Thủ tướng Alexis Tsipras chưa dứt lời công bố ngày trưng cầu ý dân 5-7 về đòi hỏi của các chủ nợ, nhiều người dân Hi Lạp đã đổ xô đến cây rút tiền gần nhất, có người còn vận đồ ngủ hoặc đi dép trong nhà. Người dân đảo Crete (Hi Lạp) cãi vã với nhân viên một chi nhánh ngân hàng bị đóng cửa từ hôm 29-6 - Ảnh: Reuters Một cuộc phỏng vấn tại thủ đô Athens của kênh RTL (Luxembourg) cho thấy ít ai trong đám người chen lấn đó biết chắc chắn nội dung cuộc biểu thị quan điểm sống còn sắp tới: Hi Lạp định rút khỏi cộng đồng lớn của châu Âu, hay chỉ muốn từ chối thắt lưng buộc bụng để trả món nợ khôn kham 322 tỉ euro, hoặc kiêu hãnh đòi có lại đồng tiền drachma để chấm dứt cơn ác mộng tài chính? ĐƠN GIẢN LÀ AI CŨNG HIỂU... Ông Tsipras chỉ cần một câu tuyên bố đơn giản về ngày 5-7 là đủ phá nát mọi ảo tưởng gửi gắm vào chính sách cứu trợ kéo dài ngót năm năm nay từ phía Liên minh châu Âu (EU). Nhưng gọi đó là sự kiện đột ngột hay bất ngờ thì không chính xác, không chỉ vì Quốc hội Hi Lạp cần ngót nửa năm để tranh cãi về quyết định này, mà mọi nghi ngại đã có từ ngày ra quyết định duy lý nhận đất nước 11 triệu dân với nền kinh tế khá nhược tiểu nọ vào khu vực Euro - chỉ vì đó là cái nôi dân chủ của hành tinh này. Christian Rickens, trưởng bộ phận kinh tế của báo Spiegel Online (Đức), không chỉ là một cây bút bình luận sắc sảo mà còn rất mạnh mồm khi gọi tên những kẻ hèn không dám kể ra cái đoạn kết bi thảm mà ai cũng biết đó: “... vào phút chót, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu EZB đóng băng 90 tỉ euro cứu trợ bổ sung tín dụng cấp tốc cho các ngân hàng Hi Lạp, Chính phủ Hi Lạp chợt nhận ra rằng họ không đủ sức gánh trách nhiệm cho một quyết định hai năm rõ mười về kết quả đàm phán. Vì sao trước đây mấy tuần Hi Lạp không tuyên bố là họ lấy ý kiến nhân dân về các yêu sách tiết kiệm và cải cách của các chủ nợ? Nếu thế thì đã dân chủ. Hôm nay thì quyết định của ông Tsipras, xét một cách thiện chí nhất, mang tính dân túy (nếu đó là nước cờ chính trị) và thiếu thiện chí thì phải gọi đó là hèn (khi người đứng đầu chính phủ phát hoảng trước một quyết định khó khăn)”. Nhưng “sự hèn nhát kinh niên” ấy cũng là câu trả lời cho một câu hỏi khác: Cớ gì mà các nước trong khu vực Euro, đi đầu là Đức, để ban lãnh đạo mù mờ của một nền kinh tế thấp kém đưa liên minh tiền tệ tới bờ vực thẳm? Từ năm năm nay các chính khách của khu vực Euro nấp sau lưng bà Merkel luôn lẩn tránh một cuộc đại phẫu khả dĩ giải quyết khủng hoảng nợ công của Hi Lạp. Kết quả là cho đến nay cuộc khủng hoảng đó chỉ được kéo dài thêm một cách vô vọng. MỌI CHUYỆN BẮT ĐẦU TỪ NĂM 2010 Đó là thời điểm ra đời chương trình cứu trợ đầu tiên cho Hi Lạp. Để cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ, các nước khu vực Euro đứng ra bảo lãnh các khoản vay tín dụng của Athens. Đó là mẹo lách thỏa thuận một điều khoản quan trọng, vốn được ấn định nhằm loại trừ chính sự nhận trách nhiệm cho nhau trong liên minh tiền tệ. Theo kết quả của nhiều cuộc thăm dò dư luận nội bộ EU, lẽ ra người ta nên dũng cảm từ chối hỗ trợ các chủ nợ là nhà băng tư nhân. Nếu quả thật một vài ngân hàng chao đảo vì nợ xấu thì nhà nước vẫn có thể chi tiền thuế của dân để mua cả hay một phần các ngân hàng đó rồi bơm thêm vốn. Nước Anh đã áp dụng chính sách đó thành công trong khủng hoảng tài chính hiện tại. Thay vào đó, năm 2012 người ta quyết định giảm nợ 50%, cũng vì định bảo vệ các nhà băng khỏi bị mất sạch khoản tiền cho vay - và ngay ngày đó ai cũng lờ mờ nhận ra rằng Hi Lạp thậm chí còn không đủ sức thanh toán một nửa khoản nợ. Song các chính trị gia EU cố tình ép Athens chấp nhận một số chương trình tiết kiệm và cải cách “bất khả thi”. Dĩ nhiên điều đó không làm cho người dân Hi Lạp phấn khởi và nhiệt tình hơn, và đầu năm nay họ bầu một chính phủ mới thiên tả. Cả thủ tướng lẫn bộ trưởng tài chính tương lai đều tranh cử và thắng cử với hứa hẹn giảm nợ gánh nặng tiết kiệm cho nhân dân! Không phải đợi lâu, chính phủ mới lên này góp phần bộc lộ sự hèn nhát của các chính khách châu Âu. Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung 29-6 nhắc lại ngày ấy Athens bền bỉ đòi giảm nợ nhưng không hề nhận được phản hồi từ khu vực Euro, chỉ vì ai cũng ngại phản ứng trước các cử tri nước mình: Ở thời điểm ấy, không ai dám thú nhận với dư luận trong nước là các gói cứu trợ tiền tỉ đều bị đổ ra sông ra suối cả rồi. THẾ GIỚI RUN RẨY ĐỢI Ngày cuối tuần trước 5-7 chứng kiến sự tấp nập bất thường tại các nhà băng lớn. Tờ Die Welt 28-6 thông báo về các trung tâm tư vấn qua mạng của Citibank và Bank of America Merrill Lynch nhằm trấn an khách hàng trước hậu quả tiềm năng từ Hi Lạp. Ý chính là các thị trường phải chuẩn bị đối phó với bão tố sắp nổi lên. Không chỉ ở Hi Lạp mọi cây rút tiền đều cạn, mà tình trạng tương tự đã xảy ra ở Ecuador và Argentina. “Thật khó lòng mong đợi chút gì tích cực từ cuộc trưng cầu ý dân này” - Die Welt trích lời Gilles Moec, chiến lược gia của Bank of America Merrill Lynch. Các đồng nghiệp của ông ở Citibank cũng chia sẻ cái nhìn bi quan, chuyện Hi Lạp rời khỏi khu vực Euro sẽ gây ảnh hưởng toàn cầu. “Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên nếu chỉ số chứng khoán quan trọng nhất ở Đức (DAX) sáng 29-6 rớt 400-500 điểm” - ông Joachim Goldberg, chủ tịch Công ty Der Goldberg + Goldberg và chuyên gia của Behavioral Finance, người phân tích tâm lý các chủ thể thị trường tài chính từ hơn 30 năm, phát biểu với Die Welt. Nhưng ngay cả khi cử tri Hi Lạp - trái với lời kêu gọi công khai của Thủ tướng Tsipras và một số bộ trưởng khác - đồng ý với đòi hỏi cải cách của các chủ nợ, thì không vì thế mà sự khôn lường chính trị ở đất nước rối ren ấy giảm đi đáng kể. “Khó có thể hình dung là Chính phủ Hi Lạp đương nhiệm sẽ thực thi một chương trình mà chính họ đang tiến hành chiến dịch phản đối” - một chiến lược gia hàng đầu của Deutsche Bank là George Saravelos nói công khai với Die Welt 28-6. Bộ Ngoại giao Đức khuyến cáo du khách đến Hi Lạp nên mang theo đủ tiền mặt, bắt đầu từ ngày 29-6 mỗi thẻ ATM trong nước chỉ được rút từ 60-100 euro/ngày. Tags: EurozoneGrexitKhủng hoảng Hi Lạp
Thiếu phôi bằng lái khắp cả nước: Cục Đường bộ mở gói thầu hơn 141 tỉ đồng ĐỨC PHÚ 23/11/2024 Chuyện thiếu phôi bằng lái xe lan ra nhiều tỉnh thành dẫn đến nhiều người dân đã thi đậu vẫn chưa được cấp bằng.
Hai cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục va li, yêu cầu cởi đồ vì nghi lấy 20 triệu HOÀI THƯƠNG 23/11/2024 Hai cô gái chuyên trang điểm cho cô dâu bị một gia đình chú rể ở Tiền Giang giữ lại để kiểm tra va li, đồ đạc và yêu cầu cởi đồ để lục soát chỉ vì bị mất 20 triệu đồng khiến nhiều người bức xúc.
Biến động ở REE: ‘Nữ tướng’ Mai Thanh rời ghế chủ tịch, sếp mới là đại diện quỹ ngoại BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Ông Alain Xavier Cany - đại diện của quỹ ngoại Platinum Victory - trở thành chủ tịch HĐQT mới của REE thay bà Nguyễn Thị Mai Thanh.
Tuyển futsal nữ Việt Nam: Sau ngôi nữ hoàng là giấc mơ World Cup NGUYÊN KHÔI 23/11/2024 Đánh bại tuyển futsal nữ số 1 châu Á Thái Lan để lần đầu bước lên ngôi nữ hoàng khu vực, tuyển futsal nữ Việt Nam thêm tự tin hướng đến việc giành vé dự World Cup nữ futsal 2025.