TTCT - Tin tốt lành cho thế hệ tương lai: một phần năm diện tích đất của Trái đất đang được trông giữ cẩn thận nhờ vào dân tộc bản địa và các cộng đồng địa phương. Họ cũng nắm giữ những kinh nghiệm và thế giới quan độc đáo, có thể giúp chúng ta giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và môi trường hiện tại. Người dân tộc bản địa -Bambuti-Babuluko (Cộng hòa dân chủ Congo), những người giữ rừng cự phách. -Ảnh: Joseph Itongwa/Territories of LifeKhắp thế giới, có hơn 476 triệu người bản địa sinh sống ở 90 quốc gia và đại diện cho 5.000 nền văn hóa khác nhau, theo Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP). Các dân tộc bản địa lưu giữ những nền văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ và tri thức độc đáo. Họ sống hòa hợp với thiên nhiên, và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những vùng đất được kiểm soát bởi người bản địa, cây cối và động vật thường sinh sôi mạnh mẽ.Người còn, rừng cònTrong một cánh rừng nhiệt đới xanh tốt ở phía đông Mindanao, hòn đảo lớn thứ hai của Philippines, bạn có thể nhìn thấy bộ lông rực rỡ của loài chim bói cá Todiramphus winchelli quý hiếm. Hoặc nếu may mắn, bạn có thể nghe thấy tiếng kêu chói tai của quốc điểu nước này: loài Pithecophaga jefferyi - to lớn nhất thế giới đại bàng, nhưng đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp.Động vật hoang dã ở đây rất đa dạng, nhưng không phải vì vùng này “bất khả xâm phạm”, hay nhờ một tổ chức bảo tồn quốc tế nào đó rót tiền bỏ sức. Tất cả là nhờ người Manobo đã sinh sống, trồng trọt, săn bắt và hái lượm trên vùng lãnh thổ mang tên Pangasananan suốt nhiều thế kỷ. Họ có những cách riêng để giữ đất giữ rừng, từ việc hạn chế ra vào các khu vực linh thiêng và thời gian săn bắn, đến phân định những vùng bảo tồn động vật hoang dã. Động lực để họ gìn giữ môi trường một phần đến từ niềm tin rằng tài nguyên thiên nhiên được bảo hộ bởi các linh hồn.Ở bên kia bán cầu, người Ngarrindjeri ở bang South Australia (Úc) cũng vâng lời thần linh của họ. Ông Mark Koolmatrie, thuộc bộ tộc Ramindjeri và Warki, kể với ABC News rằng ngày còn nhỏ, ông liên tục được cảnh báo về Mulyawonk, một sinh vật thần thoại ẩn nấp trong các dòng nước và sẵn sàng trừng phạt những ai làm điều sai trái, chẳng hạn lấy nhiều cá hơn mức cần thiết. Tổ tiên người Ngarrindjeri dạy dỗ con cháu phải bảo vệ môi trường để Mulyawonk luôn khỏe mạnh.Mặc dù các dân tộc bản địa khác nhau có văn hóa và tập quán khác nhau, họ đều xem thiên nhiên là một khối toàn diện và bao gồm con người, đồng thời thấm nhuần các giá trị văn hóa hoặc tâm linh. Chính quan điểm này đã góp phần hình thành cơ sở cho hệ thống quản lý đất đai của người bản địa, thường bao gồm việc bảo vệ các hồ hoặc rừng thiêng, và cấm việc khai thác quá mức tài nguyên.Trên đây là hai trong số nhiều khu vực trên thế giới vẫn còn trù phú về mặt sinh thái, nhờ có các hoạt động bảo tồn của dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương. Các khu vực này tổng cộng chiếm khoảng 21% diện tích đất của Trái đất (xấp xỉ diện tích châu Phi), theo báo cáo “Territories of Life” năm 2021 của ICCA Consortium, một tổ chức ủng hộ vai trò bảo tồn của các cộng đồng bản địa.Có vẻ như người dân bản địa đang chăm sóc nhiều đất đai và rừng rậm hơn bất kỳ chính phủ nào, bởi theo báo cáo, các khu vực bảo tồn chính thức, như rừng hay công viên quốc gia, chỉ chiếm 14% diện tích đất trên Trái đất (chưa kể một số khu vực còn chồng lấn với địa bàn của dân tộc bản địa). Hơn nữa, họ đang làm tốt công việc bảo tồn, “tạo điều kiện cho nước và không khí sạch, thực phẩm lành mạnh và sinh kế cho những người ở ngoài biên giới của họ”.Ví dụ, thung lũng Tsum ở Nepal là nơi sinh sống của loài báo tuyết quý hiếm, cộng đồng Qunan ở Trung Quốc đang “dỗ dành” loài voọc đầu trắng từ bờ vực tuyệt chủng trở lại các khu rừng được bảo tồn kỹ lưỡng, và hồ Natron ở Tanzania là nơi sinh sản quan trọng nhất thế giới của loài hồng hạc nhỏ. Gần một nửa (45%) các khu vực hoang dã ở lưu vực sông Amazon là địa bàn của dân tộc bản địa, và một số nghiên cứu đã phát hiện rằng đất đai của người bản địa thường có tỉ lệ mất rừng và nguy cơ cháy rừng thấp hơn so với các khu bảo tồn của nhà nước (báo cáo năm 2021 của FAO và Quỹ phát triển người bản địa Mỹ Latin và Caribê). Một cuộc họp cộng đồng ở Pangasananan để thảo luận kế hoạch cải tạo đất và canh tác. Ảnh: Virgilio Domogoy/MatricosoNhững đóng góp bị ngó lơVai trò to lớn của các cộng đồng bản địa trong việc bảo tồn thiên nhiên lâu nay vẫn bị xem nhẹ. Chẳng hạn như tại Mỹ, “tri thức của bộ lạc trong việc bảo tồn đất thường được áp dụng và trích dẫn, nhưng hiếm khi có trọng lượng, cho đến khi được thốt ra bởi một người da trắng” - Reno Keoni Franklin, chủ tịch danh dự của bộ lạc Kashia Pomo ở California, bức xúc trên trang Vox.Tồi tệ hơn, các cộng đồng bản địa thường đối mặt với các lợi ích kinh tế - chính trị chồng chéo và không được quyết định, bất kể mục đích là khai thác thiên nhiên hay bảo vệ thiên nhiên trên đất đai của họ. Khoan đã, tại sao mục đích thứ 2 lại gây rắc rối cho người bản địa? Đó là vì phong trào bảo tồn hiện đại được xây dựng dựa trên niềm tin sai lầm rằng thiên nhiên thì phải “nguyên sơ” và không bị tác động, hay nói cách khác là “không có bóng con người”.Trong quá khứ, các chính phủ thường “bứng” các cộng đồng bản địa ra khỏi khu vực bảo tồn, hoặc hạn chế các sinh hoạt truyền thống của họ, kể cả những hoạt động - như đốt thực bì - vốn đã tạo ra hệ sinh thái mà các quốc gia hiện đang chạy đua để bảo vệ. Giờ đây, khi hơn 50 nước trên thế giới đã cam kết bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và nước vào năm 2030, một số nhà hoạt động lo ngại rằng quyền sở hữu đất đai của các dân tộc bản địa sẽ bị đe dọa.Mối lo trên dường như đã xảy ra ở Pangasananan - trong tiếng Manobo cổ có nghĩa là “nơi lấy thực phẩm, thuốc men và các nhu cầu khác”. “Các nông trại và đất hoang của chúng tôi chồng lấn với khu vực được bảo vệ. Tôi đi săn trong những khu rừng quanh nông trại. Con trai tôi đánh cá trong các con rạch gần nông trại. Bây giờ những việc này bị cấm, chúng tôi sẽ sống như thế nào?” - tâm sự của thủ lĩnh Danao - thợ săn Manobo giỏi nhất, trích từ báo cáo của ICCA Consortium.Việc không tôn trọng và công nhận đóng góp của các dân tộc bản địa có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ông Koolmatrie ở South Australia đang lo ngại nhiều bài học của tổ tiên - như cách sống sót trong rừng hay cách chăm sóc làng nước - đã bị lãng quên kể từ khi người dân của ông bị “nhổ” khỏi đất đai, văn hóa và ngôn ngữ của họ. Thủ lĩnh Danao và vợ tại nông trại của họ ở Pangasananan. Đất được bỏ hoang để tái tạo chất dinh dưỡng. -Ảnh: Glaiza Tabanao/ICCA ConsortiumChung sứcLà