TTCT - Trả lời TTCT, TS Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế VN, cho rằng Quốc hội khóa XIV sẽ là một khóa “nặng” với nhiều nhiệm vụ nặng nề đặt ra từ bối cảnh này mà ngay kỳ họp đầu tiên này đã có nhiều chuyện cấp bách, nghiêm trọng cần giải quyết. TS Trần Đình ThiênLạm phát đang tăng, nguy cơ bất ổn như mấy năm trước đang quay lại nếu cứ đổ tiền ra cứu tăng trưởng. Nợ công, doanh nghiệp khó khăn, ô nhiễm môi trường đang thách thức... Theo TS Trần Đình Thiên, các số liệu về tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm 2016, với mức tăng trưởng không đạt kỳ vọng, đã cho thấy sức khỏe nền kinh tế vẫn yếu, chưa thể bình thường được. Khả năng đạt được mức tăng trưởng 6,7% như kế hoạch của Chính phủ là vô cùng khó, nếu không muốn nói là không thể.Phải cố giữ ổn định vĩ mô Một trong những nguy cơ khiến nhiều người lo là tăng trưởng không đạt kế hoạch, đây đó có kết luận, kêu gọi tăng giải ngân. Liệu có lo lại tăng cung tiền, lại lạm phát, lại phá sản, lại khó khăn như mấy năm trước, thưa ông?- Tôi cho rằng một trong những việc Quốc hội tới đây cần làm là thảo luận xem có nhất thiết phải đặt mục tiêu cao, giao Chính phủ mục tiêu tăng trưởng GDP cao như kế hoạch (6,7%) hay không, hay là yêu cầu tập trung cải cách cơ cấu.Chỉ còn vài tháng nữa, muốn đạt chỉ tiêu trên phải cực kỳ dốc sức, mà như thế thì nguy cơ méo mó tăng lên. Anh có thể hút mạnh dầu lên bán, nhưng ngay cả như thế cũng phải trả giá về dài hạn. Đầu tư của chúng ta từ đầu năm nay chậm, yêu cầu tăng là để đạt mức bình thường.Chứ giờ nếu ồ ạt tung vốn ra, thúc tăng trưởng thì sẽ cần vốn tăng gấp bội, tạo nguy cơ lạm phát sang năm. Nếu thế sẽ hỏng hết nỗ lực doanh nghiệp củng cố sức khỏe thời gian qua sau đợt lạm phát, tăng lãi suất mấy năm trước. Quốc hội nên tính toán đặt lại mục tiêu tăng trưởng năm nay khoảng 6 đến 6,3% thôi.Nên giữ lạm phát thấp, cố ổn định vĩ mô để tạo cơ hội cho doanh nghiệp có lãi suất thấp. Không nên dốc sức cho tăng trưởng.Nợ công của ta đã ngấp nghé trần mà các kế hoạch chi tiêu đều do Quốc hội duyệt cả. Giờ cứ nói Chính phủ vay nhiều, nợ công lớn cũng không phải, mà Quốc hội cũng có trách nhiệm?- Con số nợ VN trên GDP thì chưa vấn đề gì. Nhưng quan trọng là nghĩa vụ trả nợ so với nguồn thu ngân sách.Phải tập trung đánh giá rủi ro ở đây, từ đó mới tính đến khả năng vay nợ. Hiện Chính phủ hiểu rõ điều này nên giãn nghĩa vụ bằng cách kéo dài thời gian trả nợ. Sách lược thì khôn ngoan, nhưng cứ tiếp tục vay, khối lượng nợ vẫn tăng, vẫn đe dọa.Trong khi đó, động thái thay đổi chi tiêu không mạnh, không rõ ràng, không cơ bản. Luật ngân sách vẫn cơ bản theo nền tảng là xin cho, phân bổ nguồn lực từng năm một, đầu tư trung hạn chưa bao nhiêu. Ta không dám chịu đau để thay đổi Luật ngân sách nhà nước. Tắc nghẽn là ở đây.Nợ còn liên quan đến chi tiêu. Phải chi thế nào mới nợ như thế. Chi bộ máy, chi thường xuyên... chúng ta mới có biện pháp cải cách về mặt cơ học là chính, chưa có biện pháp mạnh về cơ chế. Phải nhìn lại chi, nhất là đầu tư công.Cái này cải tiến kiểu gì cũng không có ý nghĩa. Phải thay đổi, chứ không phải là chỉnh sửa nữa. Chính phủ nên được giao ngân sách cứng, chỉ trong đó. Chính phủ triển khai xuống, các dự án cũng phải cam kết tổng vốn. Kỷ luật chi tiêu từ trên xuống dưới phải giữ. Quốc hội lần này nên đặt vấn đề môi trường sau sự cố Formosa?