TTCT - Đồng bằng sông Ganga-Brahmaputra (Bangladesh), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL - VN) và đồng bằng sông Nile (Ai Cập) là ba đồng bằng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Người dân châu Á cần được chuẩn bị để có thể sống và sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu - Ảnh : IPCC Theo báo cáo tổng hợp của Nhóm liên chính phủ về thay đổi khí hậu thế giới (IPCC, Intergovernmental Panel on Climate Change) năm 2014. “Trong giai đoạn 1901-2010, mực nước biển trung bình toàn cầu tăng lên 0,19m. Tốc độ của mặt biển dâng từ giữa thế kỷ 19 đã lớn hơn tốc độ trung bình trong giai đoạn 2.000 năm trước. ...Giai đoạn 2000-2010 chứng kiến sự thải khí cao nhất trong lịch sử. Các thải khí lịch sử đã gây ra sự tập trung trong khí quyển carbon dioxide, methan và nitric oxide đến những mức độ chưa từng có trong 800.000 năm qua, dẫn đến một sự tích tụ năng lượng trong hệ khí hậu”. Đó là một đoạn trong báo cáo tổng hợp nói trên của IPCC, một tổ chức của Liên Hiệp Quốc được thành lập từ năm 1988 với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học nghiên cứu biến đổi thế giới và hệ quả của nó. Tổ chức này được vinh danh giải Nobel hòa bình năm 2007. Theo IPCC, các nhà khoa học kết luận với 90% chắc chắn rằng sự hâm nóng toàn cầu là do hoạt động con người, đặc biệt do việc thải khí carbon dioxide (CO2) từ đốt than và dầu. Ánh sáng mặt trời đi xuyên qua carbon dioxide dễ dàng, nhưng khi đun nóng Trái đất, nó tạo ra bức xạ hồng ngoại, các tia này lại không dễ dàng đi qua carbon dioxide để thoát vào không gian, cho nên tích tụ lại trên mặt đất và bầu khí quyển làm Trái đất nóng lên. Hiện tượng này tương tự trong nhà kính hay xe. Thế kỷ 20 là giai đoạn hàm lượng carbon dioxide gia tăng bùng nổ. Nếu năm 1900 thế giới chỉ tiêu thụ 150 triệu thùng dầu, thì năm 2000 số lượng nhảy lên đến 28 tỉ thùng, gấp 185 lần. Năm 2008, 9,54 tỉ tấn carbon dioxide được thải vào không khí từ việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch và cả từ việc phá rừng, nhưng chỉ có 5 tỉ tấn được tái chế vào biển, đất và thực vật. Số còn lại nằm trong không khí và gây hiệu ứng nhà kính trong nhiều thập kỷ tiếp. Riêng năm 2013, số carbon dioxide đã đạt kỷ lục 36 tỉ tấn! Hiểm họa cho đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam để nuôi sống và xuất khẩu, với dân số 17 triệu người, diện tích 39.000km2, như báo cáo khẳng định là một trong ba địa chỉ dễ bị tổn thương đặc biệt trong cuộc biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, 11% dân số vùng này, tức gần 2 triệu người, sẽ phải di chuyển nếu nước biển dâng lên 0,9m vào giữa thế kỷ này. Một mặt, nước biển dâng lên, mặt khác nước ngọt trên nguồn bị rút đi do có quá nhiều đập thủy điện đã và sắp được xây dựng trên sông Mekong trải dài từ Trung Quốc xuống Lào và Campuchia ngăn chặn nước, tạo cơ hội cho nước biển lấn sâu thêm, phá hủy sự màu mỡ của đất. Sẽ có một cuộc di dân lên Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam bộ để tìm chỗ sống, nhưng Sài Gòn cũng sẽ bị ngập 1/4 diện tích hoặc hơn, cùng với các khu vực dân cư khác do nước biển dâng, lũ, triều cường hay kết hợp cả ba. Đến năm 2050, hơn 1 triệu người của ĐBSCL sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng bởi xói mòn bờ biển và mất đất, gây nên chủ yếu do sự suy giảm trầm tích từ các sông do các đập thượng nguồn chặn lại, nhưng cũng do nước biển dâng lên và bão tố thường xuyên. Với kịch bản mực nước biển lên 20cm và 45cm, lụt lội thường xuyên sẽ di chuyển vào đất liền đến 25km và 45km. Một thí dụ thường được sử dụng để minh họa thảm họa của nước biển dâng là hòn đảo nhỏ Tuvalu trên Thái Bình Dương giữa Hawaii và Úc. Báo cáo năm 2011 của Chương trình khoa học thay đổi khí hậu Thái Bình Dương kết luận: “Mức tăng lên của mặt biển gần Tuvalu được đo bằng vệ tinh từ năm 1993 là khoảng 5mm mỗi năm”. Trong 100 năm nữa hòn đảo thơ mộng này có thể sẽ không còn sinh sống được. Không phải câu chuyện thần thoại của hòn đảo biến mất Atlantis, mà là một nguy cơ có thật. Người ta đang nghĩ đến kế hoạch di dân. Tuvalu có thể là quốc gia đầu tiên sẽ bị nước biển xóa bỏ hoàn toàn trên bản đồ do hiệu ứng nhà kính. Thời gian sắp hết “Chúng ta có ít thời gian còn lại trước khi cánh cửa sổ của cơ hội giữ vững giới hạn 20C của sự làm ấm lên khí hậu đóng lại”, đó là lời cảnh báo cuối cùng mà chủ tịch Rajendra Pachauri, đại diện IPCC, tuyên bố khi công bố báo cáo tại Copenhagen, gửi đến các nước và toàn thể công dân của thế giới: “Hãy hành động trước khi quá muộn”. 400.000 người biểu tình tại New York tháng 9-2014 là một sự biểu thị mạnh mẽ. “Để bảo đảm một cơ hội tốt giữ nhiệt độ khí hậu dưới giới hạn 20C và ở các mức chi phí cáng đáng được, việc thải khí cần phải được cắt giảm 40-70% đến năm 2050 và trở về zero đến năm 2100”. Đồng thời, năng lượng tái tạo phải tăng từ 30% bây giờ lên 80% vào năm 2050. Năng lượng hóa thạch cần chấm dứt sử dụng hoàn toàn đến năm 2100. Trong khi đó, cần đầu tư vào những loại năng lượng ít khí thải và những giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn cho các phương tiện giao thông, công nghiệp và nhà cửa. Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt chúng ta đang chứng kiến chẳng là gì, trong tương lai chúng sẽ tồi tệ hơn không tưởng tượng nổi, trừ khi thế giới có hành động mạnh mẽ hơn ngay bây giờ. Các dự đoán của 800 nhà khoa học thế giới đến nay hãy còn “lạc hậu”: nhiều sự cố thời tiết khắc nghiệt được tiên đoán xảy ra vào nửa sau thế kỷ 21 nay đã xảy ra trước mắt chúng ta! Tags: Biến đổi khí hậu
Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử DUY LINH 20/05/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.
Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu kiểm tra công ty của chồng Đoàn Di Băng A LỘC 20/05/2025 Liên quan sản phẩm công ty của chồng Đoàn Di Băng bị đình chỉ lưu hành, Sở Y tế Đồng Nai đã giao Thanh tra sở kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group và Công ty cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai.
Vì sao con trai ông Trump và lãnh đạo Tập đoàn Trump đến Việt Nam? NGỌC HIỂN 20/05/2025 Con trai và con dâu của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng lãnh đạo của Tập đoàn Trump Organization sẽ đến Việt Nam và có chuyến thăm TP.HCM.
Cảnh báo mưa dông 50mm tại TP.HCM, đề phòng gió giật cấp 7 LÊ PHAN 20/05/2025 Do ảnh hưởng rãnh áp thấp nên thời tiết TP.HCM đang chuyển mưa dông, đề phòng gió giật mạnh.