những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các khủng hoảng khí hậu và môi trường, các dân tộc bản địa cũng chính là người biết cách chăm sóc Mẹ thiên nhiên - chứng minh qua nhiều thế kỷ bảo vệ rừng của họ. Thay vì cố gắng biến họ thành chúng ta, các chính phủ có thể hỗ trợ và chung tay với người bản địa, về mặt tài chính và những mặt khác, để họ tiếp tục làm những gì họ đang làm.Chúng ta - những người hiện đại tự xưng và được khoa học hậu thuẫn, luôn có thể học hỏi tri thức và kinh nghiệm tuyệt vời của người bản địa. Ví dụ như ở Canada, nhà khoa học bảo tồn Lauren Eckert đã phát triển một loạt nghiên cứu, khai thác ký ức của người Kitasoo/Xai’xais bản địa để viết lại các cách bảo tồn 2 loài bị đe dọa là cua Dungeness và cá mút đá mắt vàng. Eckert nói với Vox: “Tri thức bản địa sở hữu những kho dữ liệu dài hạn, cung cấp lượng thông tin khổng lồ kéo dài hàng chục đến hàng ngàn năm”.Trên khắp thế giới, giới khoa học đang cố gắng ghi lại ký ức của những người bản địa lão làng - khi còn có thể, chuyển những câu chuyện định tính thành dữ liệu định lượng. Tri thức tích lũy qua nhiều thế hệ của họ có thể giúp lấp đầy những khoảng trống về lịch sử và địa lý, giúp nghiên cứu và bảo tồn một số loài và hệ sinh thái bản địa.Năm 2021 mang đến cơ hội chưa từng có cho các nhà lãnh đạo toàn cầu để công nhận vai trò của các cộng đồng bản địa trong việc bảo vệ rừng và ngăn chặn biến đổi khí hậu. Lần đầu tiên, các dân tộc bản địa sẽ có danh mục của riêng mình tại Đại hội Bảo tồn thế giới - World Conservation Congress vào tháng 9. Trong cùng tháng, Hội nghị thượng đỉnh Hệ thống lương thực của Liên Hiệp Quốc (UNFSS) cũng sẽ nêu bật vai trò của người bản địa.Hằng năm ngày 9-8 là Ngày quốc tế dân tộc bản địa thế giới. Chủ đề năm nay là “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Người bản địa và lời kêu gọi một khế ước xã hội mới”, thúc đẩy quyền tham gia vào quá trình ra quyết định của người bản địa. Đã đến lúc chúng ta lắng nghe, bảo vệ và hợp lực với các dân tộc bản địa - vì lợi ích của cả hành tinh.Thật khó lòng diễn tả đầy đủ sắc màu đa dạng của các dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương trên thế giới chỉ bằng một định nghĩa. Nhưng nói một cách đơn giản, dân tộc bản địa là một cộng đồng đã sinh sống trên một vùng đất suốt hàng ngàn năm. Ví dụ, một người có tổ tiên là thổ dân châu Mỹ thì được xem là người Mỹ bản địa, còn hậu duệ của người Mỹ gốc Âu thì không. Tags: Môi trườngBảo tồnNgười bản địaBảo tồn tự nhiênBảo tồn thiên nhiên
TP.HCM cấm cán bộ dùng ngân sách đi nước ngoài vì việc riêng THẢO LÊ 09/10/2024 Thành ủy TP.HCM cấm cán bộ sử dụng ngân sách đi nước ngoài vì việc riêng hoặc kinh phí do các doanh nghiệp tổ chức và đài thọ.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục kiểm tra, xử lý nghiêm vụ sinh viên ăn cơm canh thừa THÂN HOÀNG 09/10/2024 Phó thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan thông tin báo chí nêu sinh viên phản ánh phải ăn cơm canh thừa, có 'dị vật'.
Một học sinh lớp 11 tại TP.HCM mất liên lạc với gia đình TRỌNG NHÂN 09/10/2024 Gia đình không liên lạc được với học sinh này từ ngày 4-10, đến nay là 5 ngày.
Cục nóng máy lạnh bị ngập nước, rò rỉ điện khiến người đàn ông tử vong MINH HÒA 09/10/2024 Cục nóng máy lạnh trên sân thượng bị rò rỉ điện, trời mưa khiến sân thượng ngập nước, người đàn ông lên dọn rác bị điện giật tử vong.