- Tôi nghĩ cần nhìn thẳng vào sự thật: cứ phát triển theo đẳng cấp gia công, lắp ráp là chính thì ô nhiễm môi trường là khó tránh. Quốc hội tầm nhìn thế nào, thu hút FDI thế nào...? Cứ kêu gào cũng khó giải quyết, phải lên một đẳng cấp khác.Ví dụ khẳng định ta không làm những ngành “công nghiệp hoàng hôn” như hóa chất, thép nữa... Thép đặt gần biển bản chất cũng là khai thác tài nguyên biển để giảm chi phí. Chiến lược phát triển quốc gia và tầm nhìn của ta chưa rõ ràng.Các địa phương lại muốn thành tích, rất muốn có dự án lớn. Những cái mà Trung Quốc không làm nữa, cái không cần gì phát minh sáng chế ta có làm không? Cần trả lời câu hỏi này. Nếu làm phải chấp nhận tăng cơ chế kiểm soát, luật có kẽ hở nào phải sửa ngay... Câu chuyện khởi nghiệp phải đánh giá nghiêm túc. Hiện khởi nghiệp có nguy cơ biến thành phong trào kiểu nông thôn mới khá rõ. Bản chất của khởi nghiệp là dựa trên nguyên tắc thị trường, nhưng nếu biến thành phong trào sẽ không khác gì phong trào xây dựng nông thôn mới. Như thế nguy hiểm, vì nguồn lực đổ vào đấy. Như phong trào nông thôn mới là tạo lực mới cho nông thôn, nhưng cuối cùng lại sinh ra nợ nần.TS Trần Đình ThiênCải cách là phải “bẻ” cơ cấu cũVậy về dài hạn cả khóa, theo ông, Quốc hội khóa XIV đối diện các thách thức gì?- Theo tôi, về dài hạn, VN đối diện ba thách thức lớn. Thứ nhất là nền kinh tế lệ thuộc. Xu hướng lệ thuộc nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, đặc biệt từ Trung Quốc, ngày càng tăng. Nó nặng đến mức giờ tính thoát ra không còn dễ nữa.Lệ thuộc vì chính cơ cấu kinh tế của ta chủ yếu gia công, lắp ráp đương nhiên sẽ phải nhập linh kiện, vật tư, phụ tùng. Khu vực FDI tăng mạnh nhưng liên kết với doanh nghiệp trong nước rất ít. Điều này có cả lĩnh vực công nghiệp lẫn nông nghiệp. Nhật đầu tư nông nghiệp cũng thường làm tất, rồi bán hoặc xuất khẩu. Ta đang có nguy cơ lệ thuộc hai lần: lệ thuộc FDI, và FDI lại lệ thuộc đầu vào của nước ngoài. Đấy là cái đáng lo ngại.Thách thức lớn thứ hai chính là hội nhập. Ta đã cam kết các hiệp định mạnh nhất, với những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, mạnh nhất khu vực.Doanh nghiệp của ta bé và yếu thế có “bám” được họ không? Kinh nghiệm WTO không ràng buộc, khi thực thi còn khó nên câu chuyện hội nhập sẽ là bài toán nan giải. Ví dụ chuyện Thái Lan thâu tóm doanh nghiệp bán lẻ của ta.Nhật Bản cũng đã sang thâu tóm hệ thống bán lẻ. Đó là tự do đầu tư. Áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp Việt sẽ vô cùng lớn nếu các nhà đầu tư ngoại không chỉ sử dụng chiêu bài cạnh tranh mà ngấm ngầm dùng quyền lực phi kinh tế, đó là không chấp nhận hàng Việt mà ưu tiên hàng của họ. Câu chuyện các nhà đầu tư Trung Quốc vào nhà hàng, khách sạn cũng là từ vấn đề hội nhập, tự do đầu tư...Thách thức nữa, theo tôi, là các điểm nghẽn tăng trưởng như thể chế, hạ tầng, nhân lực... vẫn chưa giải tỏa được. Nhân lực không đào tạo thì họ ở nhà đi làm những việc không cần đào tạo thôi. Hay cải cách thể chế, ta mới hô hào, đi vào cuộc sống chưa bao nhiêu.Những thách thức trên liên quan mật thiết như thế nào đến nhiệm vụ của Quốc hội, thưa ông?