều người, nhiều nơi bóp méo, biến thành “mê tín dị đoan”.“Tiêu chí của tôi là giữ được nguyên bản cái đẹp, sự trong sáng, lộng lẫy trong văn hóa tâm linh của đạo Mẫu của Việt Nam và giới thiệu nét đẹp đó đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế” - Việt Tú chia sẻ.Diễn viên “nhập đồng”Tứ phủ khác một số vở diễn phục vụ du khách quốc tế đang nở rộ tại TP.HCM và Hà Nội thời gian qua như À ố show, Làng tôi, Ionah... ở việc hoàn toàn khai thác một hình thức diễn xướng trong văn hóa dân gian.Vở diễn này dù không cần đầu tư nhiều nhân lực và đạo cụ cồng kềnh vẫn mang tính “nghệ thuật tổng hợp” vì bản thân nghi lễ lên đồng vốn có không gian diễn xướng sinh động, đa giác quan, tức có đàn, hát, trang phục, cảnh trí lộng lẫy, cầu kỳ và có cả câu chuyện mang tính sử thi...Đạo diễn Việt Tú đã khéo chọn điều này để “đóng gói” thành sản phẩm vừa mang tính nghệ thuật - văn hóa, vừa có thể khai thác thương mại.Với khán giả nội địa, Tứ phủ không xa lạ. Hiện có một cộng đồng rất đông người yêu thích và theo đuổi hình thức hát văn - hầu đồng.Tuy nhiên, việc sân khấu hóa một hình thức diễn xướng, nghi lễ tâm linh đã in sẵn trong tâm trí nhiều người có thể nảy sinh nhiều tranh cãi về tính “nguyên bản” và “chuẩn mực”.Khi sân khấu hóa, vở diễn có màn hình lớn hỗ trợ mà không có điện thờ khói hương trầm mặc như trong nghi lễ thờ bốn vị Thánh Mẫu cai quản tứ phủ. Thay vì quay mặt lên điện thờ thì diễn viên hóa thân thành các thanh đồng và người hầu dâng hướng đến khán giả.Toàn cảnh sân khấu Tứ phủ-Ảnh do Nhà Hát Việt cung cấp Và với tính chất là vở diễn, các cung văn và thanh đồng không nhất thiết phải là những người có “căn đồng” - một điều kiện mang tính tâm linh - như khi thực hành nghi lễ nơi cửa đền, cửa phủ, mà là các diễn viên chuyên nghiệp đến từ Nhà hát Chèo Việt Nam...Hầu dâng Xuân Trường - diễn viên Kim Liên (thanh đồng) - hầu dâng Văn Cường trong phần mở đầu show diễn Tứ phủ -Ảnh do Nhà Hát Việt cung cấp Giải thích về điều này, Việt Tú nói: “Tôi đã từng thử nghiệm một số thanh đồng đúng nghĩa nhưng không thành công, vì không phải cứ có căn đồng lên sân khấu là diễn được khi mỗi giá đồng có hàng trăm chi tiết phải nhớ, phải tương tác với các bộ phận xung quanh để phần trình diễn đạt đến độ tinh tế cao nhất, điều này đòi hỏi những kỹ năng diễn xuất chuyên nghiệp. Ví dụ, phần khăn áo chỉ bảy phút của Tứ phủ trông rất đơn giản, nhưng thanh đồng và hai hầu dâng phải trải qua hàng tháng trời tập luyện không ngừng thì mới có thể lên xuống nhịp nhàng, tinh tế như vậy”.Với kho tàng 36 giá đồng vốn mang đủ các sắc thái phong phú, đạo diễn Việt Tú cho biết Tứ phủ có thể thay đổi về nội dung các giá để khán giả có thể thưởng thức Tứ phủ nhiều lần chứ không chỉ trình diễn mãi ba giá đồng hiện tại. “Đây là điều mà những người khai thác rối nước đã làm được suốt nhiều năm qua với 108 trò diễn được xoay vòng” - anh nói. ■ Tứ phủ đã để lại cho tôi một ấn tượng rất đặc biệt. Đây là sự kết hợp cùng lúc nhiều loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam. Vở diễn rất ngắn gọn nhưng đem lại cho cá nhân tôi một cảm nhận đầy đủ, rõ nét về văn hóa dân gian, từ cốt truyện truyền thuyết lịch sử hào hùng của dân tộc đến nghệ thuật đàn ca, diễn xuất, trang phục... rất bất ngờ và thú vị. Đây là một vở diễn nghệ thuật đã được xử lý khéo léo tới từng chi tiết, tôn được giá trị văn hóa dân gian Việt Nam. Nếu có dịp, tôi sẽ rất vui lòng giới thiệu đến các bạn bè trong nước và quốc tế.Nghệ sĩ violin Bùi Công Duy Tags: Vở diễn Tứ phủ36 giá đồngĐạo diễn Việt TúCung vănThanh đồngTứ phủ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra phòng chống lụt bão tại Tuyên Quang THÀNH CHUNG 12/09/2024 Chiều 12-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân, các lực lượng khắc phục hậu quả lụt bão tại tỉnh Tuyên Quang.
Thủ tướng tới Làng Nủ - nơi xảy ra trận lũ quét đau thương NGỌC AN 12/09/2024 Thủ tướng đã vào tới thôn Làng Nủ (Lào Cai) - nơi xảy ra trận lũ quét đau thương khiến gần 100 người tử vong và mất tích.
Vingroup ủng hộ 250 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào thiệt hại do bão lũ CÔNG TRUNG 12/09/2024 Ngày 12-9, Tập đoàn Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái của tỉ phú Phạm Nhật Vượng công bố tài trợ 250 tỉ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ kéo dài.
Katinat xin lỗi sau thông báo trích 1.000 đồng/ly nước ủng hộ đồng bào miền Bắc gây tranh cãi NGỌC HIỂN 12/09/2024 Cách đây ít phút, chuỗi thức uống Katinat đã gửi lời xin lỗi đến khách hàng khi việc quyên góp 1.000 đồng đối với mỗi ly nước mà chuỗi này bán ra để ủng hộ đồng bào miền Bắc gặp những ý kiến trái chiều.