- Chính phủ đặt vấn đề đúng, nhưng tình thế đang ngày càng khó khăn, đó là phát triển doanh nghiệp nội, phát triển công nghiệp hỗ trợ, cả nhiệm kỳ này phải giải quyết vấn đề này. Phải rút ra bài học là tập trung cho doanh nghiệp nhà nước như thế là không ổn.Mà vấn đề này Quốc hội từng có nghị quyết về tái cơ cấu... nên chính Quốc hội cần tháo gỡ, thúc đẩy cải cách. Thứ nữa là vấn đề nợ công. Quốc hội quyết vấn đề ngân sách, quyết chi tiêu của Chính phủ, quyết trần nợ công...Nếu Quốc hội áp ngân sách cứng sẽ khó có chuyện cứ duyệt chi một đằng, đến khi quyết toán lại thấy chi vượt, lại bội chi, và như thế lại đi vay. Theo tôi, không nên để “ngân sách mềm” như thế được nữa. Tôi thấy đáng lo vì hiện nay vay trong nước nhiều. Đừng tưởng vay trong nước là an toàn. Lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn nên áp lực trả nợ sẽ cao hơn...Vấn đề thách thức như thế, theo ông, nên có giải pháp nào?- Bài học 5 năm qua cho thấy ta làm tái cơ cấu chậm, chỉ tập trung đối phó ngắn hạn và lơ là chuyện cải cách là không được. Cần đặt lại tương quan vấn đề ngắn và dài hạn. Giải pháp Chính phủ đã đưa ra nhiều, quan trọng là làm tốt những vấn đề lớn, hóa giải những thách thức đã nêu bằng giải pháp tổng thể.Cải cách thì phải tính đến bẻ hẳn cơ cấu cũ đi, chứ cứ trong cái khuôn đó thì khó gọi là cải cách. Ví dụ câu chuyện hội nhập, vấn đề tỉ giá rất quan trọng. Thuế chuẩn bị về 0%, công cụ cạnh tranh sẽ nằm ở lãi suất và tỉ giá. Lãi suất của ta cao, tỉ giá thì ổn định lâu quá.Các nước nhân dịp Trung Quốc phá giá nhân dân tệ đã tranh thủ phá giá mạnh. Như Malaysia giảm giá đồng tiền của họ khoảng 35%, Úc khoảng 30%, Thái Lan 12%, ngay Singapore cũng giảm khoảng 15%. Ta chỉ điều chỉnh có 5%.Họ đã nhân cơ hội giành lợi thế cho mình qua tỉ giá, trước khi thuế về 0%. Theo tôi, VN phải tính việc này một cách nghiêm túc. Phải dám “bẻ” mạnh về tổng thể, chứ cứ lo giảm giá VND thì nợ công sẽ tăng, hay lo nhập khẩu về sẽ đắt... thì khó. Không thể có chuyện vừa xuất khẩu tốt, vừa kích thích sản xuất trong nước lại vừa không tăng nợ công. Vấn đề là lựa chọn dứt khoát.Tỉ giá neo thì khuyến khích nhập khẩu lắp ráp, không phải khuyến khích sản xuất xuất khẩu, khó làm công nghiệp hỗ trợ...Để ngăn chạy theo thành tích tăng trưởng, lại tạo một đợt tăng lạm phát, tăng lãi suất, theo ông, Quốc hội có nên có nghị quyết về chuyện này?- Tôi cho rằng cần đánh giá đúng khả năng tăng trưởng, không chạy theo tăng trưởng bằng mọi giá. Còn nghị quyết hay hình thức nào thì Quốc hội có cân nhắc. Vấn đề là phải biến thành chính sách cụ thể, vì nếu nghị quyết mà không kiểm soát, tính toán việc phát hành trái phiếu, cứ bơm tiền ra thì lại là câu chuyện khác. Các giải pháp nên hướng vào mục tiêu tái cơ cấu.Ví dụ với doanh nghiệp nhà nước, phải rà soát lại và có thái độ rõ ràng là chuyển vốn này cho tư nhân kinh doanh cho hiệu quả hơn. Nhà nước cứ ôm 80-90%, ai dám mua? Tái cơ cấu phải mạnh, phải bỏ cơ cấu cũ là Nhà nước giữ vốn chi phối đi, nếu không thì không thể tái cơ cấu được.Xin cảm ơn ông. Tags: Tái cơ cấuTrần Đình ThiênQuốc hội khóa XIVNhiệm vụ của Quốc hội